Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 1 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 1 - Sinh học 9 Đề bài I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1 . Hãy ghép các nội dung ở cột B tương ứng với cột A rồi ghi vào phần trả lời:
Câu 2 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Quy luật phân li độc lập đã giải thích được: A. Mỗi cặp tính trạng do một nhân tố di truyền quy định B. Sự xuất hiện đa dạng của các biến dị tổ hợp ở loài giao phối C. Cơ chế di truyền của các tính trạng. D. Cả 3 câu A,B và C đều đúng. 2. Ở ruổi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giam đang ở kì sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đỏ bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 3. Ở đậu hà lan quở màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Cho lai giống đậu hà lan quà màu lục (dị hợp tử) với giống đậu hà lan quà màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là: A. Toàn quả màu lục B. 1 quả lục : 1 quả vàng C. 3 quả màu lục : 1 quả vàng D. 3 quả vàng : 1 quả lục II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1 . Thế nào là lai phân tích? Nêu các điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li. Câu 2 . a) vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung thể hiện ở những điểm nào? b) một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: -G-T-G-X-T-A-G-T-A- hãy viết đoạn mạch bổ sung với nó. Câu 3 . Nêu bản chất của mối quan hệ gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen (ADN) ARN prôtein tính trạng Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1.
Câu 2 .
II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1 .Khái niệm lai phân tích: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. * Các điều kiện nghiệm đúng: - thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. - tính trạng trội phải trội hoàn toàn - tính trạng do 1 gen qui định. - số cá thể con lai thu được phải đủ lớn. Câu 2 . ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù - ADN có cấu tạo đa dạng là do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) - ADN đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. * Hệ quả của NTBS: - Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau theo NTBS, trong đó A liên kết với T còn G liên kết với X. Do NTBS của từng cặp nuclêôtit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia. - A = T, G = X - A + G = T + X - tỉ sổ (A + T)/(G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài. * trình tự sắp xếp như sau: - X-A-X-G - A-T -X -A-T- Câu 3 . - Nêu bản chất của mổi quan hệ gen và tính trạng Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin cấu thành prôtein và biểu hiện thành tính trạng. Như vậy gen qui định tính trạng. HocTot.XYZ
|