Đề số 51 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh họcĐáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm Đề bài Câu 81: Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là A. Chưa có HTK, HTK dạng lưới, HTK dạng chuỗi hạch, HTK dạng ống B. Chưa có HTK, HTK dạng ống, HTK dạng lưới, HTK dạng chuỗi C. Hệ thần kinh (HTK) dạng lưới, chưa có HTK, HTK dạng ống, HTK dạng chuỗi D. HTK dạng lưới, HTK dạng ống, HTK dạng hạch, chưa có HTK Câu 82: Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng A. dễ tiêu hoá hơn B. có đầy đủ chất dinh dưỡng C. nghèo dinh dưỡng D. dễ hấp thụ Câu 83: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào? A. Có nhiều phế nang. B. Có nhiều ống khí. C. Khí quản dài. D. Phế quản phân nhánh nhiều. Câu 84: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào: A. dấu hiệu bên ngoài của thân cây. B. dấu hiệu bên ngoài của hoa. C. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. D. dấu hiệu bên ngoài của lá cây. Câu 85: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định? A. Kiểu gen của cơ thể. B. Kiểu hình của cơ thể. C. Điều kiện môi trường. D. Tác động của con người. Câu 86: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. Mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau B. Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn C. Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn D. Các gen không có hoà lẫn vào nhau Câu 87: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. Ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. B. Mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. C. Mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. D. Mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. Câu 88: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang? A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước. B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước. C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước. D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước. Câu 89: Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì? A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. B. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết. C. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. D. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định. Câu 90: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế A. thẩm tách. B. thẩm thấu. C. nhập bào. D. chủ động. Câu 91: Khi giun đốt bị kích thích bởi 1 vật nhọn thì : A. Một vùng cơ thể phản ứng B. Điểm bị kích thích phản ứng C. Không có phản ứng D. Toàn thân phản ứng Câu 92: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactozo mà enzim chuyển hóa lactozo vẫn đc tạo ra vì A. gen điều hòa bị đột biên B. đột biến xảy ra ở vùng gen cấu trúc. C. Gen điều hòa hoặc gen vùng vận hành bị đột biến. D. vùng vận hành bị đột biến. Câu 93: Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ (1) Lực đẩy (áp suất rễ) (2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá (3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ (4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…) (5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất A. 1-2-3 B. 1-3-5 C. 1-2-4 D. 1-3-4 Câu 94: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen A. tồn tại thành từng cặp tương ứng. B. alen với nhau. C. di truyền như các gen trên NST thường. D. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể. Câu 95: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm? A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này. B. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. C. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước. D. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. Câu 96: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là A. thể đột biến. B. đột biến C. đột biến gen. D. đột biến điểm. Câu 97: Ở ngô khi lai cây cao F1 với nhau được F2 phân li 9 cây cao: 7 cây thấp. Đây là tỉ lệ của qui luật di truyền. A. Quy luật di truyền gen đa hiệu B. Quy luật tương tác bổ sung. C. Quy luật phân li độc lập D. Quy luật liên kết gen Câu 98: Xét một nhóm có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe khi thực hiện giảm phâm sẽ tạo ra tối thiếu và tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 1 và 8 B. 1 và 3 C. 2 và 8 D. 2 và 6 Câu 99: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bổ sung. B. bổ sung và bảo toàn. C. bán bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. Câu 100: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen tăng cường. B. gen trội. C. gen điều hòa. D. gen đa hiệu. Câu 101: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là A. tính trạng trung gian. B. tính trạng ưu việt. C. tính trạng lặn D. tính trạng trội. Câu 102: Phép lai AAaa × AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ A. 1/4 B. 1/8 C. 2/9 D. 1/2. Câu 103: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bà nội. B. mẹ. C. bố. D. ông nội. Câu 104: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào? A. Điều hoà áp suất thẩm thấu. B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu. C. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu. D. Điều hoá huyết áp. Câu 105: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng? A. \(\dfrac{{Ab}}{{ab}}\) B. \(\dfrac{{Aa}}{{bb}}\) C. \(\dfrac{{Ab}}{{Ab}}\) D. \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)\(\) Câu 106: Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng? A. 1 thế hệ B. 4 thế hệ C. 3 thế hệ D. 2 thế hệ Câu 107: Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây? A. Củ khoai tây. B. Lá xà lách. C. Lá xanh. D. Củ cà rốt. Câu 108: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là: A.\(AA = Aa = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n};aa = 1 - {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\) B. \(AA = Aa = 1 - {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n};aa = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\) C.\(AA = aa = \dfrac{{1 - {{\left( {\dfrac{1}{2}} \right)}^n}}}{2};Aa = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\) D. \(AA = aa = 1 - {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n};Aa = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^n}\) Câu 109: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 110: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. B. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. C. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. D. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. Câu 111: Xét phép lai P: AaBbDd × AaBbDd. Thế hệ F1thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ: A. 1/32 B. ¼ C. 1/64 D. 1/2 Câu 112: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là A. 0,4aa B. 0,1aa C. 0,04aa D. 0,25aa Câu 113: : …(1)…….là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây. (1)là A. Ứng động sinh trưởng B. Ứng động không sinh trưởng C. Ứng động D. Hướng động Câu 114: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa B. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa C. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa D. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa Câu 115: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng? A. Nitơ. B. Magiê. C. Clo. D. Sắt. Câu 116: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba mã hóa axit amin? A. 27 loại mã bộ ba. B. 6 loại mã bộ ba. C. 24 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba. Câu 117: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến: A. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST. Câu 118: Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông có vợ bình thường, họ sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng, 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là: A. 3/512 B. 5/8 C. 1/512 D. 3/8 Câu 119: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. Triplet. B. Axit amin. C. Anticodon. D. Codon. Câu 120: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường A. Qua lớp cutin. B. Qua khí khổng. C. Qua lớp biểu bì. D. Qua mô giậu. Lời giải chi tiết
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại HocTot.XYZ HocTot.XYZ
|