Em hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc qua đoạn trích

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con.

        Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và những người nông dân tội nghiệp mà mảng đề tài nhiều tác giả đã đặt ngòi bút và phác họa lại. Trong đó, Nam Cao là một nhà văn xuất sắc viết về đề tài này. Lão Hạc là một trong những truyện ngắn thành công của ông đã diễn tả sâu sắc nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng. Trong đó, nhân vật Lão Hạc là một nhân vật tiêu biểu.

        Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão yêu con, lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai.

       Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận... của một nông dân chất phác, nhân hậu. Bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” - ông giáo.

        Đối với “cậu Vàng”: Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo: cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu. Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lão đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”.

        Cái chết của lão Hạc có hai lí do. Vì lão không còn kiếm được tiền sau trận ốm, lại bão lụt. Điều cơ bản nhất là lão sợ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh. Lão là người “đói cho sạch, rách cho thơm. Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”, vì trước mắt “tôi” là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý.

        Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm. Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close