Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 8

Đề bài

I. TRC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Cơ quan nào dưới đây là bộ phận cấu tạo của thận?

A. Đơn vị thận                  

B. Bàng quang,

C. Ống dẫn tiểu     

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Não người có tiến hoá hơn não động vật ở:

A. Tỉ lệ về khối lượng giữa bán cầu đại não với cơ thể lớn hơn.

B. Trên các thuỳ có nhiều nếp nhăn hơn.

C. Trên bán cầu đại não có thểm vùng hiểu chữ viết ở thuỳ chẩm và vùng hiểu tiếng nói ở thuỳ thái dương, nhằm phát triển các chức năng ngôn ngữ và tư duy.

D. Cả 3 câu A. B và C đúng.

Câu 3. Tuỷ sống có dạng :

A. Hình sao.                   B. Hình tròn.  

C. Hình trụ                      D. Hình tam giác

Câu 4. Cơ quan bài tiết nước tiểu là:

A. Da                   B. Thận

C. Phổi                 D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Làm cho tim đập chậm và mạch dãn ra là chất:

A. Adrenalin                         B. Axêtincôlin

C. Insulin                              D. Glucagôn

Câu 6. Tai ngoài có bộ phận nào giữ nhiệm vụ hướng sóng âm?

A. Vành tai

B. Ống tai      

C. Màng nhĩ

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7. Người bị mù màu đỏ và màu xanh lá cây là do:

A. Không có tế bào nón nhạy cảm với màu đó

B. Không có tế bào nón nhạy cảm với màu xanh lá cây

C.Tế bào 2 cực không tiếp nhận thông tin từ các tế bào cảm thụ ánh sáng để chuyển đến lớp tế bào tiếp theo.

D. Câu A và B đúng

Câu 8. Các loại hoocmôn sinh sản của phụ nữ trong thời gian hành kinh bình thường là:

A. FSH, LH                    B. ơstrôgen

C. Prôgesterôn              D. Cả A, B và C.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Phân tích ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da.

Câu 2. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

Câu 3. Phân biệt hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng.

Lời giải chi tiết

I.TRC NGHIỆM: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

C

B

B

B

D

D

Câu 1. Đơn vị thận là bộ phận cấu tạo của thận

Chọn A

Câu 2. Não người có tiến hoá hơn não động vật ở:

- Tỉ lệ về khối lượng giữa bán cầu đại não với cơ thể lớn hơn.

- Trên các thuỳ có nhiều nếp nhăn hơn.

- Trên bán cầu đại não có thểm vùng hiểu chữ viết ở thuỳ chẩm và vùng hiểu tiếng nói ở thuỳ thái dương, nhằm phát triển các chức năng ngôn ngữ và tư duy.

Chọn D

Câu 3. Tuỷ sống có dạng: Hình trụ

Chọn C

Câu 4. Cơ quan bài tiết nước tiểu là: Thận

Chọn B

Câu 5. Làm cho tim đập chậm và mạch dãn ra là chất: Axêtincôlin

Chọ B

Câu 6. Ống tai giữ nhiệm vụ hướng sóng âm?

Chọn B

Câu 7. Người bị mù màu đỏ và màu xanh lá cây là do:

- Không có tế bào nón nhạy cảm với màu đó

- Không có tế bào nón nhạy cảm với màu xanh lá cây

Chọn D

Câu 8. Các loại hoocmôn sinh sản của phụ nữ trong thời gian hành kinh bình thường là: FSH, LH, ơstrôgen, Prôgesterôn

Chọn D

II. T LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Phân tích ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da:

- Giữ da sạch sẽ bằng cách năng tắm rửa, thay giặt quần áo, chống làm xây xát, chống bỏng, chống lây bệnh ngoài da. Da luôn tiết ra chất nhờn và mồ hôi, nếu không tắm rửa thường xuyên sẽ làm da bẩn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh, gây ngứa ngáy. Khi gãi da xây xước tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào da gây viêm tấy hoặc các bệnh về da.

- Da bẩn gây tắc các lỗ thoát của tuyến mồ hôi ảnh hưởng đến sự điều hòa thân nhiệt, làm tắc lỗ tiết của tuyến nhờn có thể gây viêm chân lông.

- Tắm rửa sạch sẽ còn là biện pháp rèn luyện da, vì khi tắm rửa, kì cọ tức là xoa bóp da làm các mạch máu dưới da lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt. Da sạch còn làm tăng khả năng diệt khuẩn của lizôzim do da tiết ra, đặc biệt là da trẻ em

- Cho trẻ em tắm nắng buổi sớm (đi chơi ngoài trời buổi sáng sớm), giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D chống được còi xương ở trẻ em cũng là một hình thức rèn luyện da. Tắm nước lạnh và xoa bóp làm tăng khả năng chịu đựng và thích ứng với môi trường của da, do đó người khỏe mạnh ít bị đau ốm khi thay đổi thời tiết. Các hình thức rèn luyện da cần được thực hiện một cách khoa học nâng dần sức chịu đựng và phù hợp với tình trạng cơ thể.

Câu 2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

- Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- Cơ quan quan trọng nhất của hộ bài tiết nước tiểu là thận.

- Thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

- Mỗi đơn vị chức năng thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Câu 3. Phân biệt hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng.

 

Hệ thần kinh vận động

Hệ thần kinh sinh dưỡng

Cấu tạo:

- Phần trung ương

- Phần ngoại biên

+ Vỏ não

Chất xám:

+ Tuỷ sống

Từ trung ương đến thẳng các cơ quan đáp ứng (cơ)

- Nhan xám trong trụ não

- Sừng bên của tuỷ sống, đốt cổ tuỷ VIII đến đốt tủy thắt lưng III và đoạn cùng tuỷ sống.

- Có hai sợi: trước hạch và sau hạch. Chuyển giao xinap tại hạch (hạch thần kinh ngoại biên).

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ quan vận động

Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn; cơ tim và các tuyến)

 HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close