Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 1Tải vềĐề thi giữa kì 1 Văn 10 bộ sách cánh diều đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
(Kim Nham, chèo cổ, Hà Văn Cầu sưu tầm, chú thích; In trong Chèo cổ tuyển tập, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1976) Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây: Câu 1: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc gì? A. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương. B. Xúy Vân đau khổ vì bị Kim Nham lừa gạt nàng trở nên điên dại thật C. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại D. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại Câu 2: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân? A. Con gà rừng ức bởi xuân huyên B. Con gà rừng ăn lẫn với công-Đắng cay chẳng có chịu được, ức! C. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò D. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng Câu 3: Trong những ý sau, ý nào KHÔNG thể hiện được sự đáng thương của nhân vật Xúy Vân? A. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu. B. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ nên đã yêu Trần Phương. C. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo. Có mơ ước giản dị D. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương. Câu 4: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân? A. Khát vọng giữa tình yêu và đạo đức B. Khát vọng giữa tình yêu và thực tại C. Khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống. D. Khát vọng giữa tình yêu và hoàn cảnh. Câu 5: Nét đặc biệt của chèo cổ là gì? A. Kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ. B. Kịch bản của chèo thường lấy từ tích cũ. C. Sân khấu ở những sân đình. D. Sự kết hợp giữa ca, múa, và lời nói Câu 6: Phong cách biểu diễn của chèo thường mang tính: A. Cụ thể B. Nhân hóa C. Gây cười D. Ước lệ Câu 7: Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời Xúy Vân là do: A. Cha mẹ ép duyên B. Chế độ phong kiến ngăn cản tình cảm, khát vọng con người. C. Kim Nham yêu thương nàng D. Gia đình chồng không yêu thương nàng Câu 8: Qua đoạn trích, hãy nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà anh/chị nhận biết được (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)? Câu 9: Qua lớp chèo này, anh/chị hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa? Câu 10: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Anh/chị đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Từ thông điệp trong bài đọc hiểu, viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn trích trên kể về việc: Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương → Đáp án A
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản - Rút ra câu nói thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân Lời giải chi tiết: Câu nói thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân là: Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò → Đáp án C
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các phương án và sử dụng phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: Ý KHÔNG thể hiện được sự đáng thương của nhân vật Xúy Vân là: Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương. → Đáp án D
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân là mâu thuẫn giữa tình yêu và đạo đức. Đó cũng là mâu thuẫn giữa trái tim và lý trí. → Đáp án A
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản - Nhớ lại những kiến thức về chèo cổ Lời giải chi tiết: Nét đặc biệt của chèo cổ đó là sự kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. → Đáp án A
Phương pháp giải:
Nhớ lại những đặc trưng về phong cách biểu diễn của chèo. Lời giải chi tiết: Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ. → Đáp án D
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, liên hệ đến những kiến thức đã được học Lời giải chi tiết: Tất cả những ý trên đều là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và bi kịch cuộc đời Xúy Vân. Tuy nhiên, lý do bao quát nhất chính là do xã hội phong kiến đã ngăn cản tình cảm, khát vọng của con người. → Đáp án B Câu 8. Qua đoạn trích, hãy nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà anh/chị nhận biết được (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)?(1đ) Phương pháp giải: Nhớ lại những kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ chèo Lời giải chi tiết: - Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát: xuyên suốt đoạn trích, lời thoại của Xúy Vân được thể hiện qua nhiều điệu như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, nói, hát ngược. - Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa: “Bông bông dắt, bông bông díu/ Xa xa lắc, xa xa líu” - Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình: “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng”, “chờ cho bông lúa chín vàng”, “con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho năm bảy cần câu châu vào”,… Câu 9. Qua lớp chèo này, anh/chị hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa? (1đ) Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Liên hệ những kiến thức đã được học và hiểu biết xã hội của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Lớp chèo có thể hiện nhiều yếu tố về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam xưa như: - Tin tưởng vào tín ngưỡng: “than cùng bà Nguyệt”, “ông Bụt” - Hàng xóm láng giềng sống với nhau gần gũi, đoàn kết: Xúy Vân gọi mọi người là “chị em ơi!”, lời nói thủ thỉ tâm tình “Chị em ơi tôi than vài câu nhé, chuyện của Xúy Vân láng giềng cũng đều hay biết Câu 10. Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Anh/chị đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật? (1đ) Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Nêu đánh giá của bản thân Lời giải chi tiết: - Xúy Vân giả dại để che giấu sự thật rằng mình đã trót say đắm Trần Phương mà phụ bạc Kim Nham, đồng thời hành động giả dại của nàng còn có mục đích muốn được tự do, thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương. - Hành động này của Xúy Vân tuy là sai trái vì đã phụ chồng, không phải là hành vi đoan chính nhưng đặt trong hoàn cảnh của người phụ nữ xưa thì đây là một điều phần nào có thể thông cảm được vì nàng đang phải sống những ngày vò võ cô đơn đợi chồng về, trong xã hội xưa người phụ nữ lại không được tự do tìm kiếm hạnh phúc nên đây có thể là một phút yếu lòng của Xúy Vân. II. PHẦN VIẾT (4đ) *Dàn ý 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hãy sống là chính mình. 2. Thân bài a. Giải thích Câu nói mang ý nghĩa: mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó. b. Phân tích Mỗi con người sinh ra đều có khuôn mặt khác nhau, hoàn cảnh riêng, điều kiện sống khác nhau từ đó hình thành những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Chính vì những sự khác nhau này tạo nên đặc điểm nhận dạng riêng biệt của người đó. Nếu xã hội này ai cũng phấn đấu đến một hình tượng chung, một tính cách chung mà không là chính mình sẽ khiến cho xã hội trở nên một màu, khó có thể phát triển bản thân và xã hội. Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống là chính mình, tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa cho bài làm của mình. Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến. d. Phản biện Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi xét cuộc sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó. Lại có những người vì tham vọng của bản thân mà đánh mất chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: hãy sống là chính mình; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình. *Bài viết chi tiết Mỗi người chúng ta sinh ra là một cá thể riêng biệt, mang một cá tính riêng, màu sắc riêng, không ai giống ai và cũng không có ai sống để làm bản sao của người khác. Vì vậy, "Sống là chính mình" là một quan niệm sống rất đúng đắn trong hành trang của chúng ta. "Sống là chính mình" ở đây giống với một khái niệm trong tâm lý học là "sống thật". Tức là nó xuất phát từ việc bạn thực sự là ai. Khi bạn sống được là chính mình tức là bạn đang sống với những gì tự nhiên vốn có trong con người bạn, không cần phải gò bó hay ép buộc mình phải sống giống bất kỳ ai. Vậy tại sao chúng ta phải sống thật với chính mình? Thật ra câu hỏi này rất dễ để trả lời. Đáp án của câu hỏi trên nằm ở đây: liệu bạn có muốn trở thành bản sao của người khác? Trên thực tế, không ai muốn bị nói rằng mình giống người này, người kia bởi mỗi người đều có cái tôi của họ. Và thử nghĩ mà xem, nếu không được sống là chính mình bạn sẽ phải mang một chiếc mặt nạ đối diện với rất nhiều người. Chắc chắn rằng điều đó sẽ khiến bạn mệt mỏi vô cùng bởi bạn không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người. Chối bỏ bản thân mình là bạn đang đánh mất đi cơ hội để bạn được hoàn thiện mình hơn. Bạn có thể không học giỏi nhưng bạn lại có tài vẽ đẹp, hát hay. Bạn có thể gầy nhưng bạn lại có gương mặt xinh đẹp. Bạn có thể không xinh nhưng bạn lại có giọng nói ấm áp. Bạn có thể không giỏi cầm, kỳ, thi, họa nhưng bạn lại biết nấu ăn ngon... Bất kỳ ai sinh ra cũng có những điểm mạnh nhất định của mình mà chính bản thân ta phải tự mình tìm lấy nó. Tôi từng xem một bộ phim kể về cuộc thi âm nhạc quốc tế dành cho các idol. Để có thể dành quán quân các bạn trẻ trong phim phải vượt qua rất nhiều thử thách nhưng một trong số đó phải nói được ba ngôn ngữ. Rất nhiều người đã bỏ cuộc nhưng cuối cùng quán quân của cuộc thi là người chỉ nói được một ngôn ngữ duy nhất. Điều mà ban tổ chức đòi hỏi ở đây không phải là một người có thể nói được ba thứ tiếng mà là một người dám vượt lên những thiếu sót của mình. Nhưng cũng phải đặt câu hỏi rằng có bao nhiêu người ngoài kia chấp nhận bản thân thật sự của những người xung quanh họ? Tôi từng đọc một bài báo với tựa đề "Body shaming và cách thức giết người bằng lời nói". Không phải ai chúng ta cũng chấp nhận vẻ ngoài không hoàn hảo của những người xung quanh mình. Chính điều này đã khiến họ trở nên tự ti vì thế mà chúng ta mới xuất hiện những con người ngày nào cũng phải đeo những chiếc mặt nạ để tránh đi ánh mắt dò xét của mọi người. Xung quanh ta có quá nhiều hay phán xét người khác chỉ qua vẻ bề ngoài hoặc qua những hành động rất nhỏ của họ. Mọi người cần phải hiểu rằng ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng và chẳng có ai là hoàn hảo cả. Vì vậy, chúng ta cần phải tôn trọng chính những người xung quanh mình cho dù bản thân họ có thiếu sót như thế nào đi chăng nữa. Nói vậy không có nghĩa là bạn được thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách quá mức. Hãy lắng nghe người khác nói khi họ góp ý cho mình. Hãy biết nhận lỗi khi làm sai. Sống là chính mình không có nghĩa là bảo thủ không chịu lắng nghe góp ý của người khác. Giá trị của bạn không phải bạn sinh ra ở đâu, bạn bắt đầu như thế nào mà ở cái đích bạn đạt được có bao nhiêu sự cố gắng nỗ lực của bạn. Để đi đến được thành công chưa bao giờ là dễ dàng và quá trình bạn đi trên con đường đó sẽ giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của bản thân. Hãy tự nhìn nhận đúng đắn giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và mình muốn gì để có thể phát triển bản thân tốt nhất.
|