Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Sinh học 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Sinh học 11 Đề bài Câu 1. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ? (1) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người (2) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật. (3) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào. (4) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển. (5) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng A. 1,2,4 B. 1,3,5 C. 1,3,4 D. 1,4,5 Câu 2. Ngay sau bữa ăn chính, nếu tập thể dục thì hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sẽ giảm do nguyên nhân nào sau đây? A. Tăng tiết dịch tiêu hoá B. giảm lượng máu đến cơ vân C. tăng cường nhu động của ống tiêu hoá D. giảm lượng máu đến ống tiêu hoá Câu 3. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất A. Phổi của chim B. Phổi của bò sát C. Da của giun đất D. Phổi và da của ếch nhái Câu 4. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn A. Ngựa, thỏ, chuột B. Trâu, bò, cừu, dê C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò D. Ngựa,thỏ, chuột, cừu, dê Câu 5. Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí ? A. Trai sông B. cào cào C. giun đất D. thuỷ tức Câu 6. Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng A. Tiêu hóa hóa học chủ ỵếu diễn ra ở dạ dày cơ. B. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non. C. Vừa có tiêu hóa nội bào vừa cớ tiêu hóa ngoại bào. D. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học. Câu 7. Các loài thân mềm sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào? A. Hô hấp bằng phổi B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 8. Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí (1) diện tích bề mặt lớn (2) mỏng và luôn ẩm ướt (3) có rất nhiều mao mạch (4) có sắc tố hô hấp (5) dày và luôn ẩm ướt Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ? A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (4), (5) D. (1), (3), (5) Câu 9. Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim? A. Pha giãn chung (0,4s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1 s). B. Pha co tâm nhĩ (0.ls) → pha co tâm thất (0.3s) → pha giãn chụng (0,4s). C. Pha co tâm nhĩ (0,ls) → pha giãn chung (0,4s) → pha tâm thất (0,3s). D. Pha co tám thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s). Câu 10. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi truờng được thực hiện qua da A. Giun đất. B. Châu chấu C. Chim bồ câu D. Cá chép Câu 11. ở thủy tức, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức A. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào B. tiêu hoá nội bào C. Tiêu hoá ngoại bào D. Tiêu hoá nội bào và ngoại bào. Câu 12. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? A. Tôm B. Chim bồ câu C. Giun đất D. Cá chép Câu 13. Động mạch phổi ở người A. xuất phát từ tâm thất trái đi đến phổi. B. xuất phát từ phổi và mang máu về tim tại tâm thất phải, C. xuất phát từ tâm thất phải đi đến phổi. D. xuất phát từ phổi và mang máu đi nuôi cơ thể. Câu 14. Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng túi? A. Giun đất B. Cừu. C. Trùng giày D. Thủy tức. Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tuần hoàn máu ở động vật? A. hệ tuần hoàn kín, vận tốc máu cao nhất là ở động mạch và thấp nhất là ở tĩnh mạch. B. Trong hệ dần truyền tim, nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện C. Ở cá sấu có sự pha trộn máu giàu O2 với máu giàu CO2 ở tâm thất. D. Ở hệ tuần hoàn kín, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất là ở mao mạch. Câu 16. Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu A. Dạ cỏ→Dạ múi khế→Dạ lá sách→ Dạ tổ ong. B. Dạ cỏ→ Dạ tổ ong→Dạ lá sách→Dạ múi khế. C. Dạ cỏ→Dạ lá sách→Dạ múi khế → Dạ tổ ong. D. Dạ cỏ→Dạ lá sách→ Dạ tổ ong→Dạ múi khế. Câu 17. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào? A. Nút xoang nhĩ → Bó his → Hai tâm nhĩ → Nút tâm thất → Mạng Puockin, làm các tâm nhĩ, tâm thất co. B. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Mạng Puockin → Bó his, làm các tâm nhĩ, tâm thất co. C. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó his → mang Puockin, làm tâm nhĩ, tâm thất co. D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất→ bó his → mạng puockin, làm các tâm nhĩ, tâm thất co. Câu 18. Khi nói về đặc điểm và hoạt động của hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. ở cá, sau khi trao đổi khí ở mao mạch mang, máu trực tiếp theo động mạch lưng đi nuôi cơ thể nên máu đỏ tươi II. ở lưỡng cư, tim có 3 ngăn nên máu đi nuôi cơ thể là máu có pha trộn máu giàu O2 và giàu CO2. III. ở chim và thú, máu động mạch luôn giàu O2 nên máu đỏ tươi IV. vòng tuần hoàn kín đơn có ở cá; tuần hoàn kín kép có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 19. Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường , có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo oxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo oxi hơn máu trong động mạch chủ A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 20. Động vật nào dưới đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể? A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C. Giun đất. D. Châu chấu. Câu 21. Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở. II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch. IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 22. Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào? A. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể. B. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang. C. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi. Câu 23. Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn? A. Ngựa B. Thỏ C. Bò D. Chuột Câu 24. Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giun đất và châu chấu đều có hệ tuần hở. B. Ở cá tim 2 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. C. Ở người, khi tim co máu giàu O2 sẽ được đẩy từ tâm thất trái vào tĩnh mạch chủ đi nuôi cơ thể. D. Ở bò sát có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu không pha trộn. Câu 25. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co V. Huyết áp giảm dần từ động mạch →tĩnh mạch →mao mạch VI. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như : khối lượng máu ; độ quánh của máu ; độ đàn hồi của mạch máu .. A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 26. Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột D. Ếch đồng Câu 27. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai? A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim. B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi. C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ. Câu 28. Tại sao vận tốc máu trong mao mạch lại chậm hơn ở động mạch ? A. Đường kính của mỗi mao mạch nhỏ hơn đường kính của mỗi động mạch. B. Thành các mao mạch mỏng hơn thành động mạch. C. Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn nhiều so với tiết diện của động mạch. D. Thành mao mạch có cơ trơn làm giảm vận tốc máu trong khi thành động mạch không có. Câu 29. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự khác biệt giữa ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật: (1) Thú ăn thịt thường có dạ dày to hơn. (2) Thú ăn thịt có ruột già ngắn hơn. (3) Thú ăn thực vật thường có manh tràng dài hơn. Phương án trả lời đúng là: A. (1) B. (1) và (2) C. (2) và (3). D. (3). Câu 30. Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). Nhận định nào là sai? A. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ giảm trong mỗi chu kỳ tim. B. Tim phải giảm hoạt động trong một thời gian dài nên gây suy tim. C. Huyết áp giảm. D. Nhịp tim cuả bệnh nhân tăng. Câu 31. Trao đổi khí bằng hệ thống túi khí là hình thức hô hấp của A. giun đất. B. châu chấu. C. ếch nhái. D. chim. Câu 32. Hệ tuần hoàn hở thường chỉ phù hợp với động vật có kích thước nhỏ và hoạt động ít vì A. kích thước tim nhỏ hoạt động yếu. B. tốc độ dòng máu chậm, áp lực máu thấp. C. nhu cầu năng lượng của chúng thấp. D. hệ tuần hoàn hở không có mao mạch. Câu 33. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Sự điều hoà đường huyết do hoocmôn insulin và glucagon quy định. B. Sau khi lao động nặng, thể dục thể thao kéo dài thì đường huyết tăng. C. Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ tăng cảm giác khát nước. D. Ăn mặn kéo dài dễ dẫn đến bị bệnh cao huyết áp. Câu 34. Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn? A. Bò B. Thỏ C. Ngựa D. Sư tử Câu 35. Nồng độ glucose trong máu được giữ ổn định nhờ tác dụng của bao nhiêu loại hormone trong số những loại hormone sau đây? I. Insulin II. Glucagon III. Andosteron IV. Adrenalin V. Cooctizôn A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 36. Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua mang? A. Giun tròn. B. Sư tử C. Cua. D. Ếch đồng. Câu 37. Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0. B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH. C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH. D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH. Câu 38. Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa? A. Cá chép. B. Gà. C. Trùng biến hình. D. Giun đất Câu 39. Khi sử dụng thức ăn có chứa các chất định dưỡng cần thiết cho cơ thể, thì hệ tiêu hóa có chức năng chính là tiết ra các enzim tiêu hoá giúp cho cơ thì hấp thụ định dưỡng. Trong đó, dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây? A. Protein B. Tinh bột chín C. Lipit D. Tinh bột sống. Câu 40. Cho hình sau về sự khác biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Ở tim của nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa dòng máu giữa O2 và dòng máu giàu CO2? A. Cá xương, chim, thú B. Bò sát (trừ cá sấu), chỉm, thú. C. Lưỡng cư, thú D. Lưỡng cư, bò sát, chim Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Các ý đúng là: (1),(2),(3),(5) Ý (4) sai vì thú ăn động vật manh tràng không phát triển Chọn B Câu 2 Ngay sau bữa ăn chính nên ta tập thể dục thì hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sẽ giảm do lượng máu tới cơ quan tiêu hoá giảm Chọn D Câu 3 Phổi của chim là cơ quan hô hấp hiệu quả nhất (ở trên cạn) Chọn A Câu 4 Trâu, bò, cừu, dê là những động vật nhai lại, có dạ dày 4 ngăn Chọn B Câu 5 Cào cào trao đổi khí bằng hệ thống ống khí Trai sông : qua mang Giun đất, thuỷ tức : qua bề mặt cơ thể Chọn B Câu 6 Phát biểu đúng là D, A sai, ở dạ dày cơ chủ yếu tiêu hoá cơ học B sai, tiêu hoá hoá học diễn ra ở cả dạ dày tuyến và ruột non, ở ruột non chủ yếu là hấp thụ chất dinh dưỡng C sai, chỉ có tiêu hoá ngoại bào Chọn D Câu 7 Các loài thân mềm sống trong nước hô hấp bằng mang Chọn C Câu 8 Hiệu quả trao đổi khí liên quan tới (1), (2), (3), (4) (5) sai, bề mặt trao đổi khí phải mỏng Chọn A Câu 9 Chọn B Câu 10 Giun đất trao đổi khí qua da Châu chấu trao đổi khí qua ống khí Chim bồ câu trao đổi khí qua phổi Cá chép trao đổi khí qua mang Chọn A Câu 11 Thủy tức có hệ tiêu hóa dạng túi, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào Chọn D Câu 12 Chim bồ câu có hệ tuần hoàn kép Chọn B Câu 13 Động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải dẫn máu lên phổi trao đổi khí Chọn C Câu 14 Thủy tức có cơ quan tiêu hóa dạng túi Chọn D Câu 15 Phát biểu đúng về tuần hoàn máu ở ĐV là: B A sai vì vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch C sai vì cá sấu có tim 4 ngăn nên không có sự pha trộn máu D sai vì huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ Chọn B Câu 16 Chọn B Câu 17 Hệ dẫn truyền tim : Chọn D Câu 18 Các phát biểu đúng là: I, II, IV Ý III sai vì động mạch phổi chứa máu nghèo oxi Chọn D Câu 19 Các phát biểu đúng là: I,II,IV Ý III sai vì máu trong tâm nhĩ trái là từ phổi về giàu oxi Chọn A Câu 20 Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể Chọn C Câu 21 Xét các phát biểu: I sai, VD: giun đất có hệ tuần hoàn kín II sai, cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở mao mạch III sai, máu trong động mạch phổi nghèo oxi IV đúng Chọn D Câu 22 Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi nên nồng độ khí CO2 khi thở ra sẽ cao hơn khi hít vào Chọn C Câu 23 Bò có dạ dày 4 ngăn (loài nhai lại) Chọn C Câu 24 A sai, giun đất có hệ tuần hoàn kín B đúng C sai, máu từ tâm thất trái đổ vào động mạch chủ D sai, ở bò sát (trừ cá sấu) thì tim có vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn nên máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha Chọn B Câu 25 Các phát biểu đúng là: I,III,VI II sai, vận tốc tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện IV sai huyết áp tâm thu là lúc tim co, huyết áp tâm trương tương ứng với lúc tim dãn V sai, huyết áp giảm dần động mạch →mao mạch →tĩnh mạch Chọn C Câu 26 Châu chấu hô hấp qua hệ thống ống khí Chọn A Câu 27 A – đúng B – sai, khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch chủ. C- đúng D- đúng Chọn B Câu 28 Vì tổng tiết diện của mao mạch rất lớn. Chọn C. Câu 29 (1) sai, thú ăn thịt có dạ dày nhỏ hơn vì thức ăn của chúng nhiều dinh dưỡng nên không ăn nhiều như thú ăn thực vật (2),(3) đúng Chọn A. Câu 30 Van nhĩ thất bị hở làm cho khi tâm thất co làm máu tràn lên tâm nhĩ dẫn tới các hậu quả: + Lượng máu đổ vào động mạch giảm + Huyết áp giảm: ban đầu tim co bóp nhiều làm nhịp tim tăng, huyết áp không đổi sau một thời gian tim bị suy nên huyết áp giảm + Nhịp tim tăng để đủ máu đi nuôi cơ thể Giải thích sai là B, tim hoạt động nhiều hơn dẫn đến suy tim Chọn B Câu 31 Hệ hô hấp ở chim có hệ thống túi khí Chọn D Câu 32 Hệ tuần hoàn hở thường chỉ phù hợp với động vật có kích thước nhỏ và hoạt động ít vì tốc độ dòng máu chậm, áp lực máu thấp Chọn B Câu 33 Nhận định sai là D, ăn mặn không trực tiếp gây ra bệnh cao huyết áp Vì ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào với ion natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào các tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào , tăng trương lực cơ thành mạch,gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Chọn D Câu 34 Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn Chọn A Câu 35 Andosteron không có tác dụng điều hòa nồng độ glucose Chọn C Câu 36 Cua trao đổi khí với môi trường thông qua mang Chọn C Câu 37 Phát biểu đúng là B A sai, pH của máu người từ 7,35 – 7,45 C sai, khi cơ thể vận động mạnh, máu chứa nhiều CO2 → giảm pH D sai, giảm nồng độ CO2 làm pH tăng Chọn B Câu 38 Trùng biến hình tiêu hoá nội bào, chưa có cơ quan tiêu hoá, chỉ có bào quan tiêu hoá Chọn C Câu 39 Dịch mật có tác dụng quan trọng trong tiêu hoá và hấp thụ lipit Chọn C Câu 40 Ở các động vật có tim 4 ngăn như chim, thú, cá sấu thì không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2; và tim 2 ngăn như ở cá xương bò sát tim có 3 ngăn, vách ngăn tâm thất không hoàn toàn; lưỡng cư tim có 3 ngăn Chọn A HocTot.XYZ
|