Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1: Trong giai đoạn 1936-1939, đối tượng của cách mạng Việt Nam là

A. bộ phận nguy hiểm của kẻ thù dân tộc.

B. toàn bộ kẻ thù của dân tộc Việt Nam.

C. đế quốc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

D. một bộ phận xâm lược và tay sai phản động.

Câu 2: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành “công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” với mục tiêu

A. đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.

C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

D. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Câu 3: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong khu vực Đông Nam Á” vì

A. vấn đề Campuchia được giải quyết bằng Hiệp định được kí kết tại Pari.

B. ASEAN từ 5 nước ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên.

C. Quan hệ giữa ASEAN và 3 nước Đông Dương được cải thiện tích cực.

D. Các nước đã kí Hiến chương ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến năm 1913 là không đúng?

A. Hai xu hướng luôn đối lập nhau, không thể cùng tồn tại.

B. Cả hai xu hướng đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng tư sản.

C. Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng là giải phóng dân tộc.

D. Cả hai xu hướng đều có chung động cơ là yêu nước.

Câu 5: Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Mĩ Ru-đơ-ven đề ra là

A. giữ vững lập trường chống cộng sản.

C. trung lập với các xung đột ngoài nước Mĩ.

B. đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

D. vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước.

Câu 6: Quá trình phát triển thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á từ 5 nước ban đầu lên 10 nước không gặp phải trở ngại nào dưới đây?

A. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước.

B. Sự tác động của cuộc chiến tranh lạnh.

C. Sự đối đầu giữa ASEAN với các nước Đông Dương.

D. Thời gian giành được độc lập của các nước không giống nhau.

Câu 7: Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với

A. cải biến xã hội.

B. đánh đuổi phong kiến tay sai.

C. xây dựng nếp sống văn minh.

D. nâng cao dân trí.

Câu 8: Từ nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản.

B. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi.

C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

D. Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn không còn phù hợp.

Câu 9: Điểm khác biệt căn bản về nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam so với Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 là

A. nêu rõ các biện pháp cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. đồng ý để miền Nam tiến hành tổng tuyển cử tự do mà không có sự can thiệp của bên ngoài.

C. không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam.

D. yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự.

Câu 10: Việt Nam kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là do

A. sự chi phối của Liên Xô đối với các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

B. căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng.

C. căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp, ta không thể đánh bại được Pháp về quân sự.

D. sự chi phối của các cường quốc, nhất là Mĩ và Liên Xô.

Câu 11: Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 chứng tỏ điều gì?

A. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình, hoạt động chống Pháp độc lập.

B. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

C. Nhân dân chán ghét triều đình.

D. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn giá trị.

Câu 12: Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay là

A. kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh.

B. luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong chiến lược chiến tranh.

C. củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

D. Đảng tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 13: Liên minh công – nông là một nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì

A. bị bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng hăng hái và triệt để.

B. chiếm số lượng đông đảo, bị bần cùng hóa và có tinh thần yêu nước sâu sắc.

C. chiếm số lượng đông đảo, bị bần cùng hóa và có tinh thần cách mạng triệt để.

D. chịu ba tầng áp bức bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến.

Câu 14: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của “Đường lối chung” trong công cuộc cải cách là

A. đổi mới chính trị là nền tảng để đổi mới kinh tế.

B. tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

D. lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.

Câu 15: Từ 1945 đến 1954 là giai đoạn

A. nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. nhân dân Campuchia kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. nhân dân ba nước Đông Dương kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 16: “Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ được đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh có năng lực và uy tín” là cách thức tổ chức lực lượng của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Ba Đình.

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 17: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp các nhân tố nào?

A. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân, nông dân và tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản.

D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Câu 18: Trong nội dung của Hiệp định Pari năm 1973, điều khoản nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?

A. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

C. Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

D. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào 24 giờ ngày 27-3-1973, Hoa KÌ cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

Câu 19: Thời cơ khách quan nào dẫn đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng?

A. Có khối liên minh công – nông vững chắc, tập hợp được lực lượng trong mặt trận thống nhất.

B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.

D. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật.

Câu 20: Hệ thống phòng ngự mà thực dân Pháp tăng cường và thiết lập thông qua Kế hoạch Rơ-ve năm 1949 là

A. hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông – Tây.

B. phòng tuyến “boongke” và “vành đai trắng”.

C. hệ thống phòng ngự ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ và hành lang Đông – Tây.

D. hành lang Đông – Tây và “vành đai trắng”.

Câu 21: Điểm chung của các nước Đông Nam Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều tham gia vào Hiệp hội khu vực.

B. Tham gia vào các khối quân sự bị chi phối bởi trật tự hai cực Ianta và Chiến tranh lạnh.

C. Đều giành được độc lập dân tộc.

D. Bị các nước thực dân phương Tây tái chiếm.

Câu 22: Sự kiện nào đã tạo nên thời cơ thuận lợi mới để Đảng ta hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?

A. Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6-1-1975).

B. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi (24-3-1975).

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc thắng lợi (29-3-1975).

D. Hiệp định Pari được kí kết (27-1-1973).

Câu 23: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành khác với các nhà yêu nước tiền bối?

A. Ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề.

B. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp.

C. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

D. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để giành độc lập.

Câu 24: Điểm khác biệt căn bản về âm mưu của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai so với lần thứ nhất là

A. Ép ta phải kí Hiệp định Pari với những điều khoản có lợi cho chúng.

B. Cứu vãn cho sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam.

C. phá hoại tiềm lực kinh tế, công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.

D. ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

Câu 25: Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta” (Trích: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, SGK Lịch sử 12).

Đoạn trích trên đề cập đến nội dung gì của thế giới ngày nay?

A. Xu thế toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách phát triển.

B. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, thế giới đang diễn ra xu thế hòa bình, phát triển.

C. Quan hệ quốc tế có những thay đổi lớn, buộc Việt Nam cần phải điều chỉnh chiến lược phát triển.

D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với các quốc gia, dân tộc, trong đó có VIệt Nam.

Câu 26: Ý nào không giải thích đúng về nội hàm khái niệm “Chiến tranh lạnh”.

A. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe: TBCN và XHCN trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

B. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.

C. Ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

D. Đây là cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô về vũ khí hạt nhân.

Câu 27: Điểm khác căn bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. phân hóa cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam.

B. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam.

C. giải quyết đứng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

D. xác định đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

Câu 28: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là ở

A. mục đích của cách mạng.

B. hình thức và phương pháp đấu trang.

C. lực lượng tham gia cách mạng.

D. tính chất của cách mạng.

Câu 29: Ý nào dưới đây phản ánh đúng về chủ trương “Mĩ hóa” khi nói về cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975)?

A. Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đưa cố vấn và áp dụng chiến thuật “trực thăng vận”.

B. Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam.

C. Mĩ thừa nhận sự thất bại của mình trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

D. Mĩ thừa nhận sự thất bại của mình trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 30: Trong trận chiến đấu chống Pháp tại cửa Ô Thanh Hà (Hà Nội 1873), ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng?

A. Hoàng Diệu.

B. Một viên Chưởng cơ.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Tá Viêm.

Câu 31: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam hoàn thành mục tiêu “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”?

A. Toán lính Mĩ cuối cùng đã rút quân về nước (3-1973).

B. Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam.

C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (7-1976).

D. Đại hội IV của Đảng 12-1976 thống nhất cả nước đi lên CNXH.

Câu 32: Sai lầm của triều đình Huế trong hai lần nhân dân ta giành chiến thắng ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) là gì?

A. Cầu viện nhà Thanh đem quân đội sang giúp đỡ để đánh đuổi Pháp.

B. Sử dụng con đường thương lượng để Pháp rút quân khỏi Hà Nội và Bắc Kì.

C. Không tập trung lực lượng tiêu diệt quân Pháp mà xây dựng chiến lũy.

D. Yêu cầu nhân dân ta bãi binh để quân Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc Kì.

Câu 33: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta chọn địa điểm nào để tấn công quân địch?

A. Phan Rang và Tân Sơn Nhất.

B. Xuân Lộc và Đồng Nai.

C. Xuân Lộc và Phan Rang.

D. Phan Rang và Đồng Nai.

Câu 34: Trong chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam, nội dung nào thể hiện sự đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta?

A. Tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.

B. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

C. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D. Xác định cả năm 1975 là thời cơ.

Câu 35: Đâu là yếu tố quyết định nhất để Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường cứu nước đi theo khuynh hướng vô sản?

A. Xuất phát từ yếu tố cá nhân Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, khẳng định độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. Xuất phát từ yếu tố thời đại: Mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc lên cao dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra thắng lợi.

C. Xuất phát từ yếu tố dân tộc: Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đã thât bại, không còn phù hợp với nhân dân Việt Nam.

D. Xuất phát từ yếu tố xã hội: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới, góp phần bổ sung thêm lực lượng cho cách mạng.

Câu 36: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương là gì?

A. Lực lượng tham gia.

B. Mục tiêu đấu tranh.

C. Nguyên nhân bùng nổ.

D. Giai cấp lãnh đạo.

Câu 37: Những mốc đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỉ XX là

A. Cách mạng tháng Tám (1945), Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).

B. Cách mạng tháng Tám (1945), Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975).

C. Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).

D. Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975).

Câu 38: Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở nước nào trong khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Việt Nam.

B. Mã Lai.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Phi-lips-pin.

Câu 39:

“Hai mươi năm trước ở nơi này

Đảng vạch con đường đánh Nhật – Tây

Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay”

(Hồ Chí Minh – 1961).

Địa danh lịch sử được nhắc đến trong đoạn thơ trên là

A. Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Pác Bó (Cao Bằng).

C. Võ Nhai (Thái Nguyên).

D. Bà Điểm (Gia Định).

Câu 40: Với mục đích kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc khó tránh khỏi với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. đàm phán với Pháp tại Hội nghị trù bị ở Đà Lạt.

B. kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946.

C. đàm phán với Pháp tại Hội nghị chính thức ở Phôngtennơblô.

D. kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

B

B

A

D

6

7

8

9

10

A

A

C

C

B

11

12

13

14

15

B

D

A

C

A

16

17

18

19

20

D

B

B

D

A

21

22

23

24

25

D

C

A

B

A

26

27

28

29

30

D

C

D

D

B

31

32

33

34

35

C

B

C

C

A

36

37

38

39

40

B

B

C

B

D

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close