Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 2 - Sinh học 9 Đề bài I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. trong một ngày, ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng dần từ sáng đến trưa B. Giảm dần từ trưa đến tối. C. Câu A và B. D. Không thay đổi. Câu 2 . Trong các tập hợp sinh vật dưới đây, tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể? A. Các con chó nuôi trong nhà. B. Các cá thể tôm sống trong hồ. C. Các con chó sói trong rừng D. Các cây lúa trên cánh đồng lúa Câu 3 . Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai ở F1? A. AA × aa B. Aa × Aa C. AaBb × aabb D. AABB × aabb. Câu 4. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài ? A. Cáo ăn gà B. nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau, C. Chim ăn sâu D. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm. Câu 5. Cho chuỗi thức ăn còn chỗ trống sau: Cỏ →.... → hổ → vi sinh vật. Cá thể nào sau đây điền vào chỗ trống (....)là hợp lý? A. Thỏ B. dê C. Bò D. Cả A, B và C Câu 6. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khổng chế bởi số lượnghổ, đó là ví dụ về mối quan hệ: A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh. Câu 7. môi trường sống của sinh vật là: A. Tất cả những gì có trong tự nhiên. B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. D. Tất cả yếu tổ bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật Câu 8. Phép lai nhằm mục đích sử dụng ưu thế lai của con lai F1 (thông thường đối với vật nuôi) là phép lai nào? A. lai kinh tế B. Lai khác dòng C. Lai khác thứ D. Câu A, B và C. II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống của các quần thể sinh vật, người ta lập biểu đồ sau đây: a. Hãy cho biết ý nghĩa của biểu đồ trên b. Gọi tên của các giá trị nhiệt độ: A, B, C, D, E, F, khoảng AE và khoảng BF . Câu 2 . Ọuan sát các hiện tượng sau đây: - Nhện bắt ruồi - Dây tơ hồng quấn trên cây bụi - Dê núi và hươu, nai tranh nguồn thức ăn cỏ. - Sán lá sống trong gan của trâu, bò - Rắn bắt chuột - Cây mọc theo nhóm ở cùng một loài - Vi khuẩn lam sống cùng với bèo hoa dâu - Rễ của các cây cùng loài khi mọc kết nối lại với nhau - Các con sói tranh nhau nguồn thức ăn cùng tìm được Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái phù hợp. Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. a. ý nghĩa của biểu đồ: Biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa tốc độ phát triển của loài I và II theo các giá trị khác nhau của nhiệt độ môi trường. b. Gọi tến các giá trị nhiệt độ: A: giới hạn dưới về nhiệt độ của loài I B: giới hạn dưới về nhiệt độ của loài II C: điểm cực thuận về nhiệt độ của loài I D: điểm cực thuận về nhiệt dộ của loài II E: giới hạn trên về nhiệt độ của loài I F: giới hạn trên về nhiệt độ của loài II Khoảng AE: giới hạn chịu đụng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài I. Khoảng BF: giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài II. Câu 2 . a. Quan hệ hỗ trợ cùng loài: - Cây mọc theo nhóm ở cùng một loài - Rễ của các cây cùng loài khi mọc kết nổi lại với nhau b. Ọuan hệ cạnh tranh cùng loài: - Các con sói tranh nhau nguồn thức ăn cùng tìm được c. quan hệ cộng sinh: vi khuẩn lam sổng cùng với bèo hoa dâu d. Quan hệ cạnh tranh khác loài: dê núi và hươu, nai tranh nguồn thức ăn cỏ. e. Quan hệ ký sinh, nửa ký sinh: - sán lá sống trong gan của trâu, bò - dây tơ hồng quấn trên cây bụi g. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: - nhện bắt ruồi - rắn bắt chuột HocTot.XYZ
|