Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 4 - Vật lí 10

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 4 - Vật lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật

B. Động lượng của một vật là một đại lượng vecto

C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng

D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật

Câu 2: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.

D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Câu 3: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

A. Vật đang chuyển động tròn đều

B. Vật được ném ngang

C. Vật đang rơi tự do

D. Vật chuyển động thẳng đều

Câu 4: Động năng của vật tăng gấp đôi khi

A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi

B. m không đổi, v tăng gấp đôi

C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa

D. m không đổi, v giảm còn một nửa.

Câu 5: Chất m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\overrightarrow F \). Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:

A. \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F .m\)               B. \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F .t\)

C. \(\overrightarrow p  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)                    D. \(\overrightarrow p  = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)

Câu 6: Một lực \(\overrightarrow F \) không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) theo hướng của lực \(\overrightarrow F \). Công suất của lực \(\overrightarrow F \) là

A. \(F.v\)                     B. \(F.{v^2}\)

C. \(F.t\)                      D. \(F.v.t\)

Câu 7: Tại thời điểm t0 = 0, một vật m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2s có

 

A. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

B. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

C. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

D. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

Câu 8: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

A. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{{p^2}}}{{2m}}\)                B. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2{p^2}}}{m}\)

C. \({{\rm{W}}_d} = \frac{{2m}}{{{p^2}}}\)                D. \({{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\)

Câu 9: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?

A. Động năng             B. Thế năng

C. Trọng lượng           D. Động lượng

Câu 10: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:

A. Bằng hai lần vật thứ hai

B. Bằng một nửa vật thứ hai

C. Bằng vật thứ hai

D. Bằng một phần tư vật thứ hai

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc là 1m/s. Tính vận tốc v1?

Câu 2: Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Hãy tính:

a) Động năng, thế năng, cơ năng của hòn bi tại lúc ném.

b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được.

c) Tìm vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng.

Lời giải chi tiết

Phần I: Trắc nghiệm

1. C

2. C

3. D

4. .A

5. B

6. A

7. C

8. A

9. B

10. C

Câu 1:

C sai vì đơn vị của động lượng là kg.m/s hoặc N.s còn đơn vị của năng lượng là J

Chọn C

Câu 2:

Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng. Trong quá trình chuyển động của vật từ dưới lên, trọng lực luôn hướng ngược chiều chuyển động nên nó là lực cản, do đó trọng lực sinh công âm.

Chọn C

Câu 3:

Vật chuyển động thẳng đều thì \(\overrightarrow v \) không đổi => động lượng của vật không đổi

Chọn D

Câu 4:

Ta có: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

→ động năng tăng gấp đôi khi m giảm một nửa, v tăng gấp đôi.

Chọn A

Câu 5:

Ta có: \(\overrightarrow {\Delta p}  = \overrightarrow F .\Delta t\)

Ban đầu vật có v0 = 0, sau thời gian t, vật có vận tốc v \( \Rightarrow \overrightarrow p  = \overrightarrow F .t\)

Chọn B

Câu 6:

Công suất của lực \(\overrightarrow F \) là \(\overrightarrow P  = \overrightarrow F .\overrightarrow v  = F.v\left( {\alpha  = {{90}^0}} \right)\)

Chọn A

Câu 7:

Véctơ vận tốc của vật trong chuyển động rơi tự do sau 2 giây có

+ Độ lớn v = g.t = 10.2 = 20 m/s.

+ Phương chiều: thẳng đứng từ trên xuống dưới

Vậy ta xác định được động lượng của vật sau 2 giây

+ Độ lớn: p = m.v = 0,5.20 = 10 kg.m/s

+ Phương chiều động lượng cùng phương cùng chiều với vận tốc của vật nên có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

Chọn C

Câu 8:

Ta có:

+ Động lượng: p = mv

+ Động năng: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

=> \({{\rm{W}}_d} = \frac{{{p^2}}}{{2m}}\)

Chọn A

Câu 9:

Đại lượng phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường là thế năng

Chọn B

Câu 10:

Thế năng của vật 1 có giá trị là: \({{\rm{W}}_{t1}} = mg.2h = 2mgh\)

Thế năng của vật 1 có giá trị là: \({{\rm{W}}_{t1}} = 2mg.h = 2mgh\)

=> Thế năng vật 1 bằng thế năng vật 2

Chọn C

Phần II: Tự luận

Câu 1:

Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc => 2 vật va chạm mềm.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai vật

Gọi \({v_1},{v_2},V\) lần lượt là vận tốc của vật 1, vật 2 và của 2 vật sau va chạm. Ta có:

\({m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)V\)

\( \Rightarrow V = \frac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} \Leftrightarrow 1 = \frac{{m{v_1} + 2m.0}}{{m + 2m}} \Leftrightarrow {v_1} = 3m/s\)

Câu 2:

Gọi A là vị trí ném: vA = 8 m/s, zA = 8 m

a) Động năng của vật tại lúc ném là: WđA = 0,5.m.vA2 = 0,5.0,2.82 = 6,4 J

Thế năng của vật tại lúc ném là: WtA = m.g.zA = 0,2.10.8 = 16 J.

Cơ năng của vật tại vị trí ném:

WA = WđA + WtA = 6,4 + 16 = 22,4 J

b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được là h = hmax.

Tại độ cao cực đại, hòn bi có v = 0 nên Wđ = 0, Wt = m.g.hmax = 2hmax

Cơ năng được bảo toàn nên: mghmax = WA ⇒ hmax = 22,4/2 = 11,2 m.

c) Vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng là vị trí B.

Ta có: WdB = WtB và WdB + WtB = WB = WA (bảo toàn cơ năng)

⇒ 2WtB = WA ⇔ 2.m.g.hB = 22,4 ⇒ hB = 5,6 m.

Vậy vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng cách mặt đất 5,6m.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close