Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 10 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia? A. Đạo Phật. B. Ấn Độ giáo. C. Đạo Hin-đu. D. Đạo Ki-tô. Câu 2. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì? A. Thời kì thịnh đạt. B. Thời kì Bay-on. C. Thời kì hoàng kim. D. Thời kì Ăng-co. Câu 3. Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào? A. 1533. B. 1363. C. 1353. D. 1336. Câu 4. Nhân tố nào sau đây được coi là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Á? A. lãnh thổ rộng, chia cắt bởi những dãy núi. B. gió theo mùa kèm theo mưa nhiều. C. lãnh thổ hẹp, chia cắt bởi rừng nhiệt đới, biển. D. có nhiều thảo nguyên mệnh mông và rộng lớn. Câu 5. Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì? A. Vàng B. Sắt C. Đồng D. Thiếc Câu 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên B. Thế kỉ VII - thế kỉ X C. Thế kỉ X - thế kỉ XIII D. Thế kỉ XIII Câu 7. Sự kiện nào đóng vai trò mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma? A. Vương quốc Pa-gan mạnh lên và tiến hành thống nhất lãnh thổ. B. Dòng vua Gia-va mạnh lên, chinh phục được Xu-ma-tơ-ra. C. Sự giúp đỡ của Đại Việt đối với Mi-an-ma. D. Tiềm lực kinh tế mạnh của vương quốc Mi-an-ma. Câu 8. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái trong thời gian nào? A. nửa sau thế kỉ XVII. B. nửa sau thế kỉ XVIII. C. nửa đầu thế kỉ XVII. D. nửa đầu thế kỉ XVIII. Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là A. Chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc C. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực Câu 10. Nhân tố nào sau đây tạo nền tảng cho sự hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh ở Đông Nam Á? A. Sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. B. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á nhỏ, phân tán trên đia bàn hẹp. C. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á sông chia rẽ, phân tán. D. Nhiều quốc gia cổ Đông Nam Á có sự tranh chấp lẫn nhau. Câu 11. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á? A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển, tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc. B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện giúp tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống con người. C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa, đặc biệt là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc Câu 12. Nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á có nét nổi bật là A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài. Câu 13. Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc Đông Nam Á? A. Phong trào khởi nghĩa của nông dân B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây C. Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước Câu 14. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là A. mường cổ. B. thị tộc. C. bộ lạc. D. nôm Câu 15. Người Khơ-me đã dựa trên chữ viết nào của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình từ thế kỉ VII? A. chữ số La mã. B. chữ A, B, C. C. chữ tượng hình. D. chữ Phạn. Câu 16. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là A. Sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam. B. Sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam. C. Sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam. D. Sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam. Câu 17. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì? A. Champa. B. Chân Lạp. C. Lan Xang. D. Phù Nam. Câu 18. Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX - XV) là A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…) C. Chuyển kinh đô từ Phnôm Pênh về Ăng-co D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc. Câu 19. Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là A. công nghiệp. B. thương nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. nông nghiệp lúa nước. Câu 20. Nội dung nào sau đây không chứng minh cho sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV dến XVII? A. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị và nhà vua chỉ huy quân đội. B. Cuộc sống thanh binh và trù phú với nhiều loại sản vật quý. C. Có quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng và giữ vững độc lập trước sự tấn công của Mi-an-ma. D. Trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Trình bày những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: Xem lại đặc điểm văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia, sgk trang 52. Lời giải: Thời kì đầu, Cam-pu-chia tiếp thu văn hóa Hinđu giáo. Thế kỉ XII, Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia. Chọn A. Câu 2. Phương pháp: Xem lại vương quốc Cam-pu-chia, sgk lịch sử 10, trang 50 Cách giải: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì Ăng-co. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: Xem lại Vương quốc Lào, sgk lịch sử 10, trang 52 Cách giải: Pha Ngừm là người đã có công thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua năm 1353 và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi). Chọn: C Câu 4. Phương pháp: Dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á để trả lời. Cách giải: Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và bị chia cắt nên không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi - đó là gió mùa. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: Xem lại điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á Lời giải: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển. Chọn B. Câu 6. Phương pháp: Xem lại điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á Cách giải: Trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc. Chọn đáp án: B Câu 7. Phương pháp: Xem lại sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Cách giải: Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma. Chọn đáp án: A Câu 8. Phương pháp: Xem lại các giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Cách giải: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại. Chọn đáp án: B Câu 9. Phương pháp: Xem lại các giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Lời giải: Đến cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á khủng hoảng, suy vong. Hầu hết các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay thực dân phương Tây (trừ Xiêm). Chọn A. Câu 10. Phương pháp: Dựa vào sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á để suy luận trả lời. Cách giải: Các đáp án B, C, D là các nhân tố dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Đáp án A: Sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á mới là nhân tố quan trọng tạo cơ sở hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh ở Đông Nam Á. Chọn đáp án: A Câu 11. Phương pháp: Dựa vào sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á để suy luận trả lời. Cách giải: Đáp án A: là đặc điểm của sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma, cũng là điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên và đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các quốc gia cổ đại phương Đông. => Đây không phải là cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Chọn đáp án: A Câu 12. Phương pháp: Dựa vào sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á để trả lời. Cách giải: Văn hóa dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á thời kì phong kiến cũng dần được hình thành, Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo. Chọn đáp án: D Câu 13. Phương pháp: Xem lại giai đoạn khủng hoảng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Lời giải: Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định, dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc Đông Nam Á. Sau khi tìm ra đường biển sang phương Đông, các thương nhân châu Âu lần lượt đến vùng Đông Nam Á. Từ những hoạt động buôn bán và truyền giáo, các nước phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược và lần lượt biến các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa. Chọn B. Câu 14. Phương pháp: sgk trang 52. Cách giải: Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ. Chọn đáp án: A Câu 15. Phương pháp: sgk trang 51. Cách giải: Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ chữ viết riêng của mình gọi là chữ Khơ-me cổ. Chọn đáp án: D Câu 16. Phương pháp: Xem lại khái quát về Vương quốc Lào Lời giải: Nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công: đây là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, chạy dọc từ Bắc vào Nam đất nước. Chọn B. Câu 17. Phương pháp: Xem lại khái quát về Vương quốc Lào Lời giải: Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là Lan Xang - Triệu Voi. Chọn C. Câu 18. Phương pháp: Xem lại khái quát về Vương quốc Campuchia Lời giải: Thời kì phát triển của Vương quốc Campuchia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co. Với những nét nổi bật: - Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. - Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. - Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ sộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. Chọn C. Câu 19. Phương pháp: Xem lại tình hình kinh tế Campuchia thời phong kiến Lời giải: Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là nông nghiệp lúa nước. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ nước và điều phối tưới nước. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14.000 ha chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp cũng có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp. Chọn D. Câu 20. Phương pháp: sgk trang 52, 53, suy luận. Cách giải: Đáp án D: chỉ thời kì Ăng-co - thời kì phát triển thịnh vương của vương quốc Cam-pu-chia. Chọn đáp án: D II. TỰ LUẬN Phương pháp: Xem lại vương quốc Campuchia, sgk trang 50-52. Lời giải: Những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia: * Điều kiện tự nhiên, dân cư: - Đất nước Campuchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ. - Tộc người chiếm đa số là Khơme. * Quá trình phát triển: - Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á. - Từ thế kỉ VI đến VIII, lập nước Chân Lạp. - Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (thời kì Ăng-co huy hoàng) - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến. + Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. + Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X - XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. + Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ xộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. - Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh) => Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau => đất nước suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863). * Văn hóa: rất độc đáo - Có chữ viết riêng từ chữ Phạn. Các bài văn bia ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ. - Văn học dân gian và văn học viết phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người. - Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: tiêu biểu là quần thể Ăng- co Vát và Ăng- co Thom. HocTot.XYZ
|