Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 20 - Học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 20 - Học kì 2 - Sinh học 9 Đề bài I. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm) hoàn thành bảng sau về ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng :
Câu 2 (2,5 điểm) Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào ? II. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất : 1. Giới hạn sinh thái là gì ? A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. 2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào? A. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian. B. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian. C. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian. D. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian. 3. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với hình thái thực vật như thế nào? A. Chí biến đổi về hình thái. B. Biến đổi về hình thái rõ hơn về sinh lí. C. Biến đổi về sinh lí rõ hơn về hình thái. D. Chỉ biến đổi về sinh lí. 4. Đặc điểm hình thái của cây ưa ẩm chịu bóng sống ở rừng ẩm là A. Phiến lá mỏng, rộng bản, màu xanh sẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển. B. Phiến lá dày, rộng bản, màu xanh sẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển. C. Phiến lá mỏng, hẹp bản, màu xanh sẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển D. Phiến lá mỏng, rộng bản, màu xanh nhạt, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển. 5. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. 6. Ví dụ nào sau đây là quần thể ? A. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. B. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới. C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đống bắc việt nam. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. 7. Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể ? A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài. B. Các cá thê trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định, C. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới. 8. Tăng dân số quá nhanh không dẫn đến những trường hợp nào dưới đây ? A. Năng suất lao động tăng. B. Ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, chậm phát triển kinh tế. C. Thiếu nơi ở; thiếu lương thực. D. Thiếu trường học, bệnh viện. 9. Những đặc trưng có ảnh hưởng rất lởn tới chất lượng cuộc sống của con người các chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tầng, giảm dân số. B. Thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số. C. Tỉ lệ giới tính, sự tảng, giảm dân số. D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. 10. Những chỉ số thuộc về đặc điểm thành phần loài trong quần xã là A. Loài đặc trưng, loài nguyên sinh. B. Loài đặc trưng, loài ưu thế. C. Loài ngụ cư, loài ưu thế. D. Loài đặc trưng, loài ngụ cư. Lời giải chi tiết I . Phần tư luận (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm) Quần thế là tổ chức sống của các cá thể cùng loài, trong khi quần xã là tổ chức của nhiều quần thế sinh vật. Quần thể sinh vật có các đặc trưng như : đặc trưng vể số lượng các cá thể trong quần thể, đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể... trong quần thể. Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
HocTot.XYZ
|