Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 7

Đề bài

Câu 1. Cơ quan vận chuyển chính của thằn lằn là

A. Dùng 4 chi

B. Thân và đuôi tì vào đất 

C. Dùng vảy sừng

D. Dùng đuôi

Câu 2. Hoạt động hô hấp của thằn lằn

A. Xuất hiện cơ bên sườn

B. Xuất hiện vách ngăn

C. Xuất hiện cơ hoành

D. Xuất hiện phổi

Câu 3. Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có gì khác với lưỡng cư, bò sát

A. Thực quản có diều

B. Có dạ dày cơ

C. Có dạ dày tuyến

D. Cả A, B, C

Câu 4. Thân chim hình thoi có tác dụng

A. Làm giảm lực cản không khí khi bay

B. Giữ nhiệt và làm cho thân chim nhẹ

C. Giúp chim bám chặt khi đậu

D. Phát huy tác dụng của các giác quan

Câu 5. Thỏ kiếm thức ăn vào thời gian nào   

A. Buổi sáng                        B. Buổi tối

C. Buổi chiều                       D. Cả A và B

Câu 6. Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì       

A. Các ngón chân có vuốt

B. Các ngón chân có lông

C. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày

D. Dưới các chân có vuốt

Câu 7. Ghép cột A vào cột B và ghi kết quả vào cột C

Câu 8. Điền vào chỗ trống: động vật, thực vật, thức ăn, kẻ thù

Sự vận động và duy chuyển là đặc điểm cơ bản để phân biệt……(1)………với……(2)………

Nhờ khả năng duy chuyển mà động vật có thể đi tìm…(3)………, băt mồi, tìm môi trường sống thích hợp tìm đối tượng sinh sản và lẫn trốn……(4)……..

Câu 9. Đặc điểm chung của lớp thú

Câu 10. Đặc điểm của bộ dơi và bộ cá voi

Câu 11. Giải thích vì sao trong dạ dày chim và gà thường có sỏi?

Câu 12. Tại sao thân và đuôi của thằn lằn là động lực chính của sự di chuyển? 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

C

D

D

A

C

C

Câu 1 

Cơ quan vận chuyển chính của thằng lằn là : Thân và đuôi tì vào đất

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuối với sự hỗ trợ của chi trước, chỉ sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

Chọn C

Câu 2 

Thằn lằn hô hấp bằng phổi.

Chọn D

Câu 3 

Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có: thực quản, diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến.

Chọn D

Câu 4 

Thân chim hình thoi có tác dụng làm giảm lực cản không khí khi bay.

Chọn A

Câu 5

Thỏ kiếm thức ăn vào ban đêm (SGK Sinh 7 trang 149).

Chọn C

Câu 6 

Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì dưới các ngón chân có nệm thịt dày.

Chân mèo.

Chọn C

Câu 7 

1- B, 2- C, 3- D, 4- A

Câu 8 

1.Động vật, 2. Thực vật, 3. Thức ăn, 4. Kẻ thù

Câu 9 

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm

- Tim 4 ngăn và là động vật hằng nhiệt

Câu 10 

Đặc điểm của Bộ dơi

- Chi trước biến đổi thành da

- Chi sau ngắn hoặc tiêu biến

- Các răng đều nhọn

Đặc điểm của bộ cá voi

- Chi trước biến đổi thành vây bơi

- Chi sau tiêu biến

- Hàm răng không có răng có tầm sừng mỏng

Câu 11 

Dạ dày cơ của chim và gà có hạt sỏi vì đó là các động vật ăn hạt. Trong khi ăn dùng mỏ sừng để mổ thức ăn, mổ thêm sỏi giúp dạ dày cơ tiêu hóa tốt thức ăn

Câu 12

Vì chi trước và chi sau của thằn lằn còn ngắn và yếu nên dùng thêm đuôi và thân làm động lực chính của sự di chuyển

Nguồn: sưu tầm

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close