Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 3

Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số (left( P right):y = frac{1}{2}{x^2}). a) Vẽ đồ thị (left( P right)) của hàm số trên.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số (P):y=12x2.

a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số trên.

b) Minh đang thiết kế một mô hình Parabol để mô phỏng quỹ đạo của một quả bóng trong trò chơi của mình. Quỹ đạo được biểu diễn bằng hàm số sau: y=12x2. Minh muốn tìm các vị trí trên quỹ đạo mà độ cao của quả bóng so với mặt đất là 0,5 mét. Hỏi tại những điểm nào trên mặt phẳng, quả bóng đạt được độ cao này?

Câu 2 (1 điểm): Cho phương trình x2+5x8=0

a) Không giải phương trình, chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.

b) Tính giá trị biểu thức A=x1x22+x2x12.

Câu 3 (1,5 điểm): Ở giữa mùa giải AFF Cup 2024 - 2025, nơi mà những đội bóng hàng đầu Đông Nam Á tranh tài quyết liệt để giành lấy danh hiệu cao quý. Kết quả bảng B như sau:

Trong mỗi trận đấu, các đội sẽ được thưởng điểm như sau:

  • Một trận thắng: 3 điểm
  • Một trận hòa: 1 điểm
  • Một trận thua: 0 điểm

a) Giả sử chọn ngẫu nhiên một đội bóng từ bảng B. Hãy tính xác suất của đội bóng có số trận thắng là 1.

b) Hãy tính xác suất để một đội bóng được chọn ngẫu nhiên có số điểm từ 4 trở lên.

Câu 4 (1 điểm): Ông An có một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 100(m) và chiều rộng 40(m) (Hình 1). Ông dự định xây dựng khu nghỉ dưỡng nên ông cho đào mương xung quanh mảnh đất để lấy đất bồi thêm đất nền cao hơn. Ông cho đào 3 mặt của mảnh đất như hình 2, độ rộng mương là x(m) (0<x<10)

a) Gọi S là diện tích phần đất nền (phần in đậm) sau khi được bồi thêm. Hãy viết biểu thức dưới dạng thu gọn tính S theo x.

b) Phần đất nền sau khi được bồi thêm đo được diện tích là 3298m2. Để tránh rủi ro trẻ em có thể té xuống mương, ông cho làm hàng rào bao quanh phần đất nền tiếp giáp với mương bằng lưới B40. Tính chiều dài lưới B40 mà ông cần mua.

Câu 5 (1 điểm): Một ống đựng các viên vitamin C có dạng hình trụ với đường kính đáy là 4cm và chiều cao là 12cm. Mỗi viên vitamin C hình cầu với bán kính là 0,5cm.

a) Tính thể tích của ống vitamin C và thể tích của một viên vitamin C (tính theo đơn vị cm3 và làm tròn đến hàng phần trăm).

Biết công thức tính thể tích hình trụ là V=πR2h (R là bán kính đáy, h đường cao của hình trụ)

Thể tích hình cầu là V=43πR3 (R là bán của kính hình cầu).

b) Biết rằng trong ống có một lớp không khí chiếm 10% thể tích của ống. Tính số viên vitamin C tối đa có thể chứa trong ống.

Câu 6 (1 điểm): Formalin là dung dịch có chứa từ 3740% Formaldehyde. Formaldehyde có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm nên được dùng làm chất bảo quản trong y tế. Một nhà máy sản xuất Formalin đang có một lượng dung dịch Formaldehyde nồng độ 15% và một lượng Formaldehyde nồng độ 65%.

a) Tính thể tích mỗi loại Formaldehyde trên để điều chế được 300 lít Formaldehyde 35%. Giả sử nguyên liệu không bị hao hụt trong quá trình sản xuất.

b) Một cơ sở y tế đặt hàng nhà máy trên một đơn hàng Formalin. Nhà máy dùng 200 lít Formaldehyde 15% cùng một lượng Formaldehyde 65% để sản xuất ra Formalin. Hỏi thể tích của Formaldehyde 65% nằm trong khoảng nào thì có thể sản xuất được Formalin. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của lít)

Câu 7 (3 điểm): Cho điểm S ngoài (O; R) với SO = 2.R, vẽ 2 tiếp tuyến SA và SB đến đường tròn (A, B là tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của AB với SO.

a) Chứng minh: Bốn điểm S, A, O, B cùng thuộc một đường tròn và SOAB tại I.

b) Vẽ đường kính AD của đường tròn (O). Đoạn thẳng SD cắt đường tròn (O) tại điểm E (E khác D). Chứng minh: SE.SD=SA2SE.SD=SI.SO.

c) Biết bán kính R = 8cm. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị, lấy π3,14.

-------- HẾT --------

Lời giải chi tiết

Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số (P):y=12x2.

a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số trên.

b) Minh đang thiết kế một mô hình Parabol để mô phỏng quỹ đạo của một quả bóng trong trò chơi của mình. Quỹ đạo được biểu diễn bằng hàm số sau: y=12x2. Minh muốn tìm các vị trí trên quỹ đạo mà độ cao của quả bóng so với mặt đất là 0,5 mét. Hỏi tại những điểm nào trên mặt phẳng, quả bóng đạt được độ cao này?

Phương pháp

a) Lập bảng giá trị, vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ.

b) Gọi điểm thuộc (P) thoả mãn đề bài là M(xM;yM).

Vì Minh muốn tìm các vị trí trên quỹ đạo mà độ cao của quả bóng so với mặt đất là 0,5 mét nên yM=12.

Thay vào hàm số y=12x2 để tìm giá trị xM tương ứng.

Lời giải

a) Ta có bảng giá trị sau:

Đồ thị hàm số là đường cong parabol đi qua các điểm O(0;0);A(2;2);B(1;12);C(1;12);D(2;2)

Ta vẽ được đồ thị hàm số y=12x2 như sau:

b) Gọi điểm thuộc (P) thoả mãn đề bài là M(xM;yM).

Minh muốn tìm các vị trí trên quỹ đạo mà độ cao của quả bóng so với mặt đất là 0,5 mét nên yM=12.

Do đó 12xM2=12

Suy ra xM2=1

nên xM=1 hoặc xM=1.

Vậy toạ độ điểm M là (1;12); (1;12).

Câu 2 (1 điểm): Cho phương trình x2+5x8=0

a) Không giải phương trình, chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.

b) Tính giá trị biểu thức A=x1x22+x2x12.

Phương pháp

a) Kiểm tra nghiệm của phương trình theo a.c.

b) Áp dụng định lí Viète và biến đổi.

Định lí Viète: x1+x2=ba;x1x2=ca

Lời giải

a) Phương trình x2+5x8=0 có:

a.c=1.(8)=8<0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt x1,x2.

b) Áp dụng định lí Viète, ta có:

{x1+x2=51=5x1x2=81=8

Ta có: A=x1x22+x2x12

=x212x1+x222x2(x12)(x22)=(x1+x2)22x1x22(x1+x2)x1x22(x1+x2)+4=(5)22.(8)2.(5)(8)2.(5)+4=25+16+108+10+4=172

Vậy A=172.

Câu 3 (1,5 điểm): Ở giữa mùa giải AFF Cup 2024 - 2025, nơi mà những đội bóng hàng đầu Đông Nam Á tranh tài quyết liệt để giành lấy danh hiệu cao quý. Kết quả bảng B như sau:

Trong mỗi trận đấu, các đội sẽ được thưởng điểm như sau:

  • Một trận thắng: 3 điểm
  • Một trận hòa: 1 điểm
  • Một trận thua: 0 điểm

a) Giả sử chọn ngẫu nhiên một đội bóng từ bảng B. Hãy tính xác suất của đội bóng có số trận thắng là 1.

b) Hãy tính xác suất để một đội bóng được chọn ngẫu nhiên có số điểm từ 4 trở lên.

Phương pháp

a) Xác định các đội có số trận thắng là 1.

Xác suất của đội bóng có số trận thắng là 1 bằng tỉ số giữa số đội bóng có số trận thắng là 1 với tổng số đội bóng.

b) Tính điểm đạt được của các đội. Xác định các đội có số điểm từ 4 trở lên.

Xác suất để một đội bóng được chọn ngẫu nhiên có số điểm từ 4 trở lên bằng tỉ số giữa số đội bóng có số điểm từ 4 trở lên với tổng số đội bóng.

Lời giải

a) Số đội có số trận thắng là 1 là 2. Đó là Indonesia, Myanmar.

Tổng số đội là: 5

Vậy xác suất của đội bóng có số trận thắng là 1 là: 25.

b) Ta có bảng điểm của các đội như sau:

Có 3 đội có điểm từ 4 trở lên, đó là: Việt Nam, Philippines, Indonesia.

Tổng số đội là: 5

Vậy xác suất để một đội bóng được chọn ngẫu nhiên có số điểm từ 4 trở lên là: 35

Câu 4 (1 điểm): Ông An có một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 100(m) và chiều rộng 40(m) (Hình 1). Ông dự định xây dựng khu nghỉ dưỡng nên ông cho đào mương xung quanh mảnh đất để lấy đất bồi thêm đất nền cao hơn. Ông cho đào 3 mặt của mảnh đất như hình 2, độ rộng mương là x(m) (0<x<10)

a) Gọi S là diện tích phần đất nền (phần in đậm) sau khi được bồi thêm. Hãy viết biểu thức dưới dạng thu gọn tính S theo x.

b) Phần đất nền sau khi được bồi thêm đo được diện tích là 3298m2. Để tránh rủi ro trẻ em có thể té xuống mương, ông cho làm hàng rào bao quanh phần đất nền tiếp giáp với mương bằng lưới B40. Tính chiều dài lưới B40 mà ông cần mua.

Phương pháp

a) Tính chiều dài và chiều rộng của phần đất nền.

Từ đó tính diện tích phần đất nền bằng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

b) Từ diện tích của phần đất nền, giải phương trình bậc hai để tìm x.

Chiều dài lưới B40 chính là tổng độ dài của phần đất nền một cạnh không tiếp giáp với mương.

Lời giải

a) Độ dài cạnh 100m giảm đi xm sau khi đào mương nên độ dài một cạnh của phần đất nền là: 100x (m)

Độ dài cạnh 40m giảm đi 2xm sau khi đào mương nên độ dài cạnh còn lại của phần đất nền là: 402x (m)

Do đó sau khi đào mương thì độ dài hai cạnh của phần đất nền là: 100x(m) và 402x(m)

Khi đó diện tích phần đất nền là:

S=(100x)(402x)=400040x200x+2x2=2x2240x+4000

b) Phần đất nền sau khi được bồi thêm đo được diện tích là 3298m2. Để tránh rủi ro trẻ em có thể té xuống mương, ông cho làm hàng rào bao quanh phần đất nền tiếp giáp với mương bằng lưới B40. Tính chiều dài lưới B40 mà ông cần mua.

Vì phần đất nền sau khi được bồi thêm đo được diện tích là 3298m2 nên ta có phương trình:

2x2240x+4000=32982x2240x+702=0x2120x+351=0

Giải phương trình, ta được: x1=3(TM);x2=117(KTM)

Khi đó hai cạnh của phần đất nền là: 1003=97(m)402.3=34(m).

Tổng độ dài các cạnh tiếp giáp với mương là: 97.2+34=228(m).

Vậy chiều dài lưới B40 mà ông cần mua là 228m.

Câu 5 (1 điểm): Một ống đựng các viên vitamin C có dạng hình trụ với đường kính đáy là 4cm và chiều cao là 12cm. Mỗi viên vitamin C hình cầu với bán kính là 0,5cm.

a) Tính thể tích của ống vitamin C và thể tích của một viên vitamin C (tính theo đơn vị cm3 và làm tròn đến hàng phần trăm).

Biết công thức tính thể tích hình trụ là V=πR2h (R là bán kính đáy, h đường cao của hình trụ)

Thể tích hình cầu là V=43πR3 (R là bán của kính hình cầu).

b) Biết rằng trong ống có một lớp không khí chiếm 10% thể tích của ống. Tính số viên vitamin C tối đa có thể chứa trong ống.

Phương pháp

a) Tính bán kính của ống đựng = đường kính : 2.

Thể tích của ống vitamin C bằng công thức tính thể tích hình trụ.

Thể tích của viên vitamin C bằng công thức tính thể tích hình cầu.

b) Tính thể tích có thể chứa của ống vitamin C là: (100%10%).Vt

Tính tỉ số giữa thể tích có thể chứa : thể tích viên vitamin C.

Từ đó ta có số viên vitamin C tối đa có thể chứa trong ống.

Lời giải

a) Bán kính của ống đựng là: 4:2=2(cm)

Thể tích của ống vitamin C là: Vt=π.22.12=48π150,8(cm3)

Thể tích của viên vitamin C là: Vc=43.π.0,53=π60,52(cm3)

b) Biết rằng trong ống có một lớp không khí chiếm 10% thể tích của ống. Tính số viên vitamin C tối đa có thể chứa trong ống.

Thể tích có thể chứa của ống vitamin C là: (100%10%).Vt90%.150,8=135,72(cm3)

Ta có: 135,720,52=261. Do đó số viên vitamin C tối đa có thể chứa trong ống là 261 viên.

Câu 6 (1 điểm): Formalin là dung dịch có chứa từ 3740% Formaldehyde. Formaldehyde có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm nên được dùng làm chất bảo quản trong y tế. Một nhà máy sản xuất Formalin đang có một lượng dung dịch Formaldehyde nồng độ 15% và một lượng Formaldehyde nồng độ 65%.

a) Tính thể tích mỗi loại Formaldehyde trên để điều chế được 300 lít Formaldehyde 35%. Giả sử nguyên liệu không bị hao hụt trong quá trình sản xuất.

b) Một cơ sở y tế đặt hàng nhà máy trên một đơn hàng Formalin. Nhà máy dùng 200 lít Formaldehyde 15% cùng một lượng Formaldehyde 65% để sản xuất ra Formalin. Hỏi thể tích của Formaldehyde 65% nằm trong khoảng nào thì có thể sản xuất được Formalin. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của lít)

Phương pháp

a) Gọi x(l),y(l) lần lượt là thể tích của dung dịch Formaldehyde 15% và Formaldehyde 65% cần sử dụng (0<x,y<300).

Viết phương trình biểu diễn tổng thể tích hai loại dung dịch, nồng độ Formaldehyde trong dung dịch.

Từ đó ta lập được hệ phương trình.

Giải hệ phương trình vừa lập.

Kiểm tra lại điều kiện và kết luận.

b) Gọi x(l) là thể tích Formaldehyde 65% (x>0).

Biểu diễn tổng độ của Formaldehyde sau khi trộn hai loại dung dịch lại.

Do Formalin có nồng độ Formaldehyde từ 3740% nên ta viết bất phương trình nồng độ dung dịch.

Giải các bất phương trình.

Lời giải

a) Gọi x(l),y(l) lần lượt là thể tích của dung dịch Formaldehyde 15% và Formaldehyde 65% cần sử dụng (0<x,y<300).

Vì tổng thể tích hai loại dung dịch là 300 nên ta có phương trình: x+y=300 (1).

Vì nồng độ Formaldehyde trong dung dịch lúc sau là 35% nên ta có: 0,15x+0,65y=300.0,35 hay 0,15x+0,65y=105 (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {x+y=3000,15x+0,65y=105

Giải hệ phương trình, ta được {x=180(TM)y=120(TM).

Vậy thể tích của Formaldehyde 15% và Formaldehyde 65% lần lượt là 180 lít và 120 lít.

b) Gọi x(l) là thể tích Formaldehyde 65% (x>0).

Nồng độ của Formaldehyde sau khi trộn hai loại dung dịch lại là 200.15%+x.65%200+x=0,65x+30x+200.

Do Formalin có nồng độ Formaldehyde từ 3740% nên ta có:

37%0,65x+30x+20040% hay 0,370,65x+30x+2000,4

+) Giải bất phương trình: 0,370,65x+30x+200

0,370,65x+30x+2000,37(x+200)0,65x+300,37x+740,65x3000,28x+440x157

+) Giải bất phương trình: 0,65x+30x+2000,4

0,65x+30x+2000,40,65x+300,4x+800,25x50x200

Ta được x157x200 hay 157x200.

Vậy thể tích Formaldehyde từ 157 lít đến 200 lít thì thu được Formalin.

Câu 7 (3 điểm): Cho điểm S ngoài (O; R) với SO = 2.R, vẽ 2 tiếp tuyến SA và SB đến đường tròn (A, B là tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của AB với SO.

a) Chứng minh: Bốn điểm S, A, O, B cùng thuộc một đường tròn và SOAB tại I.

b) Vẽ đường kính AD của đường tròn (O). Đoạn thẳng SD cắt đường tròn (O) tại điểm E (E khác D). Chứng minh: SE.SD=SA2SE.SD=SI.SO.

c) Biết bán kính R = 8cm. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị, lấy π3,14.

Phương pháp

a) Chứng minh: Bốn điểm S, A, O, B cùng thuộc một đường tròn

Chứng minh ΔOASΔOBS cùng nội tiếp đường tròn đường kính OS.

Do đó bốn điểm S, A, O, B thuộc đường tròn đường kính OS.

Chứng minh SOAB tại I.

Chứng minh SO là đường trung trực của AB.

Suy ra SOAB tại I.

b) Chứng minh SE.SD=SA2

Chứng minh ΔAESΔDAS(g.g) suy ra SE.SD=SA2.

Chứng minh SE.SD=SI.SO

Chứng minh ΔSAOΔSIA (g.g), suy ra SA2=SI.SO.

Từ (1) và (2) suy ra SE.SD=SI.SO.

c) Biết bán kính R = 8cm. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị.

Sử dụng tỉ số lượng giác để tính cosSOA suy ra ^SOA.

Sử dụng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau để tính ^AOB.

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ chính là diện tích hình quạt tròn ứng với cung AB nhỏ.

Diện tích được tính bởi công thức: S=πR2n360.

Lời giải

a) Chứng minh: Bốn điểm S, A, O, B cùng thuộc một đường tròn

Vì SA và SB là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên SAOA, SBOB suy ra ^OAS=^OBS=90

Do đó ΔOAS vuông tại A nên ΔOAS nội tiếp đường tròn đường kính OS.

ΔOBS vuông tại B nên ΔOBS nội tiếp đường tròn đường kính OS.

Do đó bốn điểm S, A, O, B thuộc đường tròn đường kính OS.

Chứng minh SOAB tại I.

Ta có: SA = SB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

OA = OB (= R)

nên SO là đường trung trực của AB.

Suy ra SOAB tại I.

b) Chứng minh SE.SD=SA2

Ta có ^AED=90 nên ^AES=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Xét ΔAESΔDAS có:

^DAS=^AES=90

^ASD chung

nên ΔAESΔDAS(g.g) suy ra SEAS=ASSD, do đó SE.SD=SA2. (1)

Chứng minh SE.SD=SI.SO

Xét ΔSAOΔSIA có:

^SAO=^SIA=90 (SA là tiếp tuyến, SOAB tại I)

^ASO chung

nên ΔSAOΔSIA (g.g), suy ra SASO=SISA, do đó SA2=SI.SO. (2)

Từ (1) và (2) suy ra SE.SD=SI.SO.

c) Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ.

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ chính là diện tích hình quạt tròn ứng với cung AB nhỏ.

Xét ΔSAO vuông tại A, ta có: cosSOA=OAOS=R2R=12 nên ^SOA=60.

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có OS là tia phân giác của ^AOB,

suy ra ^AOB=2.^SOA=2.60=120.

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ là:

S=πR2n3603,14.82.12036067(cm2)

Vậy diện tích hình phẳng giới hạn bởi OA, OB và cung AB nhỏ khoảng 67cm2.

 

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close