Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1

Hoàn thành các phương trình hóa học sau, cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron và xác định vai trò chất khử, chất oxi hóa của các halogen trong phản ứng.

a) SO2 + Br2 + H2O →

b) Cl2 + NaOH →

c) Br2 + KI →

d) F2 + H2O →

e) Al + Br2

Câu 2

Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch  KBr.

b) Thả viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohiđric.

c) Đốt dây sắt trong bình chứa khí clo.

Câu 3

Nguyên tử của nguyên tố halogen X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tố trên.

b) Cho biết tên, kí hiệu hóa học và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.

Câu 4

Trộn 300ml dung dịch X có hòa tan 5,85 g NaCl với 200ml dung dịch Y có hòa tan 34 g AgNO3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một kết tủa và nước lọc Z.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được?

b) Tính nồng độ mol các chất tan có trong nước lọc Z. Biết thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể.

Câu 5

Cho 78,3g MnO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20%.

a) Tính khối lượng dung dịch HCl phản ứng và thể tích khí sinh ra.

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được.

c) Khí sinh ra cho tác dụng hoàn toàn với 250ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH phản ứng.

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của các halogen để hoàn thành các phương trình hóa học.

Xác định số oxi hóa của các chất và hợp chất để xác định vai trò chất khử, chất oxi hóa.

+ Chất khử là chất mà số oxi hóa của nguyên tố tăng lên sau phản ứng.

+ Chất oxi hóa là chất mà số oxi hóa của nguyên tố giảm sau phản ứng.

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

a) SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4

S+4 → S+6+ 2e   | x1

Br2 +2e → 2Br- | x1

PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Br2 đóng vai trò chất oxi hóa.

b) Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Cl2 → 2Cl+ + 2e | x1

Cl2 + 2e → 2Cl-  | x1

PTHH: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Cl2 đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

c) Br2 + KI → KBr + I2

2I-→ I2 + 2e      | x1

Br2 +2e → 2Br- | x1

PTHH: Br2 + 2KI → 2KBr + I2

Br2 đóng vai trò chất oxi hóa.

d) F2 + H2O → HF + O2

2O-2 → O2 + 4e | x1

F2 + 2e → 2F-    | x2

PTHH: 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

F2 đóng vai trò chất oxi hóa

e) Al + Br2 → AlBr3

Al → Al+3 + 3e  | x2

Br2 +2e → 2Br- | x3

PTHH: 2Al + 3Br2 → 2AlBr3

Br2 đóng vai trò chất oxi hóa.

Câu 2

a) PTHH: AgNO3 + KI → AgI↓ vàng đậm + KNO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa vàng đậm.

b) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Hiện tượng: Viên kẽm tan dần, sủi bọt khí.

c) PTHH: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3

Hiện tượng: Dây sắt cháy trong khí clo tạo thành khói màu nâu.

Câu 3

a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đầy đủ là 1s22s22p63s23p5.

b) X có ZX = 17 ⟹ X là nguyên tố Clo (KHHH: Cl).

Vị trí của X trong bảng tuần hoàn hóa học: ô số 17 (ZX = 17), chu kì 3 (3 lớp electron), nhóm VIIA (7 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

Câu 4

a) nNaCl = 5,85/58,5 = 0,1 (mol) ; nAgNO3 = 34/170 = 0,2 (mol)

PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

­Nhận thấy nNaCl = 0,1 < 0,2 = nAgNO3

⟹ NaCl phản ứng hết, AgNO3 dư.

Theo PTHH ⟹ nAgCl = nNaCl = 0,1 (mol)

Vậy mkết tủa = mAgCl = 0,1.143,5 = 14,35 (g).

b) Chất tan trong nước lọc Z chứa AgNO3 dư và NaNO3.

Theo PTHH ⟹ nAgNO3(pứ) = nNaNO3 = nNaCl = 0,1 (mol)

⟹ nAgNO3(dư trong Z) = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)

Vdd(sau pứ) = 300 + 200 = 500 ml = 0,5 lít.

Vậy CM(AgNO3 trong Z) = CM(NaNO3) = n/V = 0,1/0,5 = 0,2M.

Câu 5

a) PTHH: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O

Theo PTHH ⟹ nHCl = 4nMnO2 = 4.0,9 = 3,6 (mol)

⟹ \({{m}_{\text{dd}(HCl)}}=\frac{{{m}_{HCl}}.100%}{C%}=\frac{3,6.36,5.100%}{20%}=657(g)\)

Theo PTHH ⟹ nCl2 = nMnO2 = 0,9 (mol)

⟹ VCl2 = 0,9.22,4 = 20,16 (lít).

b)

Theo PTHH ⟹ nMnCl2 = nMnO2 = 0,9 (mol)

⟹ mMnCl2 = 0,9.126 = 113,4 (g)

mdd(sau pứ) = mdd(HCl) + mMnO2 – mCl2

= 657 + 78,3 – 0,9.71 = 671,4 (g).

\(C{\% _{(MnC{l_2})}} = \frac{{{m_{MnC{l_2}}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} = \frac{{113,4.100\% }}{{671,4}} = 16,89\% \)

c)

PTHH: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Theo PTHH ⟹ nNaOH = 2nCl2 = 1,8 (mol)

⟹ CM(NaOH) = n/ V = 1,8/0,25 = 7,2M.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close