Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh học 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh học 7 Đề bài I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. Hãy sắp xếp các đặc điểm của chim bồ câu (lớp chim) và thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) tương ứng với từng đại diện của mỗi lớp rồi ghi vào cột kết quả.
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Các bộ phận của hệ hô hấp ở chim bồ câu là: A. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí B. Khí quản và 9 túi khí C. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi D. Cả A, B và C 2. Bộ thú nào sau đây có số lượng loài lớn nhất, chúng không có răng nanh nhưng có răng cửa và răng hàm ? A. Bộ Dơi B. Bộ Ăn sâu bọ C. Bộ Gặm nhấm D. Bộ Ăn thịt 3. Loài chim nào sau đây là nhà vô địch về bay xa (bay đường dài)? A. Chim én B. Chim Hải âu C. Chim Kền kền D. Nhạn biển Bắc cực 4. Người ta thường gặp ếch đồng vào mùa nào trong năm ? A. Cuối xuân, đầu hạ B. Giữa mùa đông C. Cuối mùa thu D. Đầu mùa hạ 5. Đặc điểm để nhận biết lớp cá sụn ? A. Bộ xương bằng chất xương, B. Bộ xương bằng chất sụn C. Khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng, D. Câu B và C 6. Loài nào sau đây thuộc lớp Bò sát có thể nhịn đói trong một thời gian dài ? A. Thằn lằn B. Gấu Bắc cực C. Trăn, rắn D. Lạc đà II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Hãy cho biết tính hằng nhiệt của chim có ưu thế gì so vói tính biến nhiệt ở những động vật biến nhiệt? Câu 2. Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi vói điều kiện sống. Câu 3. a. Thú Móng guốc được chia làm mấy bộ ? Hãy sắp xếp các đại diện sau đây vào đúng bộ của nó: Lợn, tê giác, ngựa, lừa, bò, hưou, lạc đà, voi. b. Nêu đặc điểm cấu tạo đặc trưng của thú Móng guốc. Lời giải chi tiết I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. 1. a, c, e, k, i, n, q, r. 2. b, d, g, h, i, m, o, p. Câu 2.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Tính hằng nhiệt của chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở những động vật biến nhiệt: - Tính hằng nhiệt có ưu thế hơn hẳn tính biến nhiệt ở chỗ, con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường - Khi thời tiết quá lạnh, con vật không phải ở trạng thái ngủ đông hoặc trú đông như ở lưỡng cư, bò sát. - Cường độ dinh dưỡng (phụ thuộc vào nhiệt độ) sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Câu 2. Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống: - Bộ lông mao dày xốp: Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể - Chi trước ngắn: Dùng để đào hang - Chi sau dài khoẻ: Bật nhảy xa giúp thỏ chạy trốn nhanh khi bị rượt đuổi - Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: Thăm dò thức ăn hoặc môi trường - Tai rất thính, vành tai dài lớn và cử động được: Dùng để định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù - Mắt có mi mắt cử động được, có lông mi: Bảo vệ mắt, làm màng mắt không bị khô. Câu 3. a. Thú móng guốc được chia làm 3 bộ: Bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ, bộ Voi. + Bộ Guốc chẵn: Lợn, bò, hươu, lạc đà + Bộ Guốc lẻ: Tê giác, ngựa, lừa + Bộ Voi: Voi b. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng của thú Móng guốc: - Đặc điểm: Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối ngón chân có guốc. + Guốc chẵn: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau. + Guốc lẻ: chỉ có một ngón chân giữa phát triển hơn. + Bộ Voi: có 5 ngón, guốc nhỏ. HocTot.XYZ
|