Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 3

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

                                                  MIỀN QUÊ

                                                      (Nguyễn Khoa Điềm)[1]

 

Lại về mảnh trăng đầu tháng
Mông lung mặt đồng bóng chiều,
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu

Mùa xuân, là mùa xuân đấy
Thả chim, cỏ nội hương đồng
Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
Gõ sừng lên mảnh trăng cong

Có gì xôn xao đằm thắm
Bao nhiêu trông đợi chóng chầy
Đàn em tóc dài mười tám
Thương người ra lính hôm mai

Để rồi bao nhiêu gió thổi
Bên giếng làng, ngoài bến sông
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...

(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)

[1] Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo.

 

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản:

A. Đàn em                   

B. Người lính                   

C. Tác giả                     

D. Người con gái

Câu 2: Xác định thời gian nghệ thuật trong bài thơ?

A. Sáng sớm

B. Chiều tà

C. Đêm muộn

D. Đứng bóng

Câu 3: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào:

Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm

 Lúa mềm như vai thân yêu

A. Hoán dụ

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Nhân hoá

Câu 4: Đâu là ý đúng nhất khi cảm nhận về bức tranh đồng quê của nhà thơ:

A. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.

B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt

C. Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng.

D. Mênh mông, bát ngát, bao la.

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

A. Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương

B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ gắn bó với bạn bè

C. Nỗi nhớ về những kỉ niệm gắn bó với dòng sông quê

D. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu

Câu 6: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ:

A.Vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả bức tranh miền quê

B. Ngôn ngữ thơ trong sáng, nhẹ nhàng sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật

C. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động gắn với đời sống và tâm hồn của con người

D. Ngôn ngữ bác học, mang phong vị cổ điển, sử dụng nhiều điển tích điển cố

Câu 7: Bài thơ đã đem đến bài học ý nghĩa nào:

A. Cần trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương vì nó góp phần nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn con người

B. Cần yêu quý quê hương vì đó là cái nôi nuôi dưỡng con người

C. Cần biết ơn quê hương đã nuôi dưỡng sự sống con người

D. Cần hăng say lao động vì có như thế mới tạo ra thành quả tốt đẹp cho quê hương.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8: Hình ảnh mảnh trăng đầu tháng ở đầu bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 9: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau (trình bày trong một đoạn văn từ 3 - 5 câu)?

Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh /chị hãy chia sẻ những việc thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ và phát triển vẻ đẹp của quê hương?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 1. Viết bài văn nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường.  

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

C

B

B

C

D

D

A

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản:

A. Đàn em                  

B. Người lính                   

C. Tác giả                     

D. Người con gái Tác giả                     

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình trong văn bản: Tác giả                     

→ Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm)

Xác định thời gian nghệ thuật trong bài thơ?

A. Sáng sớm

B. Chiều tà

C. Đêm muộn

D. Đứng bóng

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định thời gian nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

Thời gian nghệ thuật trong bài thơ: Chiều tà

 → Đáp án: B

Câu 3 (0.5 điểm)

Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào:

Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
                     Lúa mềm như vai thân yêu

A. Hoán dụ,

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Nhân hoá

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
                     Lúa mềm như vai thân yêu

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ: So sánh

→ Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Đâu là ý đúng nhất khi cảm nhận về bức tranh đồng quê của nhà thơ:

A. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.

B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt

C. Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng.

D. Mênh mông, bát ngát, bao la.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý bức tranh đồng quê

Lời giải chi tiết:

Cảm nhận đúng nhất về bức tranh đồng quê của nhà thơ: Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng.

 → Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

A. Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương

B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ gắn bó với bạn bè

C. Nỗi nhớ về những kỉ niệm gắn bó với dòng sông quê

D. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Xác định cảm hứng chủ đạo

Lời giải chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là: Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu.

→ Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ:

A.Vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả bức tranh miền quê

B. Ngôn ngữ thơ trong sáng, nhẹ nhàng sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật

C. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động gắn với đời sống và tâm hồn của con người

D. Ngôn ngữ bác học, mang phong vị cổ điển, sử dụng nhiều điển tích điển cố

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ bác học, mang phong vị cổ điển, sử dụng nhiều điển tích điển cố

→ Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm)

Bài thơ đã đem đến bài học ý nghĩa nào:

A. Cần trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương vì nó góp phần nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn con người

B. Cần yêu quý quê hương vì đó là cái nôi nuôi dưỡng con người

C. Cần biết ơn quê hương đã nuôi dưỡng sự sống con người

D. Cần hăng say lao động vì có như thế mới tạo ra thành quả tốt đẹp cho quê hương.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Rút ra bài học có ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Bài thơ đã đem đến bài học ý nghĩa: Cần trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương vì nó góp phần nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn con người.

→ Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

Hình ảnh mảnh trăng đầu tháng ở đầu bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh:  Mảnh trăng đầu tháng gợi lên:

- Sự bắt đầu, sự lặp lại của một hiện tượng thiên nhiên (trăng)

- Sự mới mẻ, sự khởi đầu cho một hành trình mới, một dự định mới

- Dấu hiệu để gợi nhớ, gợi nhắc con người về những giá trị bền vững trong cuộc sống….

Câu 9 (1.0 điểm)

Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau (trình bày trong một đoạn văn từ 3 - 5 câu)?

Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- HS nêu cách hiểu của mình về hai câu thơ.

- Yêu cầu hình thức: Viết thành đoạn văn, đủ số câu, không xuống dòng.

Gợi ý:

Hiểu về câu thơ:  Có tiếng hát như con gái
                            Cao cao như vầng trăng trong...

- Tiếng hát được ví như con gái, như vầng trăng trong… Cách so sánh thú vị gợi tả ấn tượng được niềm lạc quan, yêu đời cùng sự mê say của con người trước vẻ đẹp nên thơ của quê hương, trước tâm tình kín đáo mà sâu nặng của lòng người.

- Tiếng hát trẻ trung, trong sáng, vút cao… thể hiện được sức sống tâm hồn, tình yêu

- Tiếng hát cũng chính là tiếng lòng của con người…

 

Câu 10 (1.0 điểm)

Từ nội dung của bài thơ, anh /chị hãy chia sẻ những việc thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ và phát triển vẻ đẹp của quê hương?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những việc thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ và phát triển vẻ đẹp của quê hương:

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức, hoàn thiện nhân cách để sau này dựng xây quê hương.

- Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng

- Có ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa của quê hương…

Tham gia gìn giữ, quảng bá và phát triển những nét đẹp của quê hương mình…

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường. 

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề

Thân bài

2,5

a. Thực trạng

- Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến.

- Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc.

- Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh.

- Khách quan: do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

c. Hậu quả

- Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.

- Gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.

- Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

d. Giải pháp

- Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

- Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em.

- Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

Kết bài

0,5

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: vấn đề bạo lực học đường đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

 

HocTot.XYZ

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close