Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tải về

Câu 1. Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì?

A. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình

B. Phải biết đề cao cảnh giác

C. Đề cao lòng nhân ái của con người

D. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Câu 2. Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tình và độc đáo được, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! kết thúc bằng một câu hỏi, điều này có tác dụng gì?

A. Đồng tình với câu nói của các bà mẹ

B. Thắc mắc và chưa tìm ra câu trả lời

C. Tạo sự đối thoại với người đọc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Trong văn bản Bài tập làm văn, tại sao ông Blê-đúc và bố lại xảy ra mâu thuẫn?

A. Vì bố không chơi cờ với ông Blê-đúc

B. Vì bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la

C. Vì bố đuổi ông Blê-đúc ra khỏi nhà

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là gì?

A. Cười chê

B. Bất ngờ

C. Chế giễu

D. Nể phục

Câu 6. Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu

C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 7. Trong văn bản Vua chích chòe, vua chích chòe vì bị từ chối nên bắt công chúa phải làm những công việc cực khổ để trả thù, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8. Trong văn bản Xem người ta kìa! , tác giả khẳng định bản thân luôn cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với người khác, đúng hay sai?

A. Đúng

B.  Sai

Câu 9. Em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

Chọn đáp án không đúng.

A. Thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị – Tìm ý, lập dàn ý – Viết bài – Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

B. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí

C. Viết bài văn càng dài càng đạt yêu cầu

D. Đưa ra bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình

Câu 10. Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

A. Đọc sách, báo

B. Tìm hiểu các trang web

C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

D. Tất cả đáp án trên

Câu 11. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 12. Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?

A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)

B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… (Thạch Lam)

C. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)

D. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trọng Phụng)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) thuật lại vắn tắt điễn biến của một lễ hội hoặc sự kiện văn hoá mà em từng tham gia hoặc được xem qua truyền hình.

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì?

A. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình

B. Phải biết đề cao cảnh giác

C. Đề cao lòng nhân ái của con người

D. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết:

Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học: đề cao cảnh giác

=> Đáp án: B

Câu 2  (0.5 điểm)

Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tình và độc đáo được, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tình và độc đáo được

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Văn bản Xem người ta kìa! kết thúc bằng một câu hỏi, điều này có tác dụng gì?

A. Đồng tình với câu nói của các bà mẹ

B. Thắc mắc và chưa tìm ra câu trả lời

C. Tạo sự đối thoại với người đọc

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Lí giải dụng ý của câu hỏi kết bài

Lời giải chi tiết:

Văn bản Xem người ta kìa! kết thúc bằng một câu hỏi, điều này có tác dụng tạo sự đối thoại với người đọc

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Trong văn bản Bài tập làm văn, tại sao ông Blê-đúc và bố lại xảy ra mâu thuẫn?

A. Vì bố không chơi cờ với ông Blê-đúc

B. Vì bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la

C. Vì bố đuổi ông Blê-đúc ra khỏi nhà

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Bài tập làm văn, ông Blê-đúc và bố lại xảy ra mâu thuẫn vì bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là gì?

A. Cười chê

B. Bất ngờ

C. Chế giễu

D. Nể phục

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là nể phục

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu

C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm)

Trong văn bản Vua chích chòe, vua chích chòe vì bị từ chối nên bắt công chúa phải làm những công việc cực khổ để trả thù, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Sai

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Trong văn bản Xem người ta kìa! , tác giả khẳng định bản thân luôn cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với người khác, đúng hay sai?

A. Đúng

B.  Sai

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.5 điểm)

Em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

Chọn đáp án không đúng.

A. Thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị – Tìm ý, lập dàn ý – Viết bài – Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

B. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí

C. Viết bài văn càng dài càng đạt yêu cầu

D. Đưa ra bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình

Phương pháp:

Nhớ lại quy trình viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống

Lời giải chi tiết:

Đáp án không đúng: Viết bài văn càng dài càng đạt yêu cầu

=> Đáp án: C

Câu 10 (0.5 điểm)

Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

A. Đọc sách, báo

B. Tìm hiểu các trang web

C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Nhớ lại quy trình viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống

Lời giải chi tiết:

Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ: đọc sách báo, tìm hiểu các trang web, tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô bạn bè

=> Đáp án: D

Câu 11 (0.5 điểm)

Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu

Lời giải chi tiết:

Trật tự từ trong câu thể hiện:

- Thứ tự của sự vật, hiện tượng

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

- Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản

=> Đáp án: D

Câu 12 (0.5 điểm)

Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?

A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)

B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… (Thạch Lam)

C. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)

D. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trọng Phụng)

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu

Lời giải chi tiết:

Câu B thể hiện trình tự quan sát của người nói

=> Đáp án: B

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) thuật lại vắn tắt điễn biến của một lễ hội hoặc sự kiện văn hoá mà em từng tham gia hoặc được xem qua truyền hình.

Phương pháp:

Nhấn mạnh vào diễn biến của sự kiện, không dùng những chi tiết miêu tả rườm rà, không viết câu văn thuần túy biểu cảm

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Quang cảnh một buổi lễ hội ở làng quê tổ chức vào dịp đầu năm mới thật đông vui náo nhiệt. Cổng đình có treo băng rôn khẩu hiệu rất nổi bật: CHÚC MỪNG NĂM MỚI. Một lá cờ ngũ sắc lớn được treo cao, phấp phới bay giữa trời xanh. Mọi người mặc những trang phục đẹp đẽ, đứng vây quanh chiếc đu cao. Trên cây đu, hai người chơi đang nhún đu bay bổng. Chiếc đu cứ bay lên ngày một cao, đầy cuốn hút. Nhiều người đứng xem reo hò cổ vũ họ.

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close