Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 11 có đáp án và lời giải chi tiếtĐề số 1 - Đề kiểm tra giữa kì - Hóa học 11 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: Chọn câu phát biểu không đúng: A. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch B. Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3 đến dư thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ C. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại luôn thu được kim loại và khí oxi D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh Câu 2: Xác định chất A, B trong chuỗi sau: N2 → NH3 → (A) → (B) → HNO3 A. A là NO, B là N2O5 B. A là NO, B là NO2 C. A là N2, B là N2O5 D. A là N2, B là NO2 Câu 3: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 Các phản ứng đều có cùng 1 phương trình ion rút gọn là: A. (1), (2), (3), (6) B. (1), (3), (5), (6) C. (2), (3), (4), (6) D. (3), (4), (5), (6) Câu 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi: A. Tạo thành chất điện li yếu B. Có ít nhất 1 trong 3 điều kiện trên C. Tạo thành chất khí D. Tạo thành chất kết tủa Câu 5: Khối lượng kết tủa thu được khi trộn 10 ml dung dịch Na2SO4 1M và 10 ml dung dịch BaCl2 1M là: A. 1,79 gam B. 2,33 gam C. 3,94 gam D. 4,39 gam Câu 6: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, trong bột nở thường dùng loại muối nào sau đây: A. (NH4)2SO4 B. CaCO3 C. NH4NO2 D. NH4HCO3 Câu 7: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí nitro dioxit và oxi? A. AgNO3 B. Mg(NO3)2 C. KNO3 D. NH4NO3 Câu 8: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml Ba(OH)2 0,1M. pH dung dịch thu được là: A. 2,5 B. 0,96 C. 12 D. 1 Câu 9: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3 A. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ C. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83o C) nên dễ bay hơi khi đun nóng Câu 10: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Gía trị của m là: A. 1,08 B. 4,185 C. 5,4 D. 2,16 Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi có thể thu được bằng cách nhiệt phân KNO3. Đem nhiệt phân hoàn toàn 15,15 gam KNO3 thu được bao nhiêu lít khí O2 A. 1,86 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 1,68 lít Câu 12: Tiến hành thí nghiệm sau: (1) sục khí SO2 vào dung dịch H2S (2) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4 (3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3 (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 (6) Sục khí H2S tới dư vào dung dịch Pb(NO3)2 Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 13: Chọn câu đúng: A. Gía trị pH tăng thì độ bazo giảm B. Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hóa xanh C. Gía trị pH tăng thì độ axit tăng D. Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hóa đỏ Câu 14: Cho dung dịch NaOH dư vào 300 ml dung dịch NH4Cl 1M, đun nóng nhẹ. Thể tích khí thu được là: A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 26,88 lít D. 3,36 lít Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Đốt cháy NH3 trong không khí (xúc tác Pt) tạo khí không màu hóa nâu trong không khí B. NH3 cháy trong oxi tỏa nhiều nhiệt nên được sử dụng là nhiên liệu tên lửa C. Nhỏ vài giọt dung dịch phenol phtalein vào dung dịch NH3 thấy dung dịch chuyển sang màu hồng D. Cho dung dịch NH3 từ từ vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong NH3 Câu 16: Hòa tan các chất KOH, C2H5OH, C12H22O11, NaCl vào nước để thu được các dung dịch riêng rẽ. Trong các dung dịch thu được có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện A. 3 B. 2 C, 5 D. 6 Câu 17: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh: A. HNO2 B. HF C. Al2(SO4)3 D. CH3COOH Câu 18: Phương trình phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O A. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O B. Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O C. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O Câu 19: Chất nào sau đây là muối trung hòa: A. Fe2(SO4)3 B. NaHCO3 C. KHSO4 D. NaH2PO4 Câu 20: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nito dioxxti và oxi A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3 B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3 C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 Câu 21: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn thu được bao nhiêu gam muối clorua khan? A. 6,26 gam B. 2,66 gam C. 26,6 gam D. 22,6 gam Câu 22: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,1M vào 1 lít dung dịch (NH4)2CO3 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch giảm là: A. 2,31 gam B. 1,97 gam C. 2,14 gam D. 0,17 gam Câu 23: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,5M. Dung dịch thu được sau phản ứng làm: A. Qùy tím không đổi màu B. Phenol phtalein không màu chuyển sang màu hồng C. Qùy tím hóa xanh D. Qùy tím hóa đỏ Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng: A. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, N2 thể hiện tính khử B. Sấm chớp trong các trận mưa dông có thể tạo ra khí N2O do N2 tác dụng với O2 C. Nito không duy trì sự hô hấp do nito là khí độc D. Vì phân tử N2 có liên kết 3 rất bền nên ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học Câu 25: Dẫn khí NH3 vào nước thu được dung dịch có tính A. Bazo B. Axxit C. Lưỡng tính D. Trung tính Câu 26: Cho 1,86 gam hỗn hợp gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 560 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là: A. 40,5 gam B. 14,62 gam C. 24,16 gam D. 14,26 gam Câu 27: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl-; a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là A. SO42- và 56,5 B. CO32- và 42,1 C. CO32- và 30,1 D. SO42- và 37,3 Câu 28: Cho dãy các chất (NH4)2CO3; Al(OH)3; Zn(OH)2; NaHCO3; Na2SO4. Số chất trong dãy có khả năng vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 29: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH. Dãy gồm các chất trên được sắp xếp theo chiều tăng dần độ pH là: A. HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH B. HNO3, CH3COOH, NaOH, NaCl C. HNO3, NaCl, CH3COOH, NaOH D. NaOH, NaCl, CH3COOH, HNO3 Câu 30: Có 4 dung dịch không màu: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, Na2CO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 4 lo trên A. NaCl B. NH3 C. NaNO3 D. Ba(OH)2 Câu 31: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E thành 2 phần bằng nhau: + Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc) + Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng A. 3,055g B. 6,11 g C. 5,35 g D. 9,165 g Câu 32: Axit HNO3 đặc nguội, không tác dụng với kim loại nào sau đây A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn Câu 33: Số OXH của N được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: A. N2, NO, NH3, NO2-, NO3- B. NO, N2O, NH3, NO3-, N2 C. NH3, N2, NH4+, NO, NO2 D. NH3, N2O, NO, NO2-, NO3- Câu 34: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là: A. NaHCO3, Na2CO3, CO2, MgSO4, HCl B. Mg(NO3)2, HCl, BaCl2, NaHCO3, Na2CO3 C. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2 D. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl,CO2, Na2CO3 Câu 35: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được sau khi làm bay hơi dung dịch X là: A. 8,88 gam B. 13,32 gam C. 6,52 gam D. 13,92 gam Câu 36: Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư) thoát ra 6,72 lít khí NO. Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là: A. 2,52 gam B. 1,88 gam C. 3,2 gam D. 1,2 gam Câu 37: Trong 1,5 lít dung dịch có hòa tan 0,3 mol NaCl. Nồng độ mol Na+; Cl- lần lượt là: A. 0,2M; 0,2M B. 0,1M; 0,2M C. 0,1M; 0,1M D. 0,3M; 0,3M Câu 38: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là: A. 0,12 B. 0,14 C. 0,16 D. 0,18 Câu 39: Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 bị phân hủy là: A. 69 gam B. 87 gam C. 94 gam D. 141 gam Câu 40: Cho V lít (đktc) hỗn hợp gồm N2; H2 có tỉ lệ mol là 1: 4 vào bình kín và đun nóng. Sau phản ứng được 1,5 mol NH3. Biết hiệu suất của phản ứng là H = 25%. Gía trị của V là: A. 42 lít B. 268,8 lít C. 336 lít D. 448 lít Lời giải chi tiết Hướng dẫn giải chi tiết: Câu 1: Đáp án C Câu 2: Đáp án B Câu 3: Đáp án A Câu 4: Đáp án B Câu 5: Ta có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 n Na2SO4 = n SO42- = 0,01 mol n BaCl2 = n Ba2+ = 0,01 mol => Phản ứng này là phản ứng vừa đủ n BaSO4 = n Ba2+ = 0,01 mol => m BaSO4 = 0,01 . 233 = 2,33 gam Đáp án B Câu 6: Đáp án D Câu 7: AgNO3 → Ag + NO2 + ½ O2 Đáp án A Câu 8: Đây là phản ứng giữa axit và dung dịch kiềm H+ + OH- → H2O n H+ = n HCl = 0,75 . 0,04 = 0,03 mol n OH- = 2 . n Ba(OH)2 = 0,16 . 0,1 . 2 = 0,032 mol => Sau phản ứng OH- dư n OH- phản ứng = n H+ = 0,03 mol => n OH- = 0,032 – 0,03 = 0,002 mol [OH-] = n : V = 0,002 : (40 + 160) : 1000 = 0,01M => pH = 12 Đáp án C Câu 9: Đáp án C Câu 10: Gọi số mol của NO, N2O lần lượt là x, y => x + y = 0,105 mol ) (1) Mặt khác, tỉ khối của Z so với H2 là 16 => Khối lượng mol trung bình của Z là: 16 . 2 = 32 => 30x + 44y = 32 (x + y) (2) Từ (1) và (2) => x = 0,09 ; y = 0,015 Gọi số mol NH4NO3 tạo thành trong dung dịch là a mol Su phản ứng chỉ thu được muối trung hòa => H+ đã phản ứng hết => 4 . n NO + 10 . n N2O + 10 n NH4NO3 = 0,61 => n NH4NO3 = 0,01 mol Xét dung dịch muối sau phản ứng ta có: Fea+ = 0,25 mol; n Cl- = 0,61 mol; NO3- = 0,17 mol; NH4+ = 0,01; Al3+ = b mol => 0,25 . 56 + 0,61 . 35,5 + 0,17 . 62 + 0,01 . 18 + m Al = 47,455 => m Al = 1,08 gam Đáp án A Câu 11: KNO3 → KNO2 + ½ O2 n KNO3 = 15,15 : (39 + 62) = 0,15 mol n O2 = ½ n KNO3 = 0,075 mol => V O2 = 0,075 . 22,4 = 1,68 lít Đáp án D Câu 12: (1) SO2 + 3H2S → 3S + 2H2O (2) Na + H2O → NaOH + ½ H2 NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4 (3) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 (4) AlCl3 + 3NH3 + H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl (5) CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + H2O (6) H2S + Pb(NO3)2 → PbS + HNO3 Đáp án B Câu 13: Đáp án C Câu 14: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O n NH4Cl = 0,3 mol n NH3 = n NH4Cl = 0,3 mol V NH3 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít Đáp án B Câu 15: Đáp án B Câu 16: 2 dung dịch có khả năng dẫn được điện là: KOH, NaCl Đáp án B Câu 17: Đáp án C Câu 18: Đáp án C Câu 19: Đáp án A Câu 20: Đáp án C Câu 21: n BaCO3 = 39,4 : 197 = 0,2 mol n CO32- = n BaCO3 = 0,2 mol Khối lương của ion Na+, K+ có trong hỗn hợp trên là: 24,4 – 0,2 . 60 = 12,4 gam n Cl- = n CO32- = 0,2 . 2 = 0,4 mol => Khối lượng muối cloua thu được sau phản ứng là: 12,4 + 0,4 . 35,5 = 26,6 gam Đáp án C Câu 22: Ta có phương trình hóa học: Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 + 2NH3 + 2H2O n Ba(OH)2 = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol n (NH4)2CO3 = 0,01 . 1 = 0,01 mol n BaCO3 = n Ba(OH)2 = 0,01 mol n NH3 = 2 . n Ba(OH)2 = 0,02 mol Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi là: m BaCO3 + m NH3 = 0,01 . 197 + 0,02 . 17 = 2,31 gam Đáp án A Câu 23: n OH- = 0,2 . 0,1 = 0,02 mol n H+ = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol => Sau phản ứng H+ còn dư, quỳ tím chuyển sang màu đỏ Đáp án D Câu 24: A sai, khi tác dụng với kim loại hoạt động N2 thể hiện tính oxh B sai, sấm chớp tạo ra khí NO C sai Đáp án D Câu 25: Đáp án A Câu 26: n N2O = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: 3 . n Al + 2 . Mg = 8 . n N2O = 8 . 0,025 = 0,2 mol n NO3- = 3 . n Al + 2 . Mg = 0,2 mol => Khối lượng muối nitrat tạo trong dung dịch này: m Muối = m KL + m NO3- = 1,86 + 0,2 . 62 = 14,62 gam Đáp án B Câu 27: Dựa vào đáp án, ta kết luận được ion trong dung dịch trên phải là SO42- vì nếu là CO32- thì sẽ tạo kết tủa với MgCO3 => loại Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: n K+ + 2 . n Mg2+ + n Na+ = n Cl- + 2 . n SO42- => 0,1 + 0,2 . 2 + 0,1 = 0,2 + 2. n SO42- => n SO42- = 0,2 mol Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn là: m K+ + m Mg2+ + m Na+ + m Cl- + m SO42- = 0,1 . 39 + 0,2 . 24 + 0,2 . 23 + 0,2 . 35,5 + 0,2 . 96 = 37,3 gam Đáp án D Câu 28: Các chất vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH là: (NH4)2CO3; Al(OH)3; Zn(OH)2; NaHCO3 Đáp án B Câu 29: Đáp án A Câu 30: Câu 31: Câu 32: Đáp án A Câu 33: Đáp án D Câu 34: Đáp án A Câu 35: n Mg = 2,16 : 24 = 0,09 mol n NO = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol => 2 . n Mg = 3 . n NO + 8 . n NH4NO3 => 2 . 0,09 = 3 . 0,04 + 8 . n NH4NO3 => n NH4NO3 = 0,0075 mol Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: m Mg(NO3)2 + m NH4NO3 = 0,09 . (24 + 62 .2) + 0,0075 . 80 = 13,92 gam Đáp án D Câu 36: n NO = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol => 2 . n Cu = 3 . n NO = 0,3 . 3 = 0,9 mol => n Cu = 0,45 mol Khối lượng của CuO có trong hỗn hợp trên là: 32 – 0,45 . 64 = 3,2 gam Đáp án C Câu 37: Đáp án A Câu 38: m O có trong Y là: 2,71 – 2,23 = 0,48 gam n O có trong Y là: 0,48 : 16 = 0,03 mol n NO = 0,672 : 22,4 = 0,03 mol => Tổng số mol e nhận trong quá trình phản ứng trên là: 0,03 . 2 + 0,03 . 3 = 0,15 (mol) n NO3- = n e nhận = 0,15 mol => n HNO3 = n NO3- + n NO = 0,15 + 0,03 = 0,18 mol Đáp án D Câu 39: Ta có phương trình: Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + 1/2 O2 Gọi n NO2 = 2x mol => n O2 = 1/2x mol => 46 . 2x + 32 . 1/2x = 54 => x = 0,5 mol n Cu(NO3)2 = x = 0,5 mol => m Cu(NO3)2 = 0,5 . 188 = 94 gam Đáp án C Câu 40: Xét hỗn hợp khí trên gồm a mol N2 và 4a mol H2 Ta có phương trình N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (1) Đề bài a 4a => Trong phản ứng này, H2 dư, H% tính theo N2 Theo thực tế, n N2 = ½ n NH3 = 1,5 : 2 = 0,75 mol Mặt khác H% = 25% => Số mol N2 đã sử dụng là: 0,75 : 25% = 3 mol Số mol H2 đã sử dụng là: 3 . 4 = 12 mol => Gía trị của V là: 15 . 22,4 = 336 lít Đáp án C HocTot.XYZ
|