Đề thi học kì 1 Vật lí 12 Kết nối tri thức - Đề số 5

Đề thi học kì 1 - Đề số 5

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?

  • A

    Chuyển động không ngừng

  • B

    Giữa chúng có khoảng cách

  • C

    Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

  • D

    Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao

Câu 2 :

Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

  • A

    Bỏ cục nước đá vào một cốc nước

  • B

    Đốt một ngọn nến

  • C

    Đốt một ngọn đèn dầu

  • D

    Đúc một cái chuông đồng

Câu 3 :

Máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp thì có thể

  • A

    giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp

  • B

    tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp

  • C

    giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp

  • D

    tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp

Câu 4 :

Lực Lorentz là

  • A

    lực Trái Đất tác dụng lên vật

  • B

    lực điện tác dụng lên điện tích

  • C

    lực từ tác dụng lên dòng điện

  • D

    lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường

Câu 5 :

Nếu chất A có nhiệt dung riêng lớn hơn chất B thì chất nào sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn để tăng nhiệt độ của 1 kg chất lên 1 K?

  • A

    Chất A

  • B

    Chất B

  • C

    Cả hai chất cần nhiệt lượng như nhau

  • D

    Không so sánh được

Câu 6 :

Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây?

  • A

    Đồng hồ bấm giây

  • B

    Oát kế

  • C

    Nhiệt lượng kế

  • D

    Thước mét

Câu 7 :

Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg ở nhiệt độ 100 ℃ có nghĩa là

  • A

    một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn

  • B

    mỗi kilogram nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn

  • C

    mỗi kilogram nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 ℃

  • D

    mỗi kilogram nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 ℃

Câu 8 :

Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử?

  • A

    Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển

  • B

    Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín

  • C

    Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn trong nước yên lặng

  • D

    Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất

Câu 9 :

Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào

  • A

    hình dạng và kích thước của mạch điện

  • B

    đường kính của dây dẫn làm mạch điện

  • C

    khối lượng riêng của dây dẫn

  • D

    điện trở suất của dây dẫn

Câu 10 :

Thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối ở áp suất không đổi là nội dung của

  • A

    Định luật Boyle

  • B

    Định luật Charles

  • C

    Định luật Gay Lussac

  • D

    Định luật Danhton

Câu 11 :

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng liên hệ giữa

  • A

    áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí

  • B

    khối lượng, thể tích và nhiệt độ của khí

  • C

    áp suất, nhiệt độ và số mol của khí

  • D

    khối lượng, áp suất và số mol của khí

Câu 12 :

Để tăng động năng chuyển động nhiệt trung bình của các phân tử chất khí trong một xi lanh, ta

  • A

    Để tăng động năng chuyển động nhiệt trung bình của các phân tử chất khí trong một xi lanh, ta

  • B

    dãn đẳng nhiệt khối khí trong ống xi lanh

  • C

    dãn đẳng áp khối khí trong ống xi lanh

  • D

    Cho ống xi lanh tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp hơn như cho vào cốc nước lạnh

Câu 13 :

Theo nguyên lí 1 nhiệt động lực học, khi nội năng của vật tăng thì có thể vật đã

  • A

    nhận công \(\left| A \right|\) và tỏa nhiệt \(\left| Q \right|\) (với \(\left| Q \right|\) > \(\left| A \right|\))

  • B

    vừa sinh công \(\left| A \right|\) vừa tỏa nhiệt \(\left| Q \right|\)

  • C

    sinh công \(\left| A \right|\) và nhận nhiệt \(\left| Q \right|\) (với \(\left| Q \right|\) < \(\left| A \right|\))

  • D

    vừa nhận công \(\left| A \right|\) vừa nhận nhiệt \(\left| Q \right|\)

Câu 14 :

Ba khối khí lí tưởng có cùng khối lượng biến đổi đẳng nhiệt có đồ thị là các đường hypebol được biểu diễn trong đồ thị pOV như hình. So sánh nào sau đây là đúng?

  • A

    T1 = T2 = T3.

  • B

    T1 > T2 > T3.

  • C

    T1 < T3 < T2.

  • D

    T1 < T2 < T3.

Câu 15 :

Ở nhiệt độ sôi của một chất lỏng X, nếu cung cấp nhiệt lượng Q1 = 40 kJ thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là m1 = 60 g. Nếu cung cấp nhiệt lượng Q2 = 60 kJ thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là bao nhiêu?

  • A

    60 g

  • B

    40 g

  • C

    90 g

  • D

    80 g

Câu 16 :

Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2000 vòng/phút trong một từ trường đều \(\overrightarrow B \) có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ là 0,02 T. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là

  • A

    8,42 V

  • B

    6,89 V

  • C

    10,47 V

  • D

    13,47 V

Câu 17 :

Một khối khí lí tưởng có thể tích 3 lít ở áp suất 8 bar chứa trong một xi lanh ở nhiệt độ 300 K. Kéo dãn piston cho thể tích hỗn hợp tăng thêm 2 lít và nhiệt độ của xi lanh tăng thêm 10 %. Áp suất của hỗn hợp khí sau khi kéo dãn piston là

  • A

    5,28 bar

  • B

    6,10 bar

  • C

    5,76 bar

  • D

    6,42 bar

Câu 18 :

Người ta cọ xát hai vật với nhau, nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm nóng cho vật thêm 4 ℃) của vật lần lượt là 500 J/K và 800 J/K. Sau một phút người ta thấy nhiệt độ mỗi vật tăng thêm 30 K. Công suất trung bình của việc cọ sát bằng bao nhiêu?

  • A

    650 W

  • B

    750 W

  • C

    800 W

  • D

    500 W

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Khi thực hiện quá trình truyền nhiệt cho vật, ta nói rằng vật nhận thêm nhiệt lượng nên nội năng thay đổi, giữa nội năng và nhiệt lượng có một mối liên hệ qua lại với nhau

a) Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

Đúng
Sai

b) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

Đúng
Sai

c) Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào vật cũng có nhiệt lượng

Đúng
Sai

d) Một vật có nội năng khi cho tiếp xúc với vật khác có nội năng nhỏ hơn thì sẽ xảy ra quá trình truyền nhiệt

Đúng
Sai
Câu 2 :

Các phân tử chất khí chuyển động nhiệt hỗn loạn, chúng va chạm nhau và va chạm với thành bình nên khi nhiệt độ tăng

a) Tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử giảm do một số phân tử sau và chạm có tốc độ giảm

Đúng
Sai

b) Sự va chạm của các phân tử với thành bình mạnh hơn

Đúng
Sai

c) Số va chạm của các phân tử khí với thành bình cũng tăng lên

Đúng
Sai

d) Áp suất khí trong bình giảm mạnh do các phân tử va chạm với nhau làm động năng của chúng giảm

Đúng
Sai
Câu 3 :

Một bình kín chứa khí oxygen có thể tích 8 lít đặt trên một cân điện từ thì số chỉ của cân là 80 g. Dùng một áp kế và nhiệt kế để đo áp suất và nhiệt độ của khối khí thì các giá trị được đo là 1,5 atm và -13 ℃. Lấy khối lượng mol nguyên tử oxygen là 32 g/mol và hằng số khí R = 0,082 (atm.lít/(mol.K)

a) Khối lượng của bình xấp xỉ 62 g

Đúng
Sai

b) Khối lượng riêng của khí trong bình xấp xỉ 1,8 g/lít

Đúng
Sai

c) Nếu làm lạnh bình khí xuống nhiệt độ -53 ℃ rồi đem cân thì số chỉ của cân vẫn không thay đổi

Đúng
Sai

d) Trong trường hợp làm lạnh khí xuống nhiệt độ -53 ℃, áp suất khí trong bình lúc đó xấp xỉ 1,27 atm

Đúng
Sai
Câu 4 :

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Để làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì ta

a) Thay đổi vị trí của cuộn dây so với nam châm

Đúng
Sai

b) Thay đổi góc hợp bởi mặt phẳng cuộn dây và hướng của đường sức từ

Đúng
Sai

c) Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện

Đúng
Sai

d) Sử dụng lõi dắt non đặt cố định bên trong ống dây

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Khi truyền nhiệt lượng 6 MJ cho một lượng khí trong một xi – lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit – tông lên làm cho thể tích của khí tăng lên 0,5 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí ra đơn vị MJ, biết áp suất của khí là 4.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công.

Đáp án:

Câu 2 :

Cần cung cấp nhiệt lượng bao nhiêu kJ để đun sôi 1,5 lít nước ở áp suất chuẩn từ nhiệt độ 30 ℃, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

Đáp án:

Câu 3 :

Ở 27 ℃ thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 227 ℃ khí áp suất không đổi là bao nhiêu lít?

Đáp án: 

Câu 4 :

Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47 ℃ và áp suất 0,7 atm. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 8 atm. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén là bao nhiêu ℃?

Đáp án:

Câu 5 :

Khi tốc độ chuyển động nhiệt trung bình của phân tử khí tăng 4 lần và thể tích khối khí giảm còn một nửa thì áp suất của khối khí tác dụng lên thành bình sẽ tăng bao nhiêu lần?

Đáp án: 

Câu 6 :

Biết nhôm có nhiệt dung riêng c = 896 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng \(\lambda  = {39.10^4}J/kg\) nhiệt độ nóng chảy là 658 ℃. Có miếng nhôm có khối lượng m = 200 g ở nhiệt độ 33 ℃. Để hóa lỏng được 100 g nhôm thì cần cung cấp nhiệt lượng bằng bao nhiêu kJ?

Đáp án: 

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?

  • A

    Chuyển động không ngừng

  • B

    Giữa chúng có khoảng cách

  • C

    Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

  • D

    Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về các tính chất cơ bản của nguyên tử, phân tử theo thuyết động học phân tử.

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tử và phân tử luôn chuyển động không ngừng (A).

- Giữa các nguyên tử và phân tử luôn có khoảng cách nhất định (B).

- Chuyển động của nguyên tử và phân tử càng nhanh thì nhiệt độ càng cao (D).

- Tuy nhiên, việc "nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi giảm" (C) là tính chất của vật chất nói chung, không áp dụng trực tiếp cho từng nguyên tử, phân tử.

Đáp án: C

Câu 2 :

Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

  • A

    Bỏ cục nước đá vào một cốc nước

  • B

    Đốt một ngọn nến

  • C

    Đốt một ngọn đèn dầu

  • D

    Đúc một cái chuông đồng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về hiện tượng nóng chảy là sự chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng khi đạt đến nhiệt độ nóng chảy.

Lời giải chi tiết :

- Nước đá bỏ vào cốc nước sẽ nóng chảy (A).

- Đúc chuông đồng liên quan đến việc nóng chảy kim loại (D).

- Đốt nến chỉ có hiện tượng cháy (sáp nến hóa hơi và cháy) mà không có nóng chảy rõ ràng (B).

- Đốt đèn dầu cũng là hiện tượng cháy, không liên quan đến nóng chảy (C).

Đáp án: C

Câu 3 :

Máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp thì có thể

  • A

    giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp

  • B

    tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp

  • C

    giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp

  • D

    tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về định luật máy biến thế

Lời giải chi tiết :

Máy biến thế hạ áp (số vòng sơ cấp lớn hơn số vòng thứ cấp) sẽ làm giảm điện áp và tăng cường độ dòng điện.

Đáp án: B

Câu 4 :

Lực Lorentz là

  • A

    lực Trái Đất tác dụng lên vật

  • B

    lực điện tác dụng lên điện tích

  • C

    lực từ tác dụng lên dòng điện

  • D

    lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về định nghĩa lực Lorentz

Lời giải chi tiết :

Lực Lorentz là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

Đáp án: D

Câu 5 :

Nếu chất A có nhiệt dung riêng lớn hơn chất B thì chất nào sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn để tăng nhiệt độ của 1 kg chất lên 1 K?

  • A

    Chất A

  • B

    Chất B

  • C

    Cả hai chất cần nhiệt lượng như nhau

  • D

    Không so sánh được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về công thức tính nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Với cùng khối lượng và cùng độ tăng nhiệt độ, chất có nhiệt dung riêng lớn hơn sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn.

Đáp án: A

Câu 6 :

Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây?

  • A

    Đồng hồ bấm giây

  • B

    Oát kế

  • C

    Nhiệt lượng kế

  • D

    Thước mét

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về dụng cụ cần thiết: nhiệt lượng kế (để đo nhiệt lượng), đồng hồ bấm giây (đo thời gian cấp nhiệt).

Lời giải chi tiết :

Thước mét không liên quan đến việc đo nhiệt lượng hay thời gian trong thí nghiệm này.

Đáp án: D

Câu 7 :

Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg ở nhiệt độ 100 ℃ có nghĩa là

  • A

    một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn

  • B

    mỗi kilogram nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn

  • C

    mỗi kilogram nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 ℃

  • D

    mỗi kilogram nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 ℃

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về định nghĩa nhiệt hóa hơi riêng: lượng nhiệt cần thiết để 1 kg chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

Lời giải chi tiết :

Câu đúng phải nhấn mạnh "mỗi kilogram" và "ở nhiệt độ 100 ℃".

Đáp án: D

Câu 8 :

Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử?

  • A

    Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển

  • B

    Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín

  • C

    Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn trong nước yên lặng

  • D

    Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về hiện tượng có liên quan đến chuyển động hỗn loạn của phân tử.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng không khí nóng nổi lên cao (A) chủ yếu liên quan đến sự đối lưu, không phản ánh rõ thuyết động học phân tử.

Đáp án: A

Câu 9 :

Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào

  • A

    hình dạng và kích thước của mạch điện

  • B

    đường kính của dây dẫn làm mạch điện

  • C

    khối lượng riêng của dây dẫn

  • D

    điện trở suất của dây dẫn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về từ thông

Lời giải chi tiết :

Từ thông phụ thuộc diện tích và hình dạng mạch điện.

Đáp án: A

Câu 10 :

Thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối ở áp suất không đổi là nội dung của

  • A

    Định luật Boyle

  • B

    Định luật Charles

  • C

    Định luật Gay Lussac

  • D

    Định luật Danhton

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ ở áp suất không đổi được mô tả trong định luật Charles.

Lời giải chi tiết :

Định luật Charles: V ~ T (áp suất không đổi).

Đáp án: B

Câu 11 :

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng liên hệ giữa

  • A

    áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí

  • B

    khối lượng, thể tích và nhiệt độ của khí

  • C

    áp suất, nhiệt độ và số mol của khí

  • D

    khối lượng, áp suất và số mol của khí

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Phương trình trạng thái của khí lý tưởng

Lời giải chi tiết :

Phương trình này liên hệ áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí lý tưởng.

Đáp án: A

Câu 12 :

Để tăng động năng chuyển động nhiệt trung bình của các phân tử chất khí trong một xi lanh, ta

  • A

    Để tăng động năng chuyển động nhiệt trung bình của các phân tử chất khí trong một xi lanh, ta

  • B

    dãn đẳng nhiệt khối khí trong ống xi lanh

  • C

    dãn đẳng áp khối khí trong ống xi lanh

  • D

    Cho ống xi lanh tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp hơn như cho vào cốc nước lạnh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Động năng chuyển động nhiệt trung bình của phân tử khí tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối

Lời giải chi tiết :

- Để tăng động năng trung bình của các phân tử, cần tăng nhiệt độ khí.

- Chỉ có phương pháp tiếp xúc với nguồn nhiệt cao hơn (trái với D) mới phù hợp.

Đáp án: A

Câu 13 :

Theo nguyên lí 1 nhiệt động lực học, khi nội năng của vật tăng thì có thể vật đã

  • A

    nhận công \(\left| A \right|\) và tỏa nhiệt \(\left| Q \right|\) (với \(\left| Q \right|\) > \(\left| A \right|\))

  • B

    vừa sinh công \(\left| A \right|\) vừa tỏa nhiệt \(\left| Q \right|\)

  • C

    sinh công \(\left| A \right|\) và nhận nhiệt \(\left| Q \right|\) (với \(\left| Q \right|\) < \(\left| A \right|\))

  • D

    vừa nhận công \(\left| A \right|\) vừa nhận nhiệt \(\left| Q \right|\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nguyên lí 1 nhiệt động lực học

Lời giải chi tiết :

khi nội năng của vật tăng thì có thể vật đã nhận công \(\left| A \right|\) và nhận nhiệt \(\left| Q \right|\), nội năng chắc chắn tăng (ΔU = Q + A > 0).

Đáp án: D

Câu 14 :

Ba khối khí lí tưởng có cùng khối lượng biến đổi đẳng nhiệt có đồ thị là các đường hypebol được biểu diễn trong đồ thị pOV như hình. So sánh nào sau đây là đúng?

  • A

    T1 = T2 = T3.

  • B

    T1 > T2 > T3.

  • C

    T1 < T3 < T2.

  • D

    T1 < T2 < T3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt

Lời giải chi tiết :

Dựa trên hình:

Đường T3​ nằm cao nhất \( \Rightarrow {T_3} > {T_2} > {T_1}\)

Đáp án: D

Câu 15 :

Ở nhiệt độ sôi của một chất lỏng X, nếu cung cấp nhiệt lượng Q1 = 40 kJ thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là m1 = 60 g. Nếu cung cấp nhiệt lượng Q2 = 60 kJ thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là bao nhiêu?

  • A

    60 g

  • B

    40 g

  • C

    90 g

  • D

    80 g

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về công thức nhiệt lượng hóa hơi

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}Q = L.m\\L = \frac{{{Q_1}}}{{{m_1}}} = \frac{{40\,}}{{60\,}} = \frac{{40}}{{0,06}} = 666,67\,{\rm{kJ/kg}}\\ \Rightarrow {m_2} = \frac{{{Q_2}}}{L} = \frac{{60}}{{666,67}} = 0,09\,{\rm{kg}} = 90\,{\rm{g}}{\rm{.}}\end{array}\)

Đáp án: C

Câu 16 :

Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2000 vòng/phút trong một từ trường đều \(\overrightarrow B \) có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ là 0,02 T. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là

  • A

    8,42 V

  • B

    6,89 V

  • C

    10,47 V

  • D

    13,47 V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về suất điện động cảm ứng cực đại trong khung dây

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\omega  = 2\pi f = 2\pi .\frac{{2000}}{{60}}\, \approx 209,44\,{\rm{rad/s}}\\{\varepsilon _{{\rm{max}}}} = NBS\omega  = 500.0,02.0,005.209,44 = 10,47\,{\rm{V}}\end{array}\)

Đáp án: C

Câu 17 :

Một khối khí lí tưởng có thể tích 3 lít ở áp suất 8 bar chứa trong một xi lanh ở nhiệt độ 300 K. Kéo dãn piston cho thể tích hỗn hợp tăng thêm 2 lít và nhiệt độ của xi lanh tăng thêm 10 %. Áp suất của hỗn hợp khí sau khi kéo dãn piston là

  • A

    5,28 bar

  • B

    6,10 bar

  • C

    5,76 bar

  • D

    6,42 bar

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về phương trình trạng thái khí lý tưởng

Lời giải chi tiết :

\({p_2} = {p_1}.\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}.\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = 8.\frac{3}{5}.1,1 = 5,28\,{\rm{bar}}\)

Đáp án: A

Câu 18 :

Người ta cọ xát hai vật với nhau, nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm nóng cho vật thêm 4 ℃) của vật lần lượt là 500 J/K và 800 J/K. Sau một phút người ta thấy nhiệt độ mỗi vật tăng thêm 30 K. Công suất trung bình của việc cọ sát bằng bao nhiêu?

  • A

    650 W

  • B

    750 W

  • C

    800 W

  • D

    500 W

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Công suất trung bình

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}Q = {C_1}.{\rm{\Delta }}T + {C_2}.{\rm{\Delta }}T = 500.30 + 800.30 = 15000 + 24000 = 39000\,{\rm{J}}\\P = \frac{Q}{t} = \frac{{39000}}{{60}} = 650\,{\rm{W}}\end{array}\)

Đáp án: A

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Khi thực hiện quá trình truyền nhiệt cho vật, ta nói rằng vật nhận thêm nhiệt lượng nên nội năng thay đổi, giữa nội năng và nhiệt lượng có một mối liên hệ qua lại với nhau

a) Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

Đúng
Sai

b) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

Đúng
Sai

c) Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào vật cũng có nhiệt lượng

Đúng
Sai

d) Một vật có nội năng khi cho tiếp xúc với vật khác có nội năng nhỏ hơn thì sẽ xảy ra quá trình truyền nhiệt

Đúng
Sai
Đáp án

a) Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

Đúng
Sai

b) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

Đúng
Sai

c) Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào vật cũng có nhiệt lượng

Đúng
Sai

d) Một vật có nội năng khi cho tiếp xúc với vật khác có nội năng nhỏ hơn thì sẽ xảy ra quá trình truyền nhiệt

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

a) Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

ĐÚNG: Theo nguyên lý 1 nhiệt động lực học, nhiệt lượng Q là năng lượng truyền vào hoặc ra khỏi hệ. Trong trường hợp không có công thực hiện (A = 0), Q chính bằng độ biến thiên nội năng ΔU.

b) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

ĐÚNG: Nhiệt lượng và nội năng đều là năng lượng, nên đơn vị của chúng là Joule (J).

c) Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào vật cũng có nhiệt lượng

SAI: Một vật luôn có nội năng vì các phân tử của nó luôn dao động hoặc chuyển động nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt lượng chỉ xuất hiện khi có quá trình truyền nhiệt xảy ra.

d) Một vật có nội năng khi cho tiếp xúc với vật khác có nội năng nhỏ hơn thì sẽ xảy ra quá trình truyền nhiệt

ĐÚNG: Nhiệt sẽ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao (nội năng lớn hơn) sang vật có nhiệt độ thấp (nội năng nhỏ hơn).

Câu 2 :

Các phân tử chất khí chuyển động nhiệt hỗn loạn, chúng va chạm nhau và va chạm với thành bình nên khi nhiệt độ tăng

a) Tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử giảm do một số phân tử sau và chạm có tốc độ giảm

Đúng
Sai

b) Sự va chạm của các phân tử với thành bình mạnh hơn

Đúng
Sai

c) Số va chạm của các phân tử khí với thành bình cũng tăng lên

Đúng
Sai

d) Áp suất khí trong bình giảm mạnh do các phân tử va chạm với nhau làm động năng của chúng giảm

Đúng
Sai
Đáp án

a) Tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử giảm do một số phân tử sau và chạm có tốc độ giảm

Đúng
Sai

b) Sự va chạm của các phân tử với thành bình mạnh hơn

Đúng
Sai

c) Số va chạm của các phân tử khí với thành bình cũng tăng lên

Đúng
Sai

d) Áp suất khí trong bình giảm mạnh do các phân tử va chạm với nhau làm động năng của chúng giảm

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về phân tử chất khí

Lời giải chi tiết :

a) Tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử giảm do một số phân tử sau va chạm có tốc độ giảm

SAI: Khi nhiệt độ tăng, động năng trung bình của các phân tử tăng, dẫn đến tốc độ trung bình tăng. Va chạm giữa các phân tử không làm giảm tốc độ trung bình.

b) Sự va chạm của các phân tử với thành bình mạnh hơn

ĐÚNG: Khi nhiệt độ tăng, tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, nên lực va chạm vào thành bình mạnh hơn.

c) Số va chạm của các phân tử khí với thành bình cũng tăng lên

ĐÚNG: Tốc độ chuyển động tăng, khoảng cách giữa các va chạm giảm, làm tăng số va chạm của các phân tử với thành bình.

d) Áp suất khí trong bình giảm mạnh do các phân tử va chạm với nhau làm động năng của chúng giảm

SAI: Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng chứ không giảm, và động năng trung bình tăng chứ không giảm.

Câu 3 :

Một bình kín chứa khí oxygen có thể tích 8 lít đặt trên một cân điện từ thì số chỉ của cân là 80 g. Dùng một áp kế và nhiệt kế để đo áp suất và nhiệt độ của khối khí thì các giá trị được đo là 1,5 atm và -13 ℃. Lấy khối lượng mol nguyên tử oxygen là 32 g/mol và hằng số khí R = 0,082 (atm.lít/(mol.K)

a) Khối lượng của bình xấp xỉ 62 g

Đúng
Sai

b) Khối lượng riêng của khí trong bình xấp xỉ 1,8 g/lít

Đúng
Sai

c) Nếu làm lạnh bình khí xuống nhiệt độ -53 ℃ rồi đem cân thì số chỉ của cân vẫn không thay đổi

Đúng
Sai

d) Trong trường hợp làm lạnh khí xuống nhiệt độ -53 ℃, áp suất khí trong bình lúc đó xấp xỉ 1,27 atm

Đúng
Sai
Đáp án

a) Khối lượng của bình xấp xỉ 62 g

Đúng
Sai

b) Khối lượng riêng của khí trong bình xấp xỉ 1,8 g/lít

Đúng
Sai

c) Nếu làm lạnh bình khí xuống nhiệt độ -53 ℃ rồi đem cân thì số chỉ của cân vẫn không thay đổi

Đúng
Sai

d) Trong trường hợp làm lạnh khí xuống nhiệt độ -53 ℃, áp suất khí trong bình lúc đó xấp xỉ 1,27 atm

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về phương trình trạng thái khí lý tưởng

Lời giải chi tiết :

a) Khối lượng của bình xấp xỉ 62 g

Khối lượng của khí:

\(\begin{array}{l}n = \frac{{pV}}{{RT}} = \frac{{1,5.8}}{{0,082.260}} \approx 0,562\,{\rm{mol}}\\{m_{khi}} = n.M = 0,562.32 \approx 18\,{\rm{g}}\end{array}\)

Khối lượng của bình: \({m_{binh}} = {m_{can}} - {m_{{\rm{khi}}}} = 80 - 18 = 62\,{\rm{g}}\)

=> ĐÚNG.

b) Khối lượng riêng của khí trong bình xấp xỉ 1,8 g/lít

\(\rho  = \frac{{{m_{{\rm{khi}}}}}}{V} = \frac{{18}}{8} = 2,25\,\)g/lít

=> SAI.

c) Nếu làm lạnh bình khí xuống nhiệt độ -53 ℃ rồi đem cân thì số chỉ của cân vẫn không thay đổi

Khối lượng không đổi khi nhiệt độ thay đổi, vì số mol khí và khối lượng của bình không đổi.
=> ĐÚNG.

d) Trong trường hợp làm lạnh khí xuống nhiệt độ -53 ℃, áp suất khí trong bình lúc đó xấp xỉ 1,27 atm

\({T_2} =  - 53^\circ C = 220K\)

Từ phương trình trạng thái:

=> ĐÚNG.

Câu 4 :

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Để làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì ta

a) Thay đổi vị trí của cuộn dây so với nam châm

Đúng
Sai

b) Thay đổi góc hợp bởi mặt phẳng cuộn dây và hướng của đường sức từ

Đúng
Sai

c) Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện

Đúng
Sai

d) Sử dụng lõi dắt non đặt cố định bên trong ống dây

Đúng
Sai
Đáp án

a) Thay đổi vị trí của cuộn dây so với nam châm

Đúng
Sai

b) Thay đổi góc hợp bởi mặt phẳng cuộn dây và hướng của đường sức từ

Đúng
Sai

c) Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện

Đúng
Sai

d) Sử dụng lõi dắt non đặt cố định bên trong ống dây

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về đường sức từ

Lời giải chi tiết :

a) Thay đổi vị trí của cuộn dây so với nam châm

ĐÚNG: Điều này làm thay đổi từ thông xuyên qua cuộn dây, tạo suất điện động cảm ứng.

b) Thay đổi góc hợp bởi mặt phẳng cuộn dây và hướng của đường sức từ

ĐÚNG: Điều này cũng làm thay đổi từ thông, gây hiện tượng cảm ứng điện từ.

c) Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện

ĐÚNG: Thay đổi dòng điện qua nam châm điện làm thay đổi từ trường, dẫn đến biến thiên từ thông qua cuộn dây.

d) Sử dụng lõi dắt non đặt cố định bên trong ống dây

SAI: Lõi dắt non chỉ tăng cường từ trường, không làm thay đổi từ thông nếu từ trường không biến thiên.

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Khi truyền nhiệt lượng 6 MJ cho một lượng khí trong một xi – lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit – tông lên làm cho thể tích của khí tăng lên 0,5 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí ra đơn vị MJ, biết áp suất của khí là 4.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nguyên lý 1 nhiệt động lực học

Lời giải chi tiết :

\(Q = {\rm{\Delta }}U + A = {\rm{\Delta }}U + p{\rm{\Delta }}V \Rightarrow {\rm{\Delta }}U = Q - A = {6.10^6} - ({4.10^6})(0,5) = {4.10^6}{\rm{J}} = 4\,{\rm{MJ}}\)

Đáp án: 4

Câu 2 :

Cần cung cấp nhiệt lượng bao nhiêu kJ để đun sôi 1,5 lít nước ở áp suất chuẩn từ nhiệt độ 30 ℃, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng nước: \(m = \rho .V = 1000.1,{5.10^{ - 3}} = 1,5\,{\rm{kg}}\)

Nhiệt lượng cần cung cấp: \(Q = mc{\rm{\Delta }}T = 1,5.4200.70 = 441000\,{\rm{J}} = 441\,{\rm{kJ}}\)

Đáp án: 441

Câu 3 :

Ở 27 ℃ thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 227 ℃ khí áp suất không đổi là bao nhiêu lít?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về phương trình trạng thái khí lý tưởng

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} \Rightarrow {V_2} = {V_1}.\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} \Rightarrow {V_2} = 6.\frac{{500}}{{300}} = 10\,\)lít

Đáp án: 10

Câu 4 :

Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47 ℃ và áp suất 0,7 atm. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 8 atm. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén là bao nhiêu ℃?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về phương trình trạng thái khí lý tưởng

Lời giải chi tiết :

\({T_1} = 47 + 273 = 320K;{P_1} = 0,7atm;{V_2} = \frac{{{V_1}}}{5};{P_2} = 8atm\)

\(\frac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}} =  > {T_2} = {T_1}.\frac{{{P_2}{V_2}}}{{{P_1}{V_1}}} = 320.\frac{8}{{0,7.5}} = 731K \Rightarrow {t_2} = 459^\circ C\)

Đáp án: 459

Câu 5 :

Khi tốc độ chuyển động nhiệt trung bình của phân tử khí tăng 4 lần và thể tích khối khí giảm còn một nửa thì áp suất của khối khí tác dụng lên thành bình sẽ tăng bao nhiêu lần?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về công thức áp suất khí lý tưởng

Lời giải chi tiết :

\({p_2} = {p_1}.\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}.\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} \Rightarrow {p_2} = {p_1}.16.2 = 32{p_1}\)

Đáp án: 32

Câu 6 :

Biết nhôm có nhiệt dung riêng c = 896 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng \(\lambda  = {39.10^4}J/kg\) nhiệt độ nóng chảy là 658 ℃. Có miếng nhôm có khối lượng m = 200 g ở nhiệt độ 33 ℃. Để hóa lỏng được 100 g nhôm thì cần cung cấp nhiệt lượng bằng bao nhiêu kJ?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt nóng chảy

Lời giải chi tiết :

Khối lượng miếng nhôm: m = 200 g = 0,2 kg

Nhiệt độ ban đầu của miếng nhôm: t1 = 33 ℃ = 306 K

Khối lượng nhôm cần hóa lỏng: m' = 100 g = 0,1 kg

Để hóa lỏng hoàn toàn 100g nhôm, ta cần cung cấp nhiệt lượng cho nhôm trải qua hai quá trình:

Nâng nhiệt độ của 200 g nhôm từ 33 ℃ lên 658 ℃:

Độ tăng nhiệt độ: Δt = t2 – t1 = 931 K - 306 K = 625 K

Nhiệt lượng cần cung cấp: \({Q_1} = mc\Delta t = 0,2.896.625 = 112000J\)

Hóa lỏng 100 g nhôm ở nhiệt độ nóng chảy:

Nhiệt lượng cần cung cấp: \({Q_2} = \lambda .m' = {39.10^4}.0,1 = 39000J\)

Tổng nhiệt lượng cần cung cấp: \(Q = {Q_1} + {Q_2} = 112000 + 39000 = 151000J = 151kJ\)

Đáp án: 151

close