Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 7

Đề bài

Câu 1. Ở thỏ có đoạn ruột tịt có tác dụng gì?

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng

B. Tham gia tiêu hóa mỡ

C. Tiêu hóa Xelulôzơ

D. Tái hấp thu nước

Câu 2. Dựa vào thực tế hãy cho biết lớp động vật nào phát triển nhiều nhất về số lượng loài ?

A. Cá.                                     B. Sâu bọ.

C. Chim.                                 D. Thú.

Câu 3. Hệ thống túi khí của chim bồ câu có mấy túi?

A. 6                                        B. 7

C. 8                                        D. 9

Câu 4. Điều nào dưới đây sai khi nói về cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Hai chi sau dài hơn hai chi trước rất nhiều

B. Da khô có vảy sừng.

C. Kích thước của các chi không chênh lệch nhiều.

D. Cổ, thân và đuôi dài.

Câu 5. Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn thằn lằn so với ếch là gì?

A. Tâm thất có vách hụt, giảm bớt sự pha trộn máu.

B. Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn.

C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha giảm.

D. Tâm nhĩ có một vách hụt, máu không bị pha.

Câu 6. Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật?

A. Ếch đồng.                     B. Ễnh ương.

C. Cóc (nhựa)                   D. Nhái.

Câu 7. Động vật quý hiếm có số lượng giảm sút 20% thì nguy cơ tuyệt chúng ở cấp độ nào?

A. Ít nguy cấp.                 B. Sẽ nguy cấp.

C. Nguy cấp.                    D. Rất nguy cấp.

Câu 8. Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là:

A. Cánh đồng lúa.

B. Đồi trống.

C. Biển.

D. Rừng nhiệt đới.

Câu 9. Hãy nêu vai trò của Thú? Cho ví dụ?

Câu 10. Ở động vật có mấy hình thức sinh sản? Hãy so sánh các hình thức sinh sản đó,  từ đó em có nhận xét gì?

Câu 11. Hãy cho biết tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế gì so với tính biến nhiệt ở những động vật khác?

Câu 12. Vì sao gọi thằn lằn là bò sát?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

C

B

D

A

5

6

7

8

B

 C

 C

D

Câu 1 

Ở thỏ có ruột tịt (manh tràng) rất phát triển, trong đó có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp thỏ tiêu hóa xenlulozơ.

Chọn C

Câu 2 

Lớp Cá có khoảng 25415 loài

Lớp Sâu bọ có hơn 1 triệu loài

Lớp Chim có 9600 loài

Lớp Thú có 4600 loài.

Vậy lớp động vật có số lượng loài lớn nhất là lớp Sâu bọ.

Chọn B

Câu 3 

Hệ thống túi khí của chim bồ câu có 9 túi (SGK Sinh 7 trang 140).

Chọn D

Câu 4

Phát biểu sai về cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài là: A, các chi của thằn lằn bóng đuôi dài không chênh lệch nhau nhiều.

Chọn A

Câu 5

Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn thằn lằn so với ếch là: Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn.

Ở ếch, tim có 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Ở bò sát tim đã có vách ngăn tâm thất, khi thâm thất co tạo thành 2 ngăn khác nhau.

Chọn B

Câu 6

Cóc (nhựa) chế lục thần hoàn chữa kinh giật (SGK Sinh 7 trang 122).

Chọn C

Câu 7 

Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN); giảm sút 20% thì được xếp ở cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn) thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).

(SGK Sinh 7 trang 196)

Động vật quý hiếm có số lượng giảm sút 20% thì nguy cơ tuyệt chúng ở cấp độ nguy cấp (VU).

Chọn C

Câu 8 

Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là: Rừng nhiệt đới vì có nhiều loài sinh sống.

Chọn D

Câu 9

*Vai trò của Thú:

-Cung cấp thực phẩm: lợn, bò, trâu…

-Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa, voi…

-Cung cấp dược liệu quý: sừng, nhung hưu nai, xương hổ , mật gấu…

-Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ: da, lông của hổ, báo; ngà voi…

-Vật liệu thí nghiệm: chuột, khỉ…

-Tiêu diệt động vật gặm nhấm có hại cho nông – lâm nghiệp: chồn, mèo…

Câu 10 

*Ở động vật có hai hình thức sinh sản: vô tính (mọc chồi, tái sinh)  và hữu tính.

*So sánh:   

- Giống nhau: Có cùng chung mục đích là sinh sản để duy trì nòi giống

- Khác nhau:

→ Nhận xét: sinh sản hữu tính tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính

Câu 11

Tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở ĐV biến nhiệt:

- Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

-Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải  ngủ đông hoặc trú đông.

-Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Câu 12 

Vì chân của chúng quá ngắn và bé không thể nâng cơ thể lên được nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất.

Nguồn: sưu tầm

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close