Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 1 - Sinh học 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 1 - Sinh học 7 Đề bài I.TRẨC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở: A. Gan B. Tuỵ C. Thành ruột D. Câu A và B đúng Câu 2. Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào? A. Cơ thể hình trụ B. Thuôn hai đầu C. Sống kí sinh hay tự do D. Không có đốt Câu 3. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào sau đây? A. Có chân giả B. Có diệp lục C. Có thành xenlulôzơ D. Câu B, C đúng Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là đúng với sán dây? A.Đầu sán nhỏ, có giác bám B. Ruột phát triển và dài 8 - 9m C. Các đốt cuối cùng đều mang 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính D. Kí sinh ở máu Câu 5. Trùng sốt rét có kích thước A. Lớn hơn hồng cầu B. Bé hơn hồng cầu C. Bằng tiểu cầu D. Câu B. C đúng Câu 6. Giun đũa kí sinh ở đâu trong cơ thể người ? A. Túi mật B. Ruột non C. Hậu môn D. Tá tràng Câu 7. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ ? A. Vì máu mang sắc tố đỏ B. Vì máu chứa hồng cầu C. Vì máu mang sắc tố chứa sắt (Fe) D. Câu A và C đúng Câu 8. Động vật nguyên sinh nào sau đây có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể ? A. Trùng roi xanh B. Trùng biến hình C. Trùng giày D. Trùng lỗ II.TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp ? Câu 2. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét về các đặc điểm như bảng dưới đây:
Lời giải chi tiết II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp: Giun dẹp dù sống kí sinh hay tự do đều có chung những đặc điểm như: - Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên - Phân biệt đầu đuôi, lưng bụng - Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. - Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
Câu 3. * Tế bào gai: - Tế bào hình túi, có gai cảm giác ở phía ngoài. - Có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong. - Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. *Ý nghĩa: Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi bắt được mồi, lập tức các tế bào gai ở tua miệng phóng chất độc và làm tê liệt con mồi. HocTot.XYZ
|