Đề số 33 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí

Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí đề trắc nghiệm.

Đề bài

Câu 1: Một vòng dây phẳng có diện tích 80 cm2 đặt trong từ trường đều B = 0,3.10-3 T; vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Đột ngột vecto cảm ứng từ đổi chiều trong thời gian 10-3 s. Trong thời gian đó suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn là

A.  2,4.10-3 V

B.  48 V

C.  4,8.10-3 V

D.  24 V

Câu 2: Đồng hồ đo điện đa năng hiện số là một dụng cụ đo điện có rất nhiều chức năng khi muốn sử dụng đồng hồ để đo theo đúng mục đích thì cần điều chỉnh thang đo và chốt cắm phù hợp, phải chú ý đến các quy tắc sử dụng, nếu không sẽ không đo được kết quả,hoặc có thể làm hỏng đồng hồ. Khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số, điều nào sau đây không cần thực hiện?

A.  Không đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn

B.  Phải ngay lập tức thay pin khi đồng hồ đo xong

C.  Nếu không biết rõ các giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn

D.  Không chuyển thang đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ

Câu 3: Một lá thép mỏng, một đầu cố định đầu còn lại được kích thích để dao động điều hòa, trong 1 s lá thép thực hiện được 12 dao động toàn phần. Một người đứng cách lá thép 1 m, người thứ 2 đứng cách lá thép 4 m. Kết luận nào sau đây là đúng

A.  Mức cường độ âm do người thứ 2 thu được giảm 16 lần so với người thứ nhất

B.  Cường độ âm do người thứ 2 thu được giảm 16 lần so với người thứ nhất

C.  Cường độ âm do người thứ hai giảm 4 lần so với người thứ nhất

D.  Cả hai người đều không thu được âm do lá thép phát ra

Câu 4: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm là nam châm điện có p cặp  cực từ quay với tốc độ n ( vòng / phút). Tần số dòng điện do máy sinh ra được tính

A.  f =np

B.  \(f = 60\dfrac{n}{p}\)

C. \(f = \dfrac{{np}}{{60}}\)

D.  f = 60 np

Câu 5: Chọn kết luận đúng. Năng lượng dao động của một vật dao động điều hòa

A.  Giảm 4 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần

B.  Giam 4/9 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần

C.  Giảm 25/9 lần khi tần số dao động tăng lên 3 lần và biên độ dao động giảm 3 lần

D.  Tăng 16 lần khi biên độ tăng 2 lần và tần số tăng 2 lần

Câu 6: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ gọi là

A.  tần số dao động

B.  chu kỳ dao động

C.  tần số góc dao động

D.  nửa chu kỳ dao động

Câu 7: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp có R = 60Ω, L= 0,2/π H, C = 10-4/π (F).Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = 50\sqrt 2 \cos 100\pi t(V).\)Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A.  1A

B.  0,71 A

C.  0,25A

D.  0,5 A

Câu 8: Đặt vào hai đầu tụ điện \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }(F)\)một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos 100\pi t(V).\)Dung kháng của tụ có giá trị là

A.  \({Z_C} = 1\Omega \)

B.  \({Z_C} = 100\,\Omega \)

C.  \({Z_C} = 50\,\Omega \)

D.  \({Z_C} = 0,01\,\Omega \)

Câu 9: Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ

A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian cùng chu kỳ

B.  Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc gọi là sóng vô tuyến

C. Trong sóng điện từ điện trường và từ trường luôn dao động vuông pha

D.  Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gia của điện từ trường biến thiên theo thời gian

Câu 10 : Điện tích cực đại trên tụ điện và dòng điện cực đại qua cuộn cảm của một mạch dao động lần lượt là Q0 = 10-6 C và I0 = 10 A.  Bước sóng điện từ do mạch phát ra nhận giá trị nào sau đây?

A. 188,4 m

B.  99,5 m

C.  314,2 m

D.  628, 8m

Câu 11: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

A.  ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ  khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

B.  ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

C.  ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

D.  ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu 12: Trong cách cách sau cách nào đơn giản nhất để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện năng đi xa

A.  Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn

B.  Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ

C.  Tăng điện áp truyền tải

D.  Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải

Câu 13: Một người chưa đeo kính nhìn được vật gần nhất cách mắt 12 cm.Để đọc sách gần nhất cách mắt 24 cm. Người này cần phải đeo kính có tiêu cự thế nào ? Coi là kính sát mắt

A.  f = 24 cm

B.  f = 8 cm

C.  f = 24 cm

D.  f = - 8 cm

Câu 14 : Hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp không phụ thuộc vào yếu tố nào

A. Điện trở R

B.  Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch

C.  Điện dung C của tụ

D.  Độ tự cảm L của cuộn dây

Câu 15: Hình vẽ nào dưới đây xác định sai hướng của véctơ cảm ứng từ tại điểm M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?

 

Câu 16: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?

A.  Mạch tách sóng

B.  Anten

C.  Mạch biến điệu

D.  Mạch khuyếch đại

Câu 17: Điểm cực cản của mắt không bị tật là:

A.  Điểm ở gần mắt nhất

B.  Điểm thuộc trục chính của thể thủy tinh, gần mắt nhất mà khi vật đặt tại đó, ảnh của vật nằm đúng trên màng lưới

C.  Điểm thuộc trục chính của thể thủy tinh, gần mắt nhất mà khi vật đặt tại đó, mắt nhìn vật dưới góc trông α = αmin

D.  Điểm thuộc trục chính của thể thủy tinh, gần mắt nhất mà khi vật đặt tại đó, mắt nhìn vật dưới góc trông lớn nhất.

Câu 18: Khi sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi:

A.  Bước sóng

B.  Năng lượng

C.  Vận tốc

D.  Tần số

Câu 19: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cosωt (V). Kí hiệu UR, UL, UC tương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C.  Khi \(\dfrac{{2\sqrt 3 {U_R}}}{3} = 2{U_L} = {U_C}\) thì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:

A.  Trễ pha p/6

B.  Sớm pha p/3

C.  Trễ pha p/3

D.  Sớm pha p/6

Câu 20: Quan sát hình vẽ bên. Trong khi dịch con chạy C của biến trở R về phía N thì dòng điện tự cảm do ống dây gây ra và dòng điện qua biến trở R lần lượt có chiều:

 

A.  Itc từ P đến Q; IR từ N đến M

B.   Itc = 0; IR từ N đến M

C.   Itc từ P đến Q; IR từ M đến N

D.   Itc từ Q đến P; IR từ M đến N

Câu 21: Hai chất điểm M và N cùng xuất phát từ gốc O và bắt đầu dao động điều hòa cùng chiều dọc theo trục Ox với cùng biên độ nhưng với chu kì lần lượt là 3s và 6s. Tỉ số độ lớn vận tốc của điểm M và N khi chúng gặp nhau là:

A.  2:3

B.   1:2

C.   3:2

D.   2:1

Câu 22: Một học sinh dùng cân và đồng hồ đếm giây để đo độ cứng của lò xo. Dùng cân để cân vật nặng khối lượng m = 100g ± 2%. Gắn vật vào lò xo và kích thích cho con lắc dao động rồi dùng đồng hồ đếm giây đo thời gian của một dao động cho kết quả T = 2s ± 2%. Bỏ qua sai số của π (coi như bằng 0). Sai số tương đối của phép đo là:

A.  1%

B.   5%

C.   6%

D.   4%

Câu 23: Trong mạch dao động có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của một bản tụ là Q0 và dòng điện cực đại qua cuộn cảm là I0. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng \(\dfrac{{{I_0}}}{n}\) thì điện tích một bản của tụ có độ lớn:

A. \(q = {Q_0}\dfrac{{\sqrt {2{n^2} - 1} }}{n}\)

B.  \(q = {Q_0}\dfrac{{\sqrt {{n^2} - 1} }}{{2n}}\)

C.  \(q = {Q_0}\dfrac{{\sqrt {2{n^2} - 1} }}{{2n}}\)

D.  \(q = {Q_0}\dfrac{{\sqrt {{n^2} - 1} }}{n}\)

Câu 24: Một vật có khối lượng m = 200g thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình \({x_1} = 4c{\rm{os10t}}\left( {cm} \right)\)  và \({x_2} = 6c{\rm{os10t}}\left( {cm} \right)\). Lực tác dụng cực đại gây ra dao động tổng  hợp của vật là:

A.  0,02 N

B.  0,2 N

C.  2 N

D.  20 N

Câu 25: Cho biết chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi chiếu ánh sáng từ:

A.  Từ benzen vào nước

B.  Từ chân không vào thủy tinh flin

C.  Từ nước vào thủy tinh flin

D.  Từ benzen vào thủy tinh flin

Câu 26: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12,5cm, cho ảnh rõ nét trên màn đặt vuông góc với trục chính của thấu kính và cách vật một khoảng L. Khoảng cách L nhỏ nhất bằng bao nhiêu để có ảnh rõ nét trên màn?

A.  25cm

B.  50cm

C.  90cm

D.  75cm

Câu 27: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm. Số chỉ các vôn kế V1 , V2 lần lượt là U1 = 80V; U2 = 60V. Biết hiệu điện thế tức thời uAM biến thiên lệch pha \(\dfrac{\pi }{2}\) với hiệu điện thế tức thời uMB.  Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần là:

 

A.  48V

B.  100V

C.  140V

D.  96V

Câu 28: Phương trình dao động cơ điều hòa của một chất điểm, khối lượng m là \(x = A\sin \left( {\omega t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\). Động năng của nó biến thiên theo thời gian theo phương trình:

A.  \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{4}m{A^2}{\omega ^2}\left[ {1 + c{\rm{os}}\left( {2\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)} \right]\).

B.  \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{4}m{A^2}{\omega ^2}\left[ {1 + c{\rm{os}}\left( {2\omega t - \dfrac{{4\pi }}{3}} \right)} \right]\)

C.  \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{4}m{A^2}{\omega ^2}\left[ {1 - c{\rm{os}}\left( {2\omega t + \dfrac{{4\pi }}{3}} \right)} \right]\)

D.  \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{4}m{A^2}{\omega ^2}\left[ {1 + c{\rm{os}}\left( {2\omega t + \dfrac{{4\pi }}{3}} \right)} \right]\)

Câu 29: Một nam châm điện có dòng điện xoay chiều tần số 50Hz đi qua.  Đặt nam châm điện phía trên một dây thép AB căng ngang với hai đầu cố định, chiều dài sợi dây 60cm. Ta thấy trên dây có sóng dừng với 2 bó sóng. Tính vận tốc sóng truyền trên dây?

A.  60 m/s

B.  60 cm/s

C.  6 m/s

D.  30 m/s

Câu 30: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 (T) với vận tốc ban đầu v0 = 3,2.106 m/s. vuông góc với \(\overrightarrow B \) , khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường là:

A.  16,0 cm

B.  18,2 cm

C.  27,3 cm

D.  20,4 cm

Câu 31: Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với tốc độ v = 50m/s. Sóng truyền từ O đến M, biết phương trình sóng tại điểm M là \({u_M} = 5c{\rm{os}}\left( {50\pi t - \pi } \right)\)cm. M nằm sau O cách O một đoạn 0,5 cm, thì phương trình sóng tại O là:

A. \({u_O} = 5c{\rm{os}}\left( {50\pi t - \dfrac{{3\pi }}{4}} \right)cm\)

B.  \({u_O} = 5c{\rm{os}}\left( {50\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)cm\)

C.  \({u_O} = 5c{\rm{os}}\left( {50\pi t + \pi } \right)cm\)

D.  \({u_O} = 5c{\rm{os}}\left( {50\pi t - \dfrac{{3\pi }}{2}} \right)cm\)

Câu 32: Tụ xoay trên Rađio có điện dung từ 10pF đến 370pF khi góc xoay từ 00 đến 1800. Ban đầu tụ đang xoay tới góc 800 và Rađio đang bắt đài VOV1 với tần số 99,9MHz. Để bắt được đài VOV3 với tần số 104,5MHZ thì cần phải

A.  Xoay ngược lại một góc 72,680

B.  Xoay thêm một góc 72,680

C.  Xoay thêm một góc 7,320

D.  Xoay ngược lại một góc 7,320

Câu 33: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt bên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây (vòng dây được giữ cố định) như hình vẽ:

A.  Lúc đầu dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, khi tâm vòng dây ngang với đầu A của nam châm thì dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, khi tâm vòng dây ngang với trung điểm B của nam châm thì dòng điện chạy cùng chiều kim đồng hồ, khi tâm vòng dây ngang với đầu C của nam châm thì dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ

B.  Lúc đầu dòng điện ngược chiều kim đồng hồ, tới khi nam châm xuyên qua vòng dây thì dòng điện đổi chiều cùng chiều kim đồng hồ

C.  Lúc đầu dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, tới khi nam châm xuyên qua vòng dây thì dòng điện đổi chiều ngược chiều kim đồng hồ

D.  Dòng điện cảm ứng luôn cùng chiều kim đồng hồ

Câu 34: Một nguồn âm P (coi là nguồn điện) phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng âm có mức cường độ âm lần lượt là 40dB và 30dB.  Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng sao cho ∆AMB vuông cân ở A, coi rằng môi trường hoàn toàn không hấp thụ âm. Xác định mức cường độ âm tại M

A.  37,54dB

B.  32,46dB

C.  35,54dB

D.  38,46dB

Câu 35: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 200Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi roto của máy quay đều với tốc độ 150 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 1A.  Khi roto của máy quay đều với tốc độ 450 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Nếu roto của máy quay đều với tốc độ 300 vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là

A.  \(\dfrac{{400}}{{\sqrt 3 }}\)

B.  \(\dfrac{{200}}{{\sqrt 3 }}\)

C.  \(200\sqrt 3 \)

D.  \(400\sqrt 3 \)

Câu 36: Có ba con lắc cùng chiều dài dây treo, cùng khối lượng vật nặng. Con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai mang điện tích q1 và q2, con lắc thức ba không mang điện tích. Chu kì dao động điều hoà của chúng trong điện trường đều có phương thẳng đứng lần lượt là T1; T2 và T3 với với T1 = T3/3; T2 = 2T3/3. Tỉ số điện tích q1/q2 bằng

A.  4,6

B.  3,2

C.  2,3

D.  6,4

Câu 37: Một chất điểm dao động điều hoà có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp là t1 = 2,2s và t2 = 2,9s. Tính từ thời điểm ban đầu (t0 = 0s) đến thời điểm t2 chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng

A.  5 lần

B.  3 lần

C.  4 lần

D.  6 lần

Câu 38: Mạch điện xoay chiều R, L,C mắc nối tiếp có ω thay đổi đượC.  Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là u = U0 cosωt. Điều chỉnh ω thấy khi giá trị của nó là ω1 hoặc ω2 (ω2 < ω1) thì dòng điện hiệu dụng đều nhỏ hơn cường độ hiệu dụng cực đại n lần (n > 1). Biểu thức tính R là

A.  \(R = \dfrac{{L\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)}}{{\sqrt {{n^2} - 1} }}\)

B.  \(R = \dfrac{{\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)}}{{L\sqrt {{n^2} - 1} }}\)

C.  \(R = \dfrac{{L\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)}}{{{n^2} - 1}}\)

D.  \(R = \dfrac{{L{\omega _1}{\omega _2}}}{{\sqrt {{n^2} - 1} }}\)

Câu 39: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k = 25N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O trùng với VTCB.  Biết giá trị đại số của lực đàn hồi tác dụng lên vật biến thiên theo đồ thị bên. Viết phương trình dao động của vật?

 

A.  x = 8cos(5πt + π/3) cm

B.  x = 8cos(5πt - π/3) cm

C.  x = 10cos(5πt + π/3) cm

D.  x = 10cos(5πt -2π/3) cm

Câu 40: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình u1 = u2 = acos40πt (cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB, khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao động với biên độ cực đại là

A.  9,7cm                                B.  8,9cm 

C.  3,3cm                                D.  6cm

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

B

D

C

D

6

7

8

9

10

B

D

B

C

A

11

12

13

14

15

B

C

C

B

C

16

17

18

19

20

A

B

D

A

A

21

22

23

24

25

D

C

D

C

A

26

27

38

29

30

B

A

D

A

B

31

32

33

34

35

B

D

A

B

A

36

37

38

39

40

D

C

A

C

A

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại HocTot.XYZ

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close