Đề số 40 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí

Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí đề trắc nghiệm.

Đề bài

Câu 1: Trong nguyên tử Hiđrô khi electron nhảy tử quỹ đạo N về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng λ1, khi electron nhảy tử quỹ đạo M về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng λ2. Chọn phương án đúng:

A.    \(3{\lambda _1} = 4{\lambda _2}\)  

B.     \(27{\lambda _1} = 4{\lambda _2}\)

C.    \(25{\lambda _1} = 28{\lambda _2}\)

D.    \(256{\lambda _1} = 657{\lambda _2}\)

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn là 2m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 450nm\) và \({\lambda _2} = 600nm\). Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5mm và 22mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là:

A.    4

B.     5

C.    3

D.    2

Câu 3: Tia Rơnghen có:

A. Cùng bản chất với sóng vô tuyến

C. Cùng bản chất với sóng âm

B. Điện tích âm

D. Bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại

Câu 4: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách từ hai khe đến màn D=2m, khoảng cách giữa hai khe a=0,5mm. Trong khoảng 2,8cm người ta thấy có 15 vân sáng liên tiếp, hai đầu là vân sáng. Ánh sáng sử dụng có bước sóng là

A.    0,4μm

B.     0,5μm

C.    0,6μm

D.    0,7μm

Câu 5: Tìm kết luận đúng khi nói về các dãy quang phổ trong quang phổ phát xạ của nguyên tử Hydrô

A.    Dãy Pasen nằm trong vùng tử ngoại

B.     Dãy Balmer nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy

C.    Dãy Balmer nằm trong vùng hồng ngoại

D.    Dãy Lyman nằm trong vùng tử ngoại

Câu 6: Một nguồn phóng xạ có chu kì bán rã T và tại thời điểm ban đầu có 48N­0 hạt nhân. Hỏi sau khoảng thời gian 3T, số hạt nhân còn lại là bao nhiêu?

A.    4N0

B.     6N0

C.    8N0

D.    16N0

Câu 7: Cho năng lượng liên kết riêng: của α là 7,10MeV, của urani U234 là 7,63MeV, của thori Th230 là 7,70MeV. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân U234 phóng xạ α tạo thành Th230 là

A.    12MeV

B.     13MeV

C.    14MeV

D.    15MeV

Câu 8: Đồng vị Na24 phóng xạ β- với chu kì bán rã T, tạo thành hạt nhân con Mg24. Tại thời điểm bắt đầu khảo sát thì tỷ số khối lượng Mg24 và Na24 là 0,25. Sau thời gian 3T thì tỷ số trên là

A.    3

B.     4

C.    6

D.    9

Câu 9: Tính chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ, cho biết tại thời điểm t1 tỷ số giữa hạt mẹ và hạt con là 1:7. Tại thời điểm t2 sau t1 414 ngày, tỷ số đó là 1:63

A.    69 ngày

B.     138 ngày

C.    207 ngày

D.    552 ngày

Câu 10: Chu kì bán rã của hai chất phóng xạ A và B lần lượt là TA và TB = 2TA. Ban đầu hai khối chất A và B có số hạt nhân như nhau. Sau thời gian t = 4TA thì tỉ số giữa hạt nhân A và B đã phóng xạ là:

A.    1/4

B.     4

C.    4/5

D.    5/4

Câu 11: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để độ lớn gia tốc của vật không vượt quá 100cm/s2 là T/3. Lấy π2 = 10. Tần số dao động của vật là

A.    1 Hz

B.     2 Hz

C.    3 Hz

D.    4 Hz

Câu 12: Con lắc đơn có chiều dài l treo trong trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc có độ lớn a (a < g) thì dao động với chu kỳ T1. Khi thang máy chuyển động chậm dần đều đi lên với gia tốc có độ lớn a thì dao động với chu kỳ T2 = 2T1. Độ lớn gia tốc a bằng:

A.    g/5

B.     2g/3

C.    3g/5

D.    g/3

Câu 13: Con lắc lò xo có khối lượng 250g, độ cứng k=100N/m. Con lắc dao động điều hòa với biên độ A và khi cách vị trí cân bằng 2cm nó có vận tốc là \(40\sqrt 3 cm/s\). Giá trị của biên độ là:

A.    2 cm

B.     3 cm

C.    4 cm

D.    5 cm

Câu 14: Con lắc lò xo có khối lượng m=100g, dao động điều hòa với cơ năng E=32mJ. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc \(v = 40\sqrt 3 cm/s\)  và gia tốc a=8m/s2. Pha ban đầu của dao động là:

A.    \( - \dfrac{\pi }{6}\)

B.     \(\dfrac{\pi }{3}\)

C.    \( - \dfrac{{2\pi }}{3}\)

D.    \( - \dfrac{\pi }{3}\)

Câu 15: Con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 2cm, chu kì T =1,2s, pha ban đầu là \(\dfrac{\pi }{3}\). Quãng đường con lắc đi được trong 4s đầu tiên là:

A. 26 cm                      

B. 27 cm                

C. 28 cm                  

D. 25 cm

Câu 16: Trong một dao động điều hòa có chu kì T thì thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có gia tốc cực đại đến vị trí gia tốc bằng một nửa gia tốc cực đại là:

A.    T/12

B.     T/8

C.    T/6

D.    T/4

Câu 17: Mạch RLC nối tiếp gồm cuộn dây (L,r) và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế \(u = 30\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t - }}\dfrac{\pi }{6})V\). Điều chỉnh C để UC=UCmax=50V. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây khi đó là:

A.    \(u = 30\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t + }}\dfrac{\pi }{6})V\)

B.     \(u = 40\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t + }}\dfrac{\pi }{6})V\)

C.    \(u = 40\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t + }}\dfrac{\pi }{3})V\)

D.    \(u = 40\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t + }}\dfrac{\pi }{2})V\)

Câu 18: Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 25 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là \({u_1} = 4c{\rm{os40}}\pi {\rm{t(mm)}}\) và \({u_2} = 4c{\rm{os(40}}\pi {\rm{t + }}\pi {\rm{)(mm)}}\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là:

 A.    10

B.     11

C.    12

D.    13

Câu 19: Nguồn âm S phát ra âm có công suất \(P = 4\pi {.10^{ - 5}}{\rm{W}}\) không đổi, truyền đẳng hướng về mọi phương. Cho cường độ âm chuẩn \({I_0} = {10^{ - 12}}{\rm{W}}/{m^2}\) . Điểm M cách nguồn S một đoạn 1m có mức cường độ âm là:

A.    50 dB

B.     60 dB

C.    70 dB

D.    80 dB

Câu 20: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình : uA = 2cos40πt (mm) và uB = 2cos(40πt + π) (mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là

A. 18                                    B. 19        

C. 20                                     D. 21

Câu 21: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha với nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48Hz đến 64Hz. Tần số dao động của nguồn là

A. 48 Hz                             B. 54Hz         

C. 56Hz                               D. 64Hz

Câu 22: Hai nguồn sóng trên mặt nước là S1 và S2 cách nhau S1S2 = 9λ phát ra hai sóng có phương trình u1 = asinωt và u2 = acosωt. Sóng không suy giảm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là

A. 17                                     B. 18     

C. 19                                     D. 20

Câu 23: Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp (L thuần cảm) có tần số f thay đổi đượC. Khi f = f1 hày = f2 thì mạch có cùng công suất, khi f = f3 thì mạch có công suất cực đại. Hệ thức đúng là

A. f1f2 = f32                          B. f2f3  = f12 

C. f1f3  = f22                         D. f1 + f2 = 2f3

Câu 24: Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp (L thuần cảm) có tần số f thay đổi đượC. Khi f = f0 thì hiệu điện thế trên điện trở UR = URmax, khi f = f2 thì hiệu điện thế trên cuộn cảm UL = ULmax, khi f = f3 thì hiệu điện thế trên tụ điện UC = UCmax. Hệ thức đúng là

A. f1f2 = f32                            B. f2f3  = f12  

C. f1f3  = f22                           D. f1 + f2 = 2f3

Câu 25: Mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L, điện trở R = \(150\sqrt 3 \Omega \) và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế \(u = {U_0}\sqrt 2 c{\rm{os}}2\pi ft(V)\)với f thay đổi đượC. Khi f = f1 = 25Hz hay f = f2 = 100Hz thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng như nhau nhưng lệch pha nhau π/3. Cảm kháng của cuộn dây khi f = f1 là

A. 50 Ω                                   B. 100 Ω   

C. 150 Ω                                 D. 200 Ω

Câu 26: Mạch RLC nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm (L,r) và tụ điện C. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là \(u = 65\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega t(V)\) thì các điện áp hiệu dụng trên điện trở và cuộn dây đều bằng 13V còn điện áp trên tụ là 65V, công suất tiêu thụ toàn mạch là 25W. Hệ số công suất của mạch là

A. 3/13                                     B. 5/13   

C. 10/13                                    D. 12/13

Câu 27: Đặt điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt 2 c{\rm{os}}(100\pi )(V)\)vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R nối tiếp với cuộn thuần cảm và tụ điện có điện dung thay đổi. Ban đầu điều chỉnh tụ điện để công suất trong mạch cực đại; sau đó giảm giá trị của C thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ

A. Tăng                  

B. Giảm                    

C. Ban đầu tăng, sau giảm     

D. Ban đầu giảm, sau tăng

Câu 28: Mạch RLC nối tiếp theo thứ tự gồm tụ C, biến trở R và cuộn dây thuần cảm L. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế \({u_{AB}} = {U_0}c{\rm{os}}\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)V\). Thay đổi R ta thấy khi R = 200Ω thì cường độ dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế hai đầu mạch, P = Pmax = 100W (M là điểm nằm giữa tụ và điện trở). Hệ thức đúng là

A. ZL = ZC                               B. 2ZL = ZC  

C. ZL = 2ZC                             D. 3ZL = 2ZC

Câu 29: Mạch dao động LC gồm tụ C = 200nF và cuộn dây thuần cảm L = 2mH. Biết cường độ dòng điện cực đại trên L là I0 = 0,5A. Khi cường độ dòng điện trên L là i = 0,4A thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là

A. 10V                                     B. 20V  

C. 30V                                    D. 40V

Câu 30: Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1= 100m, khi thay tụ C1 bằng tụ C2 thì mạch thu được sóng λ2 = 75m. Vậy khi mắc hai tụ nối tiếp với nhau rồi mắc vào mạch thì mạch bắt được sóng có bước sóng là:

A. 25m                                  B. 30m 

C. 50m                                  D. 60m

Câu 31: Mạch dao động LC có C = 0,2µF; L = 2mH. Do mạch có điện trở R = 0,01Ω nên dao động trong mạch tắt dần. Để duy trì dao động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0 = 12V thì phải cung cấp cho mạch một công suất là:

A. P = 24.10-5W                   

B. 42.10-5W                        

C. P = 64.10-6W                      

D. 72.10-6W

Câu 32: Trong một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện qua cuộn cảm giảm từ độ lớn cực đại xuống một nửa cực đại là 800µs. Khoảng thời gian ngắn nhất để năng lượng từ trường trong mạch giảm từ độ lớn cực đại xuống còn một nửa giá trị đó là

A. 800µs                                 B. 1200 µs  

C. 600 µs                                D. 400 µs

Câu 33: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi đượC. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là \(\sqrt 5 {f_1}\) thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị

A. 0,2C1                                  

B. \(0,2\sqrt 5 {C_1}\)                         

C. 5C1                                      

D. \(\sqrt 5 {C_1}\)

Câu 34: Trong mạng điện 3 pha tải đối xứng, khi cường độ dòng điện qua một pha là cực đại I0 thì dòng điện qua hai pha kia sẽ có cường độ

A. bằng I0/3, ngược chiều với dòng điện                

B. Bằng I0/2, cùng chiều với dòng điện

C. bằng I0/3, cùng chiều với dòng điện                 

D. Bằng I0/2, ngược chiều với dòng điện

Câu 35: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắC. Khi đặt vào một trong hai khe một bản mặt song song có chiết suất n1 = 1,5 thì vân trung tâm dịch chuyển một đoạn x0, nếu thay bản mặt song song bằng một bản mặt song song có cùng kích thước nhưng chiết suất n2 = 1,25 thì vân sáng dịch chuyển một đoạn:

A. 0,5x0                                   B. 2x0   

C. 0,25x0                                 D. 0,75x0

Câu 36: Quang phổ của Mặt Trời quan sát được trên mặt đất là

A. Quang phổ vạch phát xạ                  

B. Quang phổ liên tục

C. Quang phổ vạch hấp thụ                 

D. Quang phổ liên tục xen kẽ với quang phổ vạch

Câu 37: Trong một thí nghiệm I – âng về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa hai khe a = 2mm; từ hai khe đến màn D = 1m; người ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn i = 0,2mm. Tần số của bức xạ dùng trong thí nghiệm là

A. 7,5.1014Hz                       B. 85.1014Hz 

C. 6,5.1014Hz                       D. 9,5.1014Hz

Câu 38: Lưỡng lăng kính A = 0,01rad, chiết suất n = 1,5; khe sáng S nằm trong mặt phẳng chung của hai dãy, cách lăng kính 20cm. Cho λ = 0,6µm. Số vân sáng quan sát được trên màn cách lăng kính 180cm là

A. 27                                    B. 29   

C. 31                                     D. 33

Câu 39: Trong thí nghiệm giao thoa I – âng, khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 là 4,5mm. Khoảng cách giữa hai khe a = 1mm; từ hai khe đến màn D = 1,5m. Bước sóng ánh sáng là

A. 0,4µm                               B. 0,5µm  

C. 0,6 µm                              D. 0,7 µm

Câu 40: Trong sự giao thoa của lưỡng gương phẳng ta có α = 5.10-3 (rad), khoảng cách từ nguồn sáng đến giao tuyến hai gương là d = 50cm. Màn đặt song song với đoạn nối 2 ảnh của S. Khi λ = 0,5µm trên màn có 51 vân sáng, trong đó hai mép của hệ vân là vân sáng. Khoảng cách từ màn đến giao tuyến của hai gương là

A. l = 1m                              B. l = 2m   

C. l = 0,5m                           D. l = 1,5m

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

C

A

B

D

6

7

8

9

10

B

C

A

B

D

11

12

13

14

15

A

C

C

C

B

16

17

18

19

20

C

C

C

C

B

21

22

23

24

25

C

B

A

B

A

26

27

28

29

30

B

C

B

C

D

31

32

33

34

35

D

C

A

D

A

36

37

38

39

40

C

A

C

C

C

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại HocTot.XYZ

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close