Đề số 19 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 19 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể

vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là

A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

B. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.

C. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.

D. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Câu 2: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là

người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc”. Đoạn trích trên đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?

A. Toàn dân kháng chiến.

B. Toàn diện kháng chiến.

C. Trường kì kháng chiến.

D. Tự lực cánh sinh.

Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng miền

Nam có vai trò

A. quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

C. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

D. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Câu 4: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

B. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.

C. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.

D. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

Câu 5: Sự kiện nào được xem là khởi đầu dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô sau

Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.

B. Mĩ quyết định triển khai “Kế hoạch Macsan”.

C. Khối quân sự NATO được thành lập.

D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta

A. Sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

C. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.

D. Hậu phương miền Bắc lớn mạnh.

Câu 7: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là:

A. Công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929).

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện ―vô sản hóa‖ (1928).

C. Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928).

D. Công nhân Ba-Son bãi công (8-1925).

Câu 8: Tôn Thất Thuyết mượn lời vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương ở đâu?

A. Kinh đô Huế  

B. Đồn Mang Cá

C. Căn cứ Ba Đình  

D. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)

Câu 9: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước:

A. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng tư sản ở miền Nam

C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.

D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.

Câu 10: Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.

B. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Câu 11: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc

nào của Liên Hợp Quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

B. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.

C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.

Câu 12: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân

Việt Nam?

A. “Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công”.

B. “Cách mạng ruộng đất”

C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

D. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”

Câu 13: Nhân tố quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt

Nam từ năm 1930 là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

B. sự giúp đỡ của phong trào công nhân quốc tế.

C. sự lớn mạnh của các tổ chức quần chúng ở Việt Nam.

D. chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.

Câu 14: Cuơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là một cương lĩnh giải phóng dân

tộc đúng đắn và sáng tạo vì đã

A. khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới,

B. kết hợp đúng đắn vẫn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

C. thể hiện rõ nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam.

D. kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc.

Câu 15: Các quốc gia có nguyên thủ tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Liên Xô

C. Liên Xô, Mĩ, Pháp.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 16: Tình thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945

như thế nào?

A. Đất nước hỗn loạn do Pháp trở lại xâm lược.

B. Vô cùng khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc”.

C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.

D. Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập.

Câu 17: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ

năm 1986 đến nay là

A. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.

D. Từng bước đưa đất nước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội khẳng định đường lối Đổi mới của Đảng là

đúng đắn.

Câu 18: Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội (6/1912)

nhằm mục đích gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

B. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập nền dân chủ.

C. Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam độc lập.

D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

Câu 19: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.

B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược

C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.

D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình

Câu 20: Vì sao Hội nghị trung ương 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương lần thứ 6.

D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Câu 21: Chiến thắng quân sự nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng

đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của đế quốc Mĩ?

A. An Lão

B. Ấp Bắc

C. Ba Gia

D. Đồng Xoài.

Câu 22: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

A. Đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.

B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.

D. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.

Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ

hai?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao.

C. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

D. Có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 24: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là

A. Một nước thuộc địa của Pháp  

B. Thuộc địa của Tây Ban Nha

C. Quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền

D. Phụ thuộc vào Pháp

Câu 25: Các sự kiện diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ hai:

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô

2. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành

4. Phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh không điều kiện

Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian:

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 1, 3, 4

C. 1, 3, 2, 4 

D. 3, 2, 1, 4

Câu 26: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là

A. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh

B. nước Nga có điều kiện giúp đỡ ta về vật chất và tinh thần

C. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

D. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam

Câu 27: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”

lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

A. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).

B. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).

C. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).

D. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946).

Câu 28: Nơi Pháp mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam là

A. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

B. Huế

C. Thuận An  

D. Sài Gòn – Gia Định

Câu 29: Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Có lực lượng quân Mĩ trực tiếp chiến đấu.

B. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.

C. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.

D. Biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.

Câu 30: Nội dung nào sau đây trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể

hiện tính đúng đắn và sáng tạo?

A. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

B. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt

Nam

C. Đặt vấn đề giai cấp lên hàng đầu, đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt

Nam

D. Đặt vấn đề giai cấp lên hàng đầu, thấy được khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 31: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 nhằm mục đích gì?

A. Truyền bá tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam.

B. Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

C. Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga.

D. Tham gia các hoạt động chính trị ở các nước Người đến.

Câu 32: Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách

mạng là

A. nông dân.

B. công nhân.  

C. tư sản dân tộc

D. tiểu tư sản trí thức.

Câu 33: Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên trở thành siêu

cường về:

A. khoa học — kĩ thuật

B. chính trị

C. quân sự

D. khoa học vũ trụ

Câu 34: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.

B. Luận cương chính trị năm 1930.

C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

D. Báo cáo chính trị.

Câu 35: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn vì

A. Mĩ đã không tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành.

C. thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do.

D. ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

Câu 36: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là

A. Thành Hà Nội thất thủ lần 2

B. Pháp chiếm được 3 tỉnh miền tây Nam Kì

C. Quân Pháp tấn công Thuận An

D. Triều đình kí hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt

Câu 37: Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương được thể hiện qua

kế hoạch quân sự nào?

A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

B. Kế hoạch Nava.

C. Kế hoạch Rơve.

D. Kế hoạch Bôlae.

Câu 38: Chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965

A. Chiến tranh đặc biệt. 

B. Chiến tranh đơn phương.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Chiến tranh cục bộ‖

Câu 39: Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN

A. Hội nghị cấp cao Bali tháng 2 năm 1976

B. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 2 năm 1976

C. Hội nghị Băng Cốc Thái Lan năm 1999

D. Hội nghị Băng Cốc ngày 8-8-1967

Câu 40: Mục đích của đế quốc Mĩ trong việc thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam là

A. thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dưong của đế quốc Mĩ.

B. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh.

C. thực hiện các điều khoản của Hiêp định Giơnevơ mà thực dân Pháp chưa thi hành.

D. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của đế quốc Mĩ.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

A

D

C

A

6

7

8

9

10

C

D

D

A

B

11

12

13

14

15

C

C

A

B

D

16

17

18

19

20

B

D

D

C

C

21

22

23

24

25

B

A

A

C

B

26

27

28

29

30

C

D

A

A

B

31

32

33

34

35

B

B

B

C

B

36

37

38

39

40

D

B

A

A

D

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close