Đề số 73 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 73 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1. Đâu không phải là công việc được Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa triển khai ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?

A. Soạn thảo và ban hành Hiến pháp mới.

B. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại với Liên Xô, Trung Quốc.

C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 2. Nội dung nào trong Bản Tuyên ngôn Độc lập (2 – 9 – 1945) khẳng đinh quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trên phương diện pháp lí và thực tiễn?

A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, dân tộc đó phải được tự do và độc lập.

B. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

C. Tất cả dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng, đó là quyền bất khả xâm phạm.

D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập.

Câu 3. Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Tiên phong, mở đường cho đấu tranh chính trị.

B. Đông đảo, quyết định thắng lợi.

C. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.

D. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.

Câu 4. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1953 – 1954) nhằm:

A. đáp ứng nhu cầu lương thực của chiến dịch.

C. đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp.

B. nhanh chóng khôi phục lại nông nghiệp.

D. bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân.

Câu 5. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1918 có tác dụng gì?

A. Mở rộng quan hệ giao lưu với nước ngoài.

B. giúp Người nhận thức và rút ra được những kết luận quan trọng.

C. Xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

D. Giúp đất nước phát triển kinh tế.

Câu 6. Nội dung nào không phải là ý nghĩa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954)?

A. Góp phần thù hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

B. Mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.

D. Giáng đòn nặng nề vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 7. So với kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đờ Tatxinhi năm 1950 của thực dân Pháp được đề ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Mĩ đã nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

B. Thực dân Pháp đã ở vào thế bị động.

C. Thực dân Pháp đang giữ thế chủ động trên chiến trường.

D. Hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.

Câu 8. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.

B. Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 9. Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) của Việt Nam có điểm tương đồng với Hòa ước Brét-Li tốp (3 – 3 – 1918) của Nga về:

A. kiên quyết bảo về chính quyền dân chủ nhân dân.

C. tư tưởng đề cao và giữ vững hòa bình.

B. sự kiên trì con đường cách mạng vô sản.

D. việc không tham gia vào chiến tranh đế quốc.

Câu 10. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa:

A. không chỉ tạo ra thời cơ cho các quốc gia.

C. chỉ mang lại cơ hội cho các quốc gia.

B. bắt buộc tất cả các quốc gia phải đổi mới.

D. là xu thế có thể đảo ngược hoàn toàn.

Câu 11. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 được triệu tập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?

A. Các vấn đề tranh chấp được giải quyết bằng sức mạnh quân sự.

B. Các nước lớn muốn giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng.

C. Quan hệ Xô – Mĩ từ đối đầu chuyển sang đối thoại.

D. Xu thế tòa cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Câu 12. Quyết định nào không phải là của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930)?

A. Bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng.

B. Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

C. Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức.

D. Đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 13. Cơ sở tạo nên vai trò to lớn của nhân dân Liên Xô trong suốt quá trình tồn tại là:

A. một thể chế chính trị ưu việt, vì nhân dân lao động.

B. một nước đứng đầu thế giới trên mọi phương diện.

C. một lực lượng hùng hậu về chính trị, kinh tế và quân sự.

D. đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất của thời đại.

Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Á và châu Phi là về:

A. hình thức đấu tranh.

C. đối tượng cách mạng.

B. lực lượng tham gia.

D. mục đích đấu tranh.

Câu 15. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã làm cho nông nghiệp Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

A. Thế độc canh cây lúa không còn nữa.

B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

C. Triệt tiêu hoàn toàn phương thức sản xuất phong kiến.

D. Kinh tế đồn điền, trang trại phát triển mạnh mẽ.

Câu 16. Điều kiện tiên quyết để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc ở Việt Nam thời kì 1946 – 1954 là gì?

A. Có chính quyền dân chủ nhân dân.

B. Có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

C. Có hậu phương vững mạnh về mọi mặt.

D. Có lực lượng vũ trang ba thứ quân trưởng thành.

Câu 17. Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, các cuộc tiến công của quân dân Việt Nam đều diễn ra ở những hướng:

A. tập trung các cơ quan đầu não quan trọng của thực dân Pháp.

B. quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C. quan trọng về chiến lược và sinh lực địch mạnh.

D. tập trung hệ thống tập đoàn cứ điểm kiên cố của địch.

Câu 18. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?

A. Quyết tâm đánh thực dân Pháp đến cùng của nhân dân Việt Nam.

B. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.

D. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Câu 19. Với nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cơ bản giành được:

A. uy tín cao trên trường quốc tế.

C. một phần quyền dân tộc cơ bản.

B. quyền dân tộc cơ bản trên một nửa đất nước.

D. thắng lợi hoàn toàn về mặt ngoại giao.

Câu 20. Một chính sách mới được Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành ở Đông Dương giai đoạn 1936 – 1939 là:

A. công nhận được nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C. nới rộng quyền tự do báo chí.

B. tạm dừng hoạt động khai thác thuộc địa.

D. triệu tập Đông Dương đại hội.

Câu 21. Điểm giống nhau trong chủ trương chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương qua hai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945 là:

A. tạm gác lại các khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B. tập hợp lực lượng các mạng trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.

C. tận dụng những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc  

Câu 22. Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?

A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

B. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 23. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc và tổ chức ASEAN (theo Hiệp ước Bali năm 1976) có điểm chung là:

A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

B. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nhau.

C. hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. chung sống hòa bình và nhất trí giữa các nước lớn.

Câu 24. Điểm khác biệt cơ bản về thực hiện chủ trương phát triển đất nước của Xiêm (Thái Lan) so với Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

A. những đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.

B. đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây.

C. các sĩ phu tân học đề xướng cải cách đất nước.

D. tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và Cách mạng Tân hợi (1911) ở Trung Quốc là gì?

A. Tính chất cách mạng.

C. Phương pháp đấu tranh.

B. Lực lượng tham gia.

D. Nguyên nhân bùng nổ.

Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)?

A. Mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược.

B. Các công ty độc quyền đã chiếm lĩnh được thị trường thế giới.

C. Hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa đất nước.

D. Mở rộng đầu tư, hợp tác với các nước tư bản phương Tây.

Câu 27. Đâu không phải là mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Khai thông biên giới Việt – trung, mở rộng đường liên lạc quốc tế.

B. Mở rộng, củng cố căn cứ Việt Bắc, đưa cuộc kháng chiến phát triển.

C. Giành thế chủ động về chiến lược trên toàn chiến trường.

D. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch.

Câu 28. Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thể kỉ XX?

A. Kẻ thù còn mạnh.

C. Tổ chức chưa chặt chẽ.

B. Thiếu đường lối đúng đắn.

D. Phong trào mang tính tự phát.

Câu 29. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự cải tổ của:

A. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

B. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.

D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Câu 30. Ngày 19 – 12 – 1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vì:

A. thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi.

B. xuất phát từ khát vọng độc lập của nhân dân.

C. điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa.

D. thực dân Pháp gây ra hàng hoạt vụ thảm sát ở Hà Nội.

Câu 31. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược chiến tranh nào?

A. “Sư tử biển”.

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.

B. “Nhảy cóc”, “nhảy cừu”.

D. “Chiến tranh chớp nhoáng”.

Câu 32. Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (10 -1947)?

A. Phá hoại hậu phương kháng chiến, chặn đường tiếp tế của ta.

B. giành thắng lợi về quân sự để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta ở Việt Bắc.

D. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Câu 33. Ý nào không phải là một đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)?

A. Có nhiều trận đánh nổi tiếng.

C. Có vũ khí tối tân, lợi hại.

B. Có căn cứ địa vững chắc.

D. Có lãnh đạo tài giỏi.

Câu 34. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng vì lí do nào?

A. Để tạo điều kiện cho các mạng mỗi nước lần lượt giành thắng lợi.

B. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi nước.

C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng.

D. Để không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

Câu 35. Điều kiện chính trị để tiếp thu các khuynh hướng cách mạng ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Phong trào công nhân.

C. Trào lưu vận động cải cách.

B. Phong trào yêu nước.

D. Phong trào Đông du.

Câu 36. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1929 – 1933 diễn ra bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.

B. Tài chính ngân hàng.

C. Công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu 37. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), thắng lợi của chiến dịch nào đã bắt đầu làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Pháp?

A. Tây Bắc (1952).

B. Biên giới (1950).

C.Việt Bắc (1947).

D. Điện Biên Phủ (1954).

Câu 38. Sau Chiến tranh lạnh (1989), nội dung chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc là xây dựng sức mạnh:

A. quân sự - chính trị.

C. kinh tế - văn hóa.

B. khoa học - công nghệ.

D. quốc gia tổng hợp.

Câu 39. Nhận xét nào không đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Còn nặng nề về mục tiêu kinh tế.

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết của công nhân.

C. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng vô sản.

D. Còn mang tính tự phát

Câu 40. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ ở các khu vực, đẩy mạnh liên kết quốc tế.

B. Lãnh thổ, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, năng động.

C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

D. Các chính sách, biện pháp điều tiết của nhà nước kịp thời, có hiệu quả.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

D

D

D

B

6

7

8

9

10

B

B

D

C

A

11

12

13

14

15

B

D

C

C

D

16

17

18

19

20

A

B

A

C

C

21

22

23

24

25

B

D

A

D

A

26

27

28

29

30

A

C

A

D

C

31

32

33

34

35

D

A

C

B

B

36

37

38

39

40

B

C

D

C

A

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close