Đề số 18 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí

Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí đề trắc nghiệm.

Đề bài

Câu 1: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là đặc trưng sinh lý của âm?

A.Năng lượng.                       

B. Cường độ âm.       

C. Mức cường độ âm.

D. Âm sắc.

Câu 2: Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng

A.màu tím.     

B. màu lam.    

C. màu chàm. 

D. màu đỏ.

Câu 3: Tại một nới trên mặt đất có gia tốc trọng trường g, một con lắc lò xo gồm lò xo có chiều dài tự nhiên l, độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc ω. Hệ thúc nào sau đây là đúng?

A.\(\omega  = \sqrt {\dfrac{m}{k}} \) .                     

B. \(\omega  = \sqrt {\dfrac{g}{l}} \).

C. \(\omega  = \sqrt {\dfrac{k}{m}} \).         

D. \(\omega  = \sqrt {\dfrac{l}{g}} \).

Câu 4: Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây?

A.\(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{C}{L}} \) .            

B. \(T = 2\pi \sqrt {LC} \).

C. \(T = \dfrac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\).      

D. \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{L}{C}} \).

Câu 5: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.Tia tử ngoại dễ dàng xuyên qua tầm chì dày vài xemtimét.

B.Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào da

C.Tia tử ngoại làm ion hóa không khí.

D.Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

Câu 6: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau đây chỉ xảy ra đối với sóng ánh sáng mà không xảy ra đối với sóng cơ?

A.Phản xạ.     

B. Tán sắc.

C. Nhiễu xạ.

D. Giao thoa.

Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, khoảng cách giữa hai khe bằng 1,2m và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát bằng 2m. Biết khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng quan sát được trên màn bằng 1mm. Bước sóng của ánh sáng dung trong thí nghiệm bằng

A.0,75 µm.     

B. 0,48 µm.

C. 0,60 µm.

D. 0,50 µm.

Câu 8: Chiết suất tuyệt đối của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, tím lần lượt là nđ, nv, nt. Chọn sắp xếp cho đúng?

A.nđ< nt< nv.  

B.nt< nđ< nv.

C.nt< nv< nđ.

D. nđ< nv< nt.

Câu 9: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không cách Q một khoảng r là

A.\(E = {9.10^9}\dfrac{Q}{{{r^2}}}\).

B.\(E =  - {9.10^9}\dfrac{Q}{{{r^2}}}\)

C.\(E = {9.10^9}\dfrac{Q}{r}\)

D.\(E =  - {9.10^9}\dfrac{Q}{r}\) .

Câu 10: Vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại bằng 20π cm/s và gia tốc cực đại của vật là 4 m/s2. Lấy π2=10. Biên độ dao động của vật là

A.15 cm.

B. 20 cm

C. 5 cm

D. 10 cm.

Câu 11: Mạch chọn sóng của máy thu thanh gồm cuộn cảm L và một tụ điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung C1, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 100m; khi tụ đện có điện dung C2, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1 km. Tỉ số C2/C1

A.10.                           B. 0,1.

C. 1000.                      D. 100.

Câu 12: Tính chất cơ bản của từ trường là?

A.gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực điện trường tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 13: Một sợi dây dài 1,2m, hai đầu cố định. Khi tạo sóng dừng trên dây, ta đếm được có tất cả 5 nút trên dây(kể cả 2 đầu). Bước sóng có giá trị là

A.60 cm.                     B. 48 cm.

C. 30 cm.                    D. 24 cm.

Câu 14: Một máy tăng thế có số vòng dây của hai cuộn dây là 1000 vòng và 500 vòng. Mắc cuộn sơ cấp vào mạng điện 110V-50Hz. Điện áp giữa hai đầu cuôn thứ cấp có giá trị hiệu dụng và tần số là

A.220 V;100 Hz.                   

B. 55 V; 50 Hz.

C. 220 V; 50 Hz.                   

D. 55 V; 25 Hz.

Câu 15: Xét dao động tổng hợp của hai dao động có cùng tần số và cùng phương dao động. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A.Biên độ của dao động thứ nhất.

B.tần số chung của hai dao động.

C.Biên độ của dao động thứ hai.

D. Độ lệch pha của hai dao động.

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0=10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng.

A.70 dB.                     B. 60 dB.

C. 80 dB.                    D. 50 dB.

Câu 17: Đặt một điện áp xoay chiều u=U\(\sqrt 2 \)cos(ωt)(U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có tụ điện có điện dung C. Cường độ dòng điện hiệu dụng I qua mạch có biểu thức là

A.\(I = \omega CU\sqrt 2 \)  

B. \(I = \dfrac{{U\sqrt 2 }}{{\omega C}}\)   

C. \(I = \dfrac{U}{{\omega C}}\)      

D. \(I = \omega CU\)

Câu 18: Cuộn dây có N=100 vòng, mỗi vòng có diện tích S=300 cm2. Đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2T sao cho trục của cuộn dây song song với các đường sức từ. Quay đều cuộn dây để sau Δt=0,5s trục của nó vuông góc với các đường sức tự thì suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là:

A.0,6V.                       B. 3,6V.

C. 1,2V.                      D. 4,8V.

Câu 19: Chiếu một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ vào một đám khí thì thấy đám khí đó phát ra bức xạ hỗn tạp gồm ba thành phần đơn sắc có các bước sóng λ1=0,1026µm, λ3=0,6563µm và λ1< λ2< λ3. Bước sóng λ2 có giá trị là

A.0,1216µm.                          

B. 0,6540µm. 

C. 0,5630µm.                         

D. 0,1212µm.

Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng điện từ?

A. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.

B. Sóng điện từ là sóng dọc.

C. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

D.Sóng điện từ là sóng ngang.

Câu 21: Công thức nào sau đây không đúng với mạch RLC nối tiếp?

A.\(\overrightarrow U  = \overrightarrow {{U_R}}  + \overrightarrow {{U_L}}  + \overrightarrow {{U_C}} \)                       

B. \(U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \)

C.U=UR+UL+UC                   

D. u=uR+uL+uC

Câu 22: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75µm. Công thoát electron khỏi kim loại này là

A.26,5.10-32J. 

B. 2,65.10-32J. 

C. 2,65.10-19J.

D. 26,5.10-19J.

Câu 23: Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây một hiệu điện thế một chiều 15V thì cường độ dòng điện trong cuộn dây là 0,5A. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 15V thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là 0,3A. Điện trở thuần và cảm kháng của cuộn dây có giá trị là

A.30Ω ; 50Ω.                         

B. 30Ω ; 24Ω. 

C. 7,5Ω; 50Ω.                        

D. 30Ω ; 40Ω.

Câu 24: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 20cm, điểm cực viễn cách mắt 50cm. Độ tụ của kính deo sửa tật cận thị cho mắt(kính sắt mắt) là

A.-2dp.                                    B. 5dp.   

C. -5dp.                                   D. 2dp.

Câu 25: Một lò xo có độ cứng k=50N/m, một đầu cố định, đầu còn lại treo vật nặng khối lượng m=100g. Điểm treo lò xo chịu được lực tối đa không quá 4N. Lấy g=10m/s2. Để hệ thống không bi rơi thì vật nặng dao động theo phương thẳng đứng với biên độ không quá

A.5 cm.                                   B. 10 cm.

C. 6 cm.                                  D. 8 cm.

Câu 26: Hai điện tích điểm q1=2.10-2µC và q2=-2.10-2µC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a=30(cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là

A.3000V/m.                            B. 200 V/m.

C. 1732 V/m.                          D. 2000 V/m.

Câu 27: Người ta dùng một dây đồng có phủ một lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài L=50 cm, có đường kính d=4 cm để làm một ống dây. Sợi dây quấn ống dây có chiều dài l=314cm và các vòng dây được quấn sát nhau. Cho dòng điện có cường độ I=0,4A chạy qua ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây có giá trị là    

A.2,5.10-5 T.                            B. 7,5.10-4 T.

C. 5,0.10-5 T.                           D. 4,5.10-5 T.

Câu 28: Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường kính của giọt dầu là 0,4mm. Khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Hiệu điện thế và khoảng cách giữa hai bản lần lượt là 100 V và 1cm. Bản tụ phía trên mang điện tích âm. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét. Lấy g = 10m/s2. Điện tích của giọt dầu là

A. 26,8pC.                              B. – 26,8pC.

C. 2,68pC.                              D. – 2,68pC.

Câu 29: Một học sinh làm thí nghiệm để đo điện dung của tụ điện. Học sinh này mắc nối tiếp R với tụ điện C thành mạch điện AB, trong đó điện trở R có thể thay đổi được. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều \(u = 10\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)V\) . Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ. Với UC là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện. Giá trị của điện dung C là

A. 168μF.                                B. 106μF.

C. 170μF.                                D. 110μF

Câu 30: Một phân xưởng cơ khí sử dụng một động cơ điện xoay chiều có hiệu suất 80%. Khi động cơ hoạt động nó sinh ra một công suất bằng 7,5 kW. Biết rằng, mỗi ngày động cơ hoặt động 8 giờ và giá tiền của một số điện công nghiệp là 2000 đồng. TrongQ một tháng (30 ngày), số tiền điện mà phân xưởng đó phải trả cho ngành điện là

A. 2.700.000 đồng                  B. 1.350.000 đồng.

C. 5.400.000 đồng.                 D. 4.500.000 đồng

Câu 31: Vật nặng có khối lượng m nằm trên một mặt phẳng nhẵn, nằm ngang, được nối với một lò xo có độ cứng k, lò xo gắn vào bức tường đứng tại điểm M. Vật đang đứng cân bằng thì chịu tác dụng của một lực không đổi F hướng theo trục của lò xo như hình vẽ. Đến khi vật dừng lại lần thứ nhất, nó đã đi được quãng đường là

 

A. \(\dfrac{F}{{2k}}\)                                     B. \(\dfrac{{4F}}{k}\)

C. \(\dfrac{{2F}}{k}\)                                     D. \(\dfrac{F}{k}\)

Câu 32: Cho một máy biến áp lí tưởng có lõi không phân nhanh gồm hai cuộn dây (1) và (2), khi mắc cuộn dây (1) của máy với một điện áp xoay chiều thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây (2) để hở cosgias trị là 16 V. Khi mắc điện áp xoay chiều đó với cuộn dây (2) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây (1) để hở có giá trị là 4 V. Điện áp hiệu dụng của nguồn điện xoay chiều có giá trị là

A. 10 V.                                  B. 20 V.

C. 12 V.                                  D. 8 V.

Câu 33: Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức \({E_n} =  - \dfrac{{13,6}}{{{n^2}}}\left( {eV} \right)\) với n = 1, 2, 3,… và bán kính quỹ đạo của eelectron trong nguyên tử hiđrô có giá trị nhỏ nhất là 5,3.10-11 m. Nếu kích thích nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản bằng cách bắn vào nó một electron có động năng bằng 12,7 eV thì bán kính quỹ đạo của electron trong nguyên tử sẽ tang thêm ∆r. Giá trị lớn nhất của ∆r là

A. 51,8.10-11 m.                      

B.24,7.10-11 m.

C.42,4.10-11 m                        

D.10,6.10-11 m

Câu 34: Một nguồn diện được mắc với một biến trở thành mạch kín. Khi điện trở của biến trở là 1,65 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V còn khi hiệu điện thế của biến trở là 3,5 Ω thì hiệu điện tế giữa hai cực của nguồn là 3,5 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là

A. 3,4 V; 0,1 Ω.                     

B. 3,6 V; 0,15 Ω.

C. 6,8 V; 0,1 Ω.                     

D. 3,7 V; 0,2 Ω.

Câu 35: Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Biết AB = 20 cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3 m/s. Ở mặt nước, O là trung điểm của AB, gọi Ox là đường thẳng hợp với AB một góc 600 . M là điểm trên Ox mà phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại (M không trùng với O). Khoảng cách ngắn nhất từ M đến O là

A. 1,72 cm .                            B. 3,11 cm .

C. 1,49 cm .                            D. 2,69 cm

Câu 36: Hai con lắc lò xo giống nhau, có cùng khối lượng vật nặng m và có cùng độ cứng lò xo k. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, hai con lắc có đồ thị dao động như hình vẽ. Biên độ dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn biên độ dao động của con lắc thứ hai. Ở thời điểm t, con lắc thứ nhất có động năng 0,06J, con lắc thứ hai có thế năng 4.10-3 J. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nặng là

A. 3 kg .                                  B. 1/3 kg.

C. 2/9 kg.                                D. 2 kg.

Câu 37: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sang, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc màu đỏ có bước sóng λ1 = 720nm và màu lục có bước sóng λ2 = 560 nm. Cho khoảng cách giữa hai khe không đổi và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát biến thiên theo thời gian với quy luật D = 2 +1cos(0,5πt + π/2)m (t tính bằng s). Trong vùng giao thoa quan sát được trên màn, ở thời điểm t = 0, tại M có một vân sang cùng màu với vân sang trung tâm và giữa M với vân trung tâm còn có them một vân sáng cùng màu như vậy nữA. Trong 4 s kể từ lúc t = 0, số lần vân sáng đơn sắc (màu đỏ hoặc màu lục) xuất hiện tại M là

A. 75 lần.                                B. 74 lần.

C. 84 lần.                                D. 76 lần.

Câu 38: Điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 10 cm. Chọn trục tọa độ Ox vuông góc với trục chính của thấu kính, gốc O nằm trên trục chính của thấu kính. Cho A dao động điều hòa theo phương của trục Ox. Biết phương trình dao động của A và ảnh A’ của nó qua thấu kính được biểu diễn như hình vẽ. Thời điểm lần thứ 2018 mà khoảng cách giữa vật sáng và ảnh của nó là \(5\sqrt 5 \) cm có giá trị gần với giá trị nào sau đây nhất ?

A. 506,4 s.                               B. 504,4 s.

C. 506,8s.                                D. 504,6s

Câu 39: M và N là hai điểm trên mặt nước phẳng lặng cách nhau một khoảng 12 cm. Tại một điểm O trên đường thẳng MN và nằm ngoài MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình \(u = 2,5\sqrt 2 \cos \left( {20\pi t} \right)\) cm, tạo một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng là 1,6 m/s. Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử môi trường tại M và N khi có sóng truyền qua là

A. 15,5 cm .                            B. 17 cm .

 C. 13 cm .                              D. 19 cm.

Câu 40: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp là O1 và O2 dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc Oxy với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm M và N di động trên trục Ox thỏa mãn OM = a; ON = b (a < b). Biết ab = 324 cm2; O1O2 = 18 cm và b thuộc đoạn [21,6; 24] cm. Khi góc \(\widehat {M{O_2}N}\) có giá trị lớn nhất thì thấy M và N dao động với biên độ cực đại và giữa chúng có hai cực tiểu. Số điểm dao động với biên độ cực đại trong khoản giữa hai nguồn  O1O2

A. 21.                                      B. 22.

C. 23.                                      D. 25.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

D

C

B

A

6

7

8

9

10

B

C

D

B

D

11

12

13

14

15

D

A

A

C

B

16

17

28

29

20

A

D

C

A

B

21

22

23

24

25

C

C

D

A

C

26

27

28

29

30

D

A

A

C

D

31

32

33

34

35

C

D

C

D

B

36

37

38

39

40

B

A

B

C

D

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại HocTot.XYZ

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close