Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 10 có lời giảiĐề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1 : Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). D. Hầu hết nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. Câu 2 : Phân lớp 3d có số electron tối đa là: A. 6. B. 14. C. 2. D. 10. Câu 3 : Anion X- có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc: A. nhóm IIA, chu kì 4. B. nhóm VIIA, chu kì 3. C. nhóm VIIIA, chu kì 3. D. nhóm VIA, chu kì 3. Câu 4 : Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử đồng vị 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là A. 132. B. 48. C. 76. D. 152. Câu 5 : Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K. Câu 6 : Đồng có Z = 29. Nhận định đúng là A. Đồng có 2 electron ở mức năng lượng cao nhất. B. Đồng thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IIA. C. Đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng. D. Đồng thuộc nguyên tố s. Câu 7 : Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là: A. 56. B. 30. C. 26. D. 24. Câu 8 : A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB). Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30. A có hóa trị cao nhất với oxi bằng A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 9 : Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % đồng vị thứ nhất gấp 3 lần % đồng vị thứ hai. Nguyên tử khối trung bình của X là A. 13,5. B. 13. C. 12,5. D. 14,5. Câu 10 : Cation R+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p63d1. D. 1s22s22p63s23p64s1. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 11 : (2 điểm) Biết nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron và xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của R? b) Viết công thức hóa học: oxit mà R có hóa trị cao nhất; hiđroxit và hợp chất khí với hiđro của R. Câu 12 : (1,5 điểm) Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH4. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Câu 13 : (1,5 điểm) Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố X là 58. Trong đó số hạt không mang điện bằng 52,64% số hạt mang điện. a) Tính số khối của X. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của X. X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? c) Viết cấu hình electron của ion mà X có thể tạo thành. ----- HẾT ----- Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 Phương pháp: Lý thuyết về cấu tạo nguyên tử Hướng dẫn giải: A sai vì hầu hết hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và notron. Đáp án A Câu 2 Phương pháp: Phân lớp s có tối đa 2e. Phân lớp p có tối đa 6e. Phân lớp d có tối đa 10e. Phân lớp f có tối đa 14e. Hướng dẫn giải: Phân lớp d có tối đa 10e. Đáp án D Câu 3 Phương pháp: X + 1e → X- - Từ cấu hình e phân lớp ngoài cùng của X- suy ra cấu hình phân lớp e ngoài cùng của X. - Viết cấu hình e đầy đủ của X. - Từ cấu hình e suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Hướng dẫn giải: X- có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p5. Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5 → Vị trí của X: nhóm VIIA, chu kì 3. Đáp án B Câu 4 Phương pháp: Giả sử trong 200 nguyên tử clo có x nguyên tử 35Cl. \(\bar M = \frac{{35x + 37.\left( {200 - x} \right)}}{{200}} = 35,48\) Giải phương trình tìm được x. Hướng dẫn giải: Giả sử trong 200 nguyên tử clo có x nguyên tử 35Cl. \(\bar M = \frac{{35x + 37.\left( {200 - x} \right)}}{{200}} = 35,48\) ⟹ x = 152 Đáp án D Câu 5 Phương pháp: So sánh bán kính nguyên tử: - Nguyên tử nguyên tố nào có số lớp e lớn hơn thì bán kính lớn hơn. - Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần. - Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần. Hướng dẫn giải: N: 1s22s22p3 Mg: 1s22s22p63s2 Si: 1s22s22p63s23p2 K: 1s22s22p63s23p64s1 K chu kỳ 4 nhóm IA; Mg chu kỳ 3 nhóm IIA ⟹ rK > rMg Si chu kỳ 3 nhóm IVA; N chu kỳ 2 nhóm VA ⟹ rSi > rN Mg và Si cùng thuộc nhóm III ⟹ rMg > rSi Vậy rK > rMg > rSi > rN Đáp án C Câu 6 Phương pháp: Từ số hiệu nguyên tử viết được cấu hình electron nguyên tử của Cu. Xét tính đúng/sai của từng phương án. Hướng dẫn giải: Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 A sai, mức năng lượng cao nhất là 3d có 10 electron. B sai, đồng thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB. C đúng. D sai, e cuối cùng được điền vào phân lớp 3d nên đồng là nguyên tố d. Đáp án C Câu 7 Phương pháp: Tổng số hạt: p + e + n Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện: (p + e) – n Trong 1 nguyên tử trung hòa về điện thì p = e suy ra hệ phương trình. Giải hệ tìm được p và n. Kết luận số hiệu nguyên tử Z = p. Hướng dẫn giải: Tổng số hạt: p + e + n = 82 Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện: (p + e) – n = 22 Trong 1 nguyên tử trung hòa về điện thì p = e Vậy ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2p + n = 82}\\{2p - n = 22}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{p = 26}\\{n = 30}\end{array}} \right.\) Vậy số hiệu nguyên tử của R là Z = 26. Đáp án C Câu 8 Phương pháp: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm nên có thể rơi vào các trường hợp: +) TH1: p2 - p1 = 8 +) TH2: p2 - p1 = 18 +) TH3: p2 - p1 = 32 Hướng dẫn giải: Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30 ⟹ p1 + p2 = 30 A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm nên có thể rơi vào các trường hợp: +) TH1: p2 - p1 = 8 +) TH2: p2 - p1 = 18 +) TH3: p2 - p1 = 32 Do tổng số p của A, B là 30 nên có thể loại ngay TH3. Xét 2 trường hợp còn lại: +) TH1: p2 - p1 = 8 Ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{p_1} + {p_2} = 30}\\{{p_2} - {p_1} = 8}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{p_1} = 11\left( {Na} \right)}\\{{p_2} = 19\left( K \right)}\end{array}} \right.\) ⟹ Hóa trị cao nhất của A (Na) với oxi là I. +) TH1: p2 - p1 = 18 Ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{p_1} + {p_2} = 30}\\{{p_2} - {p_1} = 18}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{p_1} = 6}\\{{p_2} = 24}\end{array}} \right.\) (loại) Đáp án A Câu 9 Phương pháp: Lý thuyết về đồng vị Hướng dẫn giải: \({X_1}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{p = e = Z}\\{n = {N_1}}\end{array}} \right.;{X_2}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{p = e = Z}\\{n = {N_2}}\end{array}} \right.\) - Xét X1: Tổng số hạt là 18 ⟹ p + e + n = 18 ⟹ 2Z + N1 = 18 ⟹ N1 = 18 - 2Z (*) Với các nguyên tố có Z ≤ 82 thì p ≤ n ≤ 1,5p Thế (*) vào ⟹ Z ≤ (18 - 2Z) ≤ 1,5Z ⟹ 3Z ≤ 18 ≤ 3,5Z ⟹ 5,1 ≤ Z ≤ 6 ⟹ Z = 6 thỏa mãn Thay Z = 6 vào (*) ⟹ N1 = 6 ⟹ Số khối của X1 là: A1 = Z + N1 = 6 + 6 = 12 Theo bài X2 có tổng số hạt nhiều hơn đồng vị 1 là 2 hạt ⟹ A2 = A1 + 2 = 14 % đồng vị thứ nhất gấp 3 lần % đồng vị thứ hai ⟹ cứ 3 nguyên tử X1 sẽ có 1 nguyên tử X2 ⟹ Nguyên tử khối trung bình của X là: \({\bar M_X} = \frac{{12.3 + 14.1}}{{3 + 1}} = 12,5\) Đáp án C Câu 10 Phương pháp: Ta có: R → R+ + 1e Từ cấu hình e phân lớp ngoài cùng của R+ suy ra cấu hình e của R. Hướng dẫn giải: Ta có: R → R+ + 1e Theo đề bài R+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p6 ⟹ R có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1 ⟹ Cấu hình e đầy đủ: 1s22s22p63s23p64s1 Đáp án D Câu 11 Phương pháp: a) Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu hình electron nguyên tử. b) Viết công thức hóa học: oxit mà R có hóa trị cao nhất; hiđroxit và hợp chất khí với hiđro của R. Hướng dẫn giải: a) Viết cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Số đơn vị điện tích hạt nhân là Z = e = 15. b) Oxit mà R có hóa trị cao nhất: R2O5. Hiđroxit: H3RO4. Hợp chất khí với H của R: RH3. Câu 12 Phương pháp: Quy tắc bát tử: Hóa trị của R trong hợp chất với H và hóa trị của R trong oxit cao nhất có tổng bằng 8. Ngoại lệ: VD: Flo: HF và F2O. Hướng dẫn giải: Ứng với công thức RH4 ⟹ CT oxit bậc cao là RO2 %mO = 53,3% ⟹ %mR = 100% - 53,3% = 46,7% Ta có: \(\frac{{{m_R}}}{{{m_O}}} = \frac{{{M_R}}}{{2.16}} = \frac{{46,7}}{{53,3}} \to {M_R} = 28\) Vậy R là nguyên tố Si. Câu 13 Phương pháp: a) - Trong nguyên tử trung hòa điện có p = e - Tổng hạt ⟹ (1) - Số hạt không mang điện bằng 52,64% số hạt mang điện ⟹ (2) Giải hệ (1) (2) được p; n ⟹ Số khối A = p + n b) Từ số hiệu nguyên tử viết cấu hình e của X. Từ số e lớp ngoài cùng suy ra tính kim loại/phi kim/khí hiếm. c) Viết cấu hình e của ion mà X có thể tạo thành. Hướng dẫn giải: a) - Trong nguyên tử trung hòa điện có p = e - Tổng hạt: p + e + n = 58 ⟹ 2p + n = 58 (1) - Số hạt không mang điện bằng 52,64% số hạt mang điện ⟹ n = 0,5264.(p + e) ⟹ 0,5264.2p - n = 0 (2) Giải hệ (1) (2) được p = 19; n = 20 ⟹ Số khối A = p + n = 39 b) Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p64s1 ⟹ X là kim loại vì có 1e lớp ngoài cùng c) Cấu hình e của ion K+: 1s22s22p63s23p6 HocTot.XYZ
|