Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 6 - Đề số 6 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 6 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo các nội dung sau : thời gian, địa điểm phát hiện dấu tích, công cụ. Câu 2. Theo em, kĩ thuật mài đá (rìu mài) và đỗ gốm ra đời có ý nghĩa gì? Câu 3. Trình bày những điểm mới về đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn - Hạ Long. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Phương pháp: sgk trang 22-29, suy luận. Cách giải:
Câu 2. Phương pháp: sgk trang 28, 29, suy luận. Cách giải: - Kĩ thuật mài đá (rìu đá) và đồ gốm ra đời có ý nghĩa to lớn: chứng tỏ trình độ chế tác công cụ, đồ dùng của người nguyên thủy thời kì Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long ngày càng phong phú, đa dạng và tiến bộ. Công cụ sản xuất được cải tiến đã tác động đến sản xuất. Họ biết trồng trọt và chăn nuôi. Con người đã tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết. - Kĩ thuật mài đá (rìu đá) và làm đồ gốm ra đời là những phát minh quan trọng, vì đó là điểm xuất phát của mọi sự đổi mới sau này. Câu 3. Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long có những điểm mới là: - Về công cụ lao động: từ kĩ thuật ghè đẽo thô sơ đã biết mài nhẵn đá, tạo ra nhiều công cụ lao động sắc bén, dễ làm. Ngoài ra, còn dùng các nguyên liệu khác (tre, gỗ, xương, sừng) để làm công cụ. - Về cách sản xuất: xuất hiện nhiều nghề mới. Từ săn bắt, hái lượm, con người đã biết trồng trọt, chăn nuôi nguyên thuỷ và làm đồ gốm (dùng đất sét, nhào nặn thành đồ đựng, đem nung cho khô cứng). Tác dụng: tạo ta nhiều loại hình công cụ lao động, dễ làm, năng suất cao, tạo ra nhiều thức ăn. - Về nơi ở: ngoài hang động, mái đá, còn biết làm các túp lều lợp cỏ, lá cây để ở. Tác dụng: cuộc sống ổn định hơn. HocTot.XYZ
|