Đề số 2 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật líĐáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí đề trắc nghiệm. Đề bài Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y – âng, trên màn quan sát vận sáng là những vị trí mà hai sóng ánh sáng tại đó A. lệch pha 0,25π B. cùng pha C. ngược pha D. vuông pha Câu 2: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau B. Phô tôn có thể tồn tại trạng thái đứng yên C. Năng lượng của phô tôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phô tôn đó càng lớn D. Năng lượng của phô tôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phô tôn ánh sáng đỏ Câu 3: Công thoát ra khỏi kim loại A = 6,625.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,3 μm B. 0,295 μm C. 0,375 μm D. 0,25 μm Câu 4: Cho chiết suất tuyệt đối của nước là n = 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy bể nước sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước một khoảng bằng A. 90 cm B. 80 cm C. 1m D. 1,5 m Câu 5: Khi con lắc đơn dao động với phương trình \(s = 5\cos 10\pi t(mm)\) thì thế năng của nó biến thiên với tần số A. 5 Hz B. 2,5 Hz C. 10 Hz D. 20 Hz Câu 6: Chiếu một tia sáng tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thủy tinh có chiết suất tuyệt đối n = 1,5 góc chiết quang A. Tia ló hợp với tia tới một góc lệch D =300. Góc chiết quang của lăng kính là A. A = 240 B. A = 410 C. A = 38016’ D. A = 660 Câu 7: Vai trò của lăng kính trong máy quang phổ dùng lăng kính là A. giao thoa ánh sáng B. khúc xạ ánh sáng C. tán sắc ánh sáng D. phản xạ ánh sáng Câu 8: Trong giao thoa ánh sáng Y –âng, khoảng cách giữa hai khe là 0,1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1m. Nguồn sáng S phát ánh sáng có bước sóng từ 500nm. Tại điểm M là vân sáng gần nhất cách vân sáng trung tâm là A. 0,5mm B. 5 mm C. 0,25 mm D. 10 mm Câu 9 : Dòng điện xoay chiều sử dụng trong gia đình có thông số 220 V- 50 Hz. Nếu sử dụng dòng điện trên thắp sáng một bóng đèn sợi đốt 220 V – 100 W thì trong một giây đèn sẽ A. tắt đi rồi sáng lên 200 lần B. luôn sáng C. tắt đi rồi sáng lên 50 lần D. tắt đi rồi sáng lên 100 lần Câu 10 : Chùm sáng laze không được dùng trong A. nguồn âm tần B. dao mổ trong y học C. truyền thông tin D. đầu lọc đĩa CD Câu 11: Chọn kết luận dùng khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo A. Gia tốc tỷ lệ thận với thời gian B. Quỹ đạo là một đường hình sin C. Vận tốc tỷ lệ thuận với thời gian D. Quỹ đạo là một đoạn thẳng Câu 12: Âm của một đàn ghi ta và của một cái kèn phát ra mà tai người phân biệt được khác nhau không thể có cùng A. mức cường độ âm B. đồ thị dao động âm C. cường độ âm D. tần số âm Câu 13: Trong các thiết bị nào sau đây, thiết bị nào ta có thể coi giống như một máy biến áp A. Bộ kích điện từ ắc quy để sử dụng trong gia đình khi mất điện lưới B. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ C. Bộ lưu điện sử dụng cho máy tính D. Sạc pin điện thoại Câu 14 : Trong các phản ứng hạt nhân sau đây phản ứng nào là phản ứng nhiệt hạch? A. \({}_1^2H + {}_1^2H \to {}_2^4He\) B. \({}_1^1p + {}_4^9Be \to {}_2^4He + {}_3^6X\) C. \({}_6^{14}C \to {}_7^{14}N + {}_{ - 1}^0e\) D. \({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{39}^{94}Y + {}_{53}^{140}I + 2{}_0^1n\) Câu 15: Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch, thì hệ thức liên hệ giữa điện tích cực đại trên bản tụ điện q0 và I0 là A. \({q_0} = \sqrt {\dfrac{1}{{LC}}} {I_0}\) B. \({q_0} = \sqrt {\dfrac{C}{{\pi L}}} {I_0}\) C. \({q_0} = \sqrt {\dfrac{{CL}}{\pi }} {I_0}\) D. \({q_0} = \sqrt {LC{I_0}} \) Câu 16: Đặt một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = 100{\rm{ }} + 100\sqrt 2 cos100\pi t(V)\)vào hai đầu một mạch RLC nối tiếp có các thông số: R = 100Ω, C = 1/π (mF), cuộn cảm L = 1/π (H). Nhiệt lượng toả ra trên điện trở trong thời gian 1s là A. 150W B. 100W C. 200W D. 50W Câu 17: Một sóng cơ học được mô tả bởi phương trình \(u = A.c{\rm{os2}}\pi \left( {\dfrac{t}{T} - \dfrac{x}{\lambda }} \right)\). Tốc độ cực đại của phần tử môi trường bằng 4 lần tốc độ truyền sóng khi A. \(\lambda = \dfrac{{\pi A}}{4}\) B. λ = πA C. \(\lambda = \dfrac{{\pi A}}{2}\) D. λ = 2πA Câu 18: Một thấu kính mỏng bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10cm và 30cm. Tiêu cự của thấu kính đặt trong không khí là A. f = 20cm B. f = 15cm C. f = 25cm D. f = 17,5cm Câu 19: Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng A. làm cho tần số dao động không đổi B. làm cho động năng của vật tăng lên C. bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ D. làm cho li độ dao động không giảm xuống Câu 20: Cho hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình x1 = A1.cos(ωt + π/2) cm và x2 = A2.sinωt cm. Chọn phát biểu đúng: A. dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ 2 B. dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ2 C. dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ 2 D. dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai Câu 21: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự f1 = 0,5cm và thị kính có tiêu cự f2 = 2cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là A. 175 lần B. 250 lần C. 200 lần D. 300 lần Câu 22: Người ta dùng một hạt X bắn phá hạt nhân 2713Al gây ra phản ứng hạt nhân \(X + {}_{13}^{27}Al \to {}_{15}^{30}P + {}_0^1n\). Hạt X là A. electron B. hạt α C. pozitron D. proton Câu 23: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung thay đổi đượC. Điện trở của dây dẫn không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là A. f2 = 0,25f1 B. f2 = 2f1 C. f2 = 0,5f1 D. f2 = 4f1 Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng A. dòng điện và điện áp có thể lệch pha với nhau một góc 1200 B. cường độ dòng điện trong mạch chỉ có điện trở thuần luôn trễ pha so với điện áp hai đầu điện trở C. cường độ dòng điện trong mạch chỉ có tụ điện luôn trễ pha hơn so với điện áp hai đầu tụ D. trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện luôn trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch Câu 25: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là A. n12 = n1 – n2 B. n21 = n2 – n1 C. n21 = n1/n2 D. n21 = n2/n1 Câu 26: Một sợi dây có chiều dài 1m hai đầu cố định. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số f thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Biết tần số chỉ có thể thay đổi trong khoảng từ 300Hz đến 450Hz. Tốc độ truyền dao động là 320m/s. Tần số sóng bằng A. 320Hz B. 400 Hz C. 420 Hz D. 300 Hz Câu 27: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng AB là A. số lẻ B. có thể chẵn hay lẻ tuỳ thuộc vào tần số của nguồn C. có thể chẵn hay lẻ tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn AB D. số chẵn Câu 28: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + π/3) cm. Biết quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 1s là 2A và trong 2/3s là 9cm kể từ lúc bắt đầu dao động. Giá trị của A và ω là A. 6cm và π rad/s B. 12cm và π rad/s C. 9cm và π rad/s D. 12cm và 2π rad/s Câu 29: Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây có điện trở thuần \(r = 100\sqrt 2 \Omega \), độ tự cảm L = 0,191H với một tụ điện có điện dung C = 1/4π (mF) và một biến trở R có giá trị thay đổi được. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch \(u = 200\sqrt 2 c{\rm{os}}100\pi t(V)\). Thay đổi giá trị của R để công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại. Giá trị cực đại của công suất trong mạch khi đó là A. 100 W B. 200 W C. 278 W D. 50 W Câu 30: Vật thật qua thấu kính phân kì A. Luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật B. Có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật C. Luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật D. Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật Câu 31: Gọi mp, mn, mX lần lượt là khối lượng của proton và hạt nhân \(_Z^AX\) . Năng lượng liên kết của một hạt nhân \(_Z^AX\) được xác định bởi công thức; A. \({\rm{W}} = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2}\) B. \({\rm{W}} = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]\) C. \({\rm{W}} = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} + {m_X}} \right]{c^2}\) D. \({\rm{W}} = \left[ {Z{m_p} - \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2}\) Câu 32: Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ trong mạch dao động bằng 6V, điện dung của tụ điện bằng 1μF. Biết năng lượng trong mạch dao động được bảo toàn, năng lượng từ trường cực đại tập trung ở cuộn cảm: A. 1,8.10-6 J B. 9.10-6 J C. 18.10-6 J D. 0,9.10-6 J Câu 33: Một con lắc lò xo nằm ngang có vật nhỏ khối lượng m1 dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật đến vị trí có động năng bằng thế năng thì một vật khác m’ (cùng khối lượng với vật m) rơi thẳng đứng và dính chặt vào vật m thì khi đó 2 vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ: A. \(\dfrac{{\sqrt 5 }}{{2\sqrt 2 }}A\) B. \(\dfrac{{\sqrt 7 }}{2}A\) C. \(\dfrac{{\sqrt 5 }}{4}A\) D. \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}A\) Câu 34: Một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 100N/m. Một đầu treo vào một điểm cố định, đầu còn lại treo một vật nặng khối lượng 500g. Từ vị trí cân bằng, kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 10cm rồi buông cho vật dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2, khoảng thời gian mà lò xo bị nén một chu kì là: A. \(\dfrac{\pi }{{6\sqrt 2 }}s\) B. \(\dfrac{\pi }{{15\sqrt 2 }}s\) C. \(\dfrac{\pi }{{3\sqrt 2 }}s\) D. \(\dfrac{\pi }{{5\sqrt 2 }}s\) Câu 35: Người ta dùng một proton bắn phá hạt nhân X đang đứng yên tạo thành hai hạt α. Biết rằng phản ứng toả năng lượng; các hạt α bay ra với cùng tốc độ và các vecto vận tốc của chúng hợp với nhau góc β. Góc β có thể nhận giá trị bằng A. 1200 B. 900 C. 300 D. 1400 Câu 36: Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20cm và 25 cm, đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80cm. Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30cm, vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A’’B” của AB qua quang hệ là: A. Ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100cm B. Ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60cm C. Ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100cm D. Ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20cm Câu 37: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng với ánh sáng đơn sắc \(\lambda = 600nm;a = 0,1mm;D = 1m\). Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm dùng một kính lúp mà trên vành kính có ghi 10X quan sát vân giao thoa trong trạng thái mắt không điều tiết. Góc trông khoảng vân giao thoa qua kính là: A. 2,40 B. 0,240 C. 2,4rad D. 0,24rad Câu 38: Mạch điện AB gồm đoạn mạch AM và đoạn mạch MB nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp có biểu thức Đề số 1 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí 12. Biết điện áp ở hai đầu đoạn AM sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc 300. Đoạn MB chỉ có một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng UAM + UMB có giá trị lớn nhất. Khi đó, điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là: A. 440 V B. \(220\sqrt 3 V\) C. 220 V D. \(220\sqrt 2 \) Câu 39: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không phải đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là: A. 0,5 m B. 2 m C. 1,5 m D. 1,0 m Câu 40: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha có 5 cặp cực từ vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R = 100W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \dfrac{{41}}{{6\pi }}H\) và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}F\) ghép nối tiếp với nhau. Tốc độ quay roto của máy có thể thay đổi được. Khi tốc độ roto của máy là n hoặc 3n thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị I. Giá trị của n là: A. 5 vòng/s B. 15 vòng/s C. 25 vòng/s D. 10 vòng/s Lời giải chi tiết
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại HocTot.XYZ HocTot.XYZ
|