Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo - Đề số 1Thần đồng Lương Thế Vinh Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Thần đồng Lương Thế Vinh Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán. Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về điều gì? A. Rất ngoan. B. Rất nghịch. C. Thông minh. D. Chậm chập. Câu 2. Lương Thế Vinh được gọi là gì? A. Ông Lương B. Trạng Lường C. Thầy giáo D. Thầy thuốc. Câu 3. Trong câu chuyện, cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào? A. Nhảy xuống hố lấy lên. B. Nghĩ ra một trò chơi hay. C. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên. D. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi. Câu 4. Cách làm của Lương Thế Vinh đã đem lại kết quả gì? A. Bưởi nổi lên. B. Bưởi chìm xuống nước. C. Không lấy được bưởi. D. Bưởi không nổi lên. Câu 5. Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường” vì? Câu 6. Từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau là: “Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường.” A. trái B. đường C. cái hố D. lăn Câu 7. Điền dấu chấm, chấm hỏi vào ô trống thích hợp. Chị: - Em đang làm gì đấy □ Em: - Em đang viết thư cho bà □ Câu 8: Viết 2 từ ngữ chỉ đặc điểm. B. Kiểm tra viết 1. Nghe viết Đồ đạc trong nhà Em yêu đồ đạc trong nhà Cùng em trò chuyện như là bạn thân. Cái bàn kể chuyện rừng xanh Quạt nan mang đến gió lành trời xa. Đồng hồ giọng nói thiết tha Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau. Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui. Phan Thị Thanh Nhàn 2. Viết đoạn văn từ 3-4 câu kể một việc người thân đã làm cho em -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về điều gì? A. Rất ngoan. B. Rất nghịch. C. Thông minh. D. Chậm chập. Phương pháp giải: Em đọc câu văn đầu tiên trong bài đọc. Lời giải chi tiết: Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về thông minh. Đáp án C. Câu 2. Lương Thế Vinh được gọi là gì? A. Ông Lương B. Trạng Lường C. Thầy giáo D. Thầy thuốc. Phương pháp giải: Em đọc hai câu văn cuối bài đọc. Lời giải chi tiết: Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường. Đáp án B. Câu 3. Trong câu chuyện, cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào? A. Nhảy xuống hố lấy lên. B. Nghĩ ra một trò chơi hay. C. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên. D. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi. Phương pháp giải: Em đọc từ “Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa….” đến “…bưởi nổi lên đến đó.”. Lời giải chi tiết: Trong câu chuyện, cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh bằng cách đổ nước vào hố để bưởi nổi lên. Đáp án C. Câu 4. Cách làm của Lương Thế Vinh đã đem lại kết quả gì? A. Bưởi nổi lên. B. Bưởi chìm xuống nước. C. Không lấy được bưởi. D. Bưởi không nổi lên. Phương pháp giải: Em đọc từ “Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa….” đến “…bưởi nổi lên đến đó.”. Lời giải chi tiết: Cách làm của Lương Thế Vinh đã làm bưởi làm nổi lên. Đáp án A. Câu 5. Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường” vì? Phương pháp giải: Em đọc câu văn cuối trong bài đọc. Lời giải chi tiết: Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường” vì ông giỏi tính toán. Câu 6. Từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau là: “Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường.” A. trái B. đường C. cái hố D. lăn Phương pháp giải: Em nhớ lại về từ ngữ chỉ hoạt động. Lời giải chi tiết: Từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau là “lăn”. Đáp án D. Câu 7. Điền dấu chấm, chấm hỏi vào ô trống thích hợp. Chị: - Em đang làm gì đấy □ Em: - Em đang viết thư cho bà □ Phương pháp giải: Em nhớ lại dấu chấm, dấu hỏi dùng để kết thúc kiểu câu nào. Lời giải chi tiết: Chị: - Em đang làm gì đấy? Em: - Em đang viết thư cho bà. Câu 8: Viết 2 từ ngữ chỉ đặc điểm. Phương pháp giải: Em nhớ lại về các từ ngữ chỉ đặc điểm. Lời giải chi tiết: Từ ngữ chỉ đặc điểm: xinh xắn, to cao, gầy, thấp, xanh, đỏ,…. B. Kiểm tra viết 1. Nghe viết HS viết khoảng 65 chữ - Đúng kiểu chữ, cỡ chữ - Đúng tốc độ, đúng chính tả - Trình bày sạch đẹp 2. Viết đoạn văn từ 3-4 câu kể một việc người thân đã làm cho em Phương pháp giải: Em hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm ý viết đoạn văn: - Người thân em muốn kể là ai? - Người thân của em làm những việc gì cho em? - Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm? Lời giải chi tiết: Bài tham khảo 1: Bà ngoại là người em rất yêu quý và cũng là người thương yêu em vô bờ bế. Mặc dù em chỉ được về quê gặp bà hai tháng một lần thôi nhưng hôm nào bà cũng gọi điện thoại cho em. Bà luôn hỏi han, quan tâm em như là: đã ăn cơm chưa?, hôm nay đi học có điều gì vui không?. Mỗi khi nhận được cuộc gọi của bà em đều rất là vui. Em mong rằng sẽ được về quê thăm bà thường xuyên hơn nữa. Bài tham khảo 2: Mẹ luôn là người yêu thương em hết mực. Sức khỏe em yếu nên là hay bị ốm lắm, mỗi lúc như vậy mẹ thường phải nghỉ làm để chăm sóc cho em. Lần nào cũng vậy, mẹ thức trắng đêm để trông coi em. Mẹ nấu cháo cho em ăn, mua thuốc cho em uống. Mẹ còn ở bên cạnh để đọc truyện cho em nghe, ru em ngủ. Em cảm thấy biết ơn và yêu mẹ rất nhiều. Bài tham khảo 3: Trong chuyến công tác vừa rồi, bố có mua tặng em một bộ đồ chơi rất đẹp. Đó là bộ đồ chơi mà em thích từ rất lâu. Biết em được cô giáo khen ngợi do có thành tích học tập tốt nên bố đã mua tặng. Món quà đó đã khích lệ tinh thần học tập của em. Em tự nhủ sẽ chăm ngoan hơn nữa để không phụ lòng bố mẹ.
|