Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3Tải vềĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Đom Đóm và Giọt Sương
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Đom Đóm và Giọt Sương Tối hôm đó không có trăng những bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để anh lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thù về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp! Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng: - Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh tỏa sáng như một viên ngộc vậy! Giọt Sương dịu dàng nói: - Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cái đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào! Đom Đóm nói: - Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương nói với theo, giọng đầy khích lệ: - Xin chúc bạn làm cho nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé! (Theo https://truyenviet.vn/) Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào sau đây? A. Ngôi kể thứ nhất số ít B. Ngôi kể thứ nhất số nhiều C. Ngôi kể thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 2. Người kể chuyện và các nhân vật trong câu chuyện trên có mối quan hệ như thế nào? A. Là anh em, họ hàng B. Là hàng xóm láng giềng C. Là bạn bè thân thiết D. Không có mối quan hệ gì Câu 3. Đom Đóm và Giọt Sương có cuộc gặp gỡ như thế nào? A. Cuộc gặp gỡ tình cờ B. Đom Đóm hẹn gặp Giọt Sương C. Giọt Sương hẹn gặp Đom Đóm D. Cuộc gặp được sắp đặt từ trước Câu 4. Vì sao nhân vật Đom Đóm lại bay đến gần Giọt Sương? A. Vì muốn soi bóng mình qua Giọt Sương B. Vì khát nước nên muốn uống sương C. Vì nhận thấy vẻ đẹp của Giọt Sương D. Vì Giọt Sương gần đường bay của Đom Đóm Câu 5. Ai là người nhận ra vẻ đẹp của đối phương trong câu chuyện? A. Đom Đóm nhận ra vẻ đẹp của Giọt Sương B. Giọt Sương nhận ra vẻ đẹp của Đom Đóm C. A và B đều đúng D. A và B đều sai Câu 6. Người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật trong câu chuyện? A. Biện pháp nhân hóa B. Biện pháp ẩn dụ C. Biện pháp so sánh D. Biện pháp nói quá Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các phó từ trong câu: Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy? A. cây đèn, Đom Đóm, Sao Hôm B. Của, cứ, lên, đang C. A và B đúng D. A và B sai Câu 8. Sau khi đọc câu chuyện, em rút ra bài học gì khi khen ngợi người khác? A. Lời khen cần nói sau khi nghe người khác khen mình B. Lời khen phải có cơ sở thực tế, chân thành C. Lời khen phải mang lại lợi ích cho bản thân D. Lời khen là lời xã giao trong giao tiếp, ứng xử Câu 9. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhân vật trong câu chuyện? Câu 10. Lời nói của Giọt Sương: Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình, có ý nghĩa gì? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì. a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này. b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng. d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không? Câu 2. Có những nhân vật văn học em đã học, đã đọc để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đặc điểm nổi bật của một nhân vật văn học mà em yêu thích. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể của nhân vật Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, xác định biện pháp nghệ thuật Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 7 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về phó từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung câu chuyện rút ra bài học Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 9 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Chú ý cách ứng xử của các nhân vật trong câu chuyện và đưa ra nhận xét hợp lí Lời giải chi tiết: Cách ứng xử của các nhân vật trong câu chuyện: - Chào hỏi khi gặp nhau, dành cho nhau lời khen, lời cảm ơn chân thành, lời chào tạm biệt - Đó là cách ứng xử lịch thiệp, nhã nhặn, chân thành, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp Câu 10 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Xác định ý nghĩa trong câu nói của nhân vật Giọt Sương Lời giải chi tiết: - Thể hiện sự khiêm tốn trong giao tiếp, ứng xử - Mỗi người có một giá trị riêng, vẻ đẹp riêng và khi tự khẳng định được vẻ đẹp, giá trị riêng của bản thân là điều đáng quý, đáng trân trọng nhất. Phần I (7 điểm) Câu 1 (2 điểm)
Phương pháp giải: Dựa vào chức năng của phó từ để xác định Lời giải chi tiết: Phó từ: không bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ nghĩ Phó từ: ra, được bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả hành động nghĩ b. Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay Phó từ: chả bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ chẳng Phó từ: sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian tương lai cho động từ học tập c. Phó từ: cũng bổ sung ý nghĩa tiếp diễn cho động từ đứng dậy d. Phó từ: quá bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ ngoan Câu 2 (5 điểm)
Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo 1. Mở đoạn - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật cần phân tích - Nêu khái quát ấn tượng của người viết về nhân vật 2. Thân đoạn - Phân tích một đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) + Ý kiến về đặc điểm của nhân vật + Lí lẽ (là lí giải của người viết cho đặc điểm của nhân vật cần phân tích) cần thuyết phục, xác đáng + Bằng chứng (là những chi tiết, sự việc, lời nói, ngôn ngữ, trích dẫn… từ truyện) cần xác thực, phong phú (Lưu ý: Nêu ý kiến của người viết về một đặc điểm của nhân vật (những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm như: chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật). Trong quá trình phân tích, người viết nêu những trích dẫn từ truyện để tăng sức thuyết phục) - Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn (xây dựng nhân vật qua khắc họa ngoại hình, xây dựng nhân vật, xây dựng nhân vật qua hành động nhân vật,…) - Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Người viết làm rõ được qua nhân vật, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? 3. Kết đoạn - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật
|