Bài 55. Đề-xi-mét. Mét. Ki-lô-métBài 3. Nam, Việt và Rô-bốt cùng chơi đá cầu. Nam đá quả cầu bay xa 4 m. Việt đá quả cầu bay xa 5 m. Rô-bốt đá quả cầu bay xa 7 m. a) Bạn nào đá quả cầu bay xa nhất? b) Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam bao nhiêu mét?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ1 Bài 1 (trang 66 SGK Toán 2 tập 2) Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”. a) b) Phương pháp giải: a) Áp dụng kiến thức: 1m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1 m = 100 cm. Quan sát ví dụ mẫu và thực hiện tương tự với các câu còn lại. b) Áp dụng kiến thức: 10 dm = 1 m; 10 cm = 1 dm. Quan sát ví dụ mẫu và thực hiện tương tự với các câu còn lại. Lời giải chi tiết: a) b) Bài 2 Bài 2 (trang 66 SGK Toán 2 tập 2) Chọn độ dài thích hợp. Phương pháp giải: Học sinh quan sát các đồ vật trong thực tế rồi ước lượng số đo độ dài của chúng. Lời giải chi tiết: Bài 3 Bài 3 (trang 66 SGK Toán 2 tập 2) Bạn nào nói đúng? Phương pháp giải: Quan sát tranh, ước lượng được bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt, từ đó xác định được Mai nói đúng. Áp dụng cách chuyển đổi các đơn vị đo vừa học 1 m = 10 dm, 1 m = 100 cm để đổi 2 m sang các số đo có đơn vị đề-xi-mét hoặc xăng-ti-mét, từ đó xác định được câu nói của Nam và Rô-bốt đúng hay sai. Lời giải chi tiết: Quan sát tranh ta ước lượng bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt, do đó Mai nói đúng. Theo trên, ta ước lượng bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt nên bảng dài khoảng 2m (vì sải tay của Việt dài khoảng 1m). Lại có: 2 m = 20 dm ; 2 m = 200 cm. Do đó, bạn Nam nói “bảng dài khoảng 2 đề-xi-mét” là sai; bạn Rô-bốt nói “bảng dài khoảng 200 xăng-ti-mét là đúng” Vậy bạn Mai và Rô-bốt nói đúng. LT Bài 1 (trang 67 SGK Toán 2 tập 2) Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”. Phương pháp giải: Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số đo như đối với các số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo (dm hoặc m) vào sau kết quả. Lời giải chi tiết: Bài 2 Bài 2 (trang 67 SGK Toán 2 tập 2) Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi. Để đi đến cầu trượt rồi ra bập bênh, Rô-bốt cần đi bao nhiêu mét? Phương pháp giải: Để tìm số mét cần đi nếu Rô-bốt đi đến cầu trượt rồi ra bập bênh ta lấy khoảng cách từ vị trí Rô-bốt đang đứng đến cầu trượt (là 30m) cộng với khoảng cách từ cầu trượt đến bập bênh (là 15 m), hay ta thực hiện phép tinh 30 m + 15 m. Lời giải chi tiết: Để đi đến cầu trượt rồi ra bập bên, Rô-bốt cần đi số mét là: 30 m + 15 m = 45 m Vậy để đi đến cầu trượt rồi ra bập bênh, Rô-bốt cần đi 45 m. Bài 3 Bài 3 (trang 67 SGK Toán 2 tập 2) Nam, Việt và Rô-bốt cùng chơi đá cầu. Nam đá quả cầu bay xa 4 m. Việt đá quả cầu bay xa 5 m. Rô-bốt đá quả cầu bay xa 7 m. a) Bạn nào đá quả cầu bay xa nhất? b) Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam bao nhiêu mét? Phương pháp giải: a) So sánh các số đo độ dài, từ đó tìm được bạn nào đá quả cầu bay xa nhất. b) Để tìm số mét Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam ta lấy số mét Việt đá quả cầu bay xa trừ đi số mét Nam đá quả cầu bay xa. Lời giải chi tiết: a) So sánh các số đo ta có: 4 m < 5 m < 7 m. Vậy: Rô-bốt đá quả cầu bay xa nhất. b) Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam số mét là: 5 – 4 = 1 (m) Đáp số: 1 m. HĐ2 Bài 1 (trang 69 SGK Toán 2 tập 2) a) Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”. 1 km = m m = 1 km b) Chọn câu trả lời thích hợp. Quãng đường từ nhà Mai đến trường dài khoảng: A. 2 dm B. 2 m C. 2 km Phương pháp giải: a) Áp dụng kiến thức: 1 km = 1000m ; 1000 m = 1 km. b) Học sinh tự ước lượng khoảng cách từ nhà Mai (nhân vật trong sách) tới trường sao cho hợp lý. Lời giải chi tiết: a) 1 km = 1 000 m 1 000 m = 1 km. b) Quãng đường từ nhà Mai đến trường dài khoảng 2 km. Chọn đáp án C. Bài 2 Bài 2 (trang 69 SGK Toán 2 tập 2) 8 km + 9 km = km 32 km – 14 km = km Phương pháp giải: Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số đo như đối với các số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo là km vào sau kết quả. Lời giải chi tiết: 8 km + 9 km = 17 km 32 km – 14 km = 18 km Bài 3 Bài 3 (trang 70 SGK Toán 2 tập 2) Biết chiều dài đoạn đường bộ từ Hà Nội đến một số tỉnh như sau: a) Trong các tỉnh trên, tỉnh nào xa Hà Nội nhất, tỉnh nào gần Hà Nội nhất? b) Trong các tỉnh trên, đường bộ từ Hà Nội đến những tỉnh nào dài hơn 100 km? Phương pháp giải: So sánh các số đo độ dài với cùng đơn vị đo là km dựa vào kiến thức về so sánh các số trong phạm vi 100, từ đó trả lời các câu hỏi của bài toán. Lời giải chi tiết: a) So sánh các số đo độ dài ta có: 54 km < 106 km < 155 km < 280 km. Vậy trong các tỉnh trên, tỉnh Cao Bằng xa Hà Nội nhất, tỉnh Hà Nam gần Hà Nội nhất. b) So sánh các số đo độ dài với 100 km ta có: 54 km < 100 km 106 km > 100 km 280 km > 100 km 155 km > 100 km Vậy trong các tỉnh trên, đường bộ từ Hà Nội đến các tỉnh Thái Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn dài hơn 100 km. Bài 4 Bài 4 (trang 70 SGK Toán 2 tập 2) Cóc kiện Trời. Hành trình cóc lên Thiên Đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài được cho như sau: Cóc đi 28 km thì gặp cua. Cóc và cua đi thêm 36 km nữa thì gặp hổ và gấu. Cóc, cua, hổ và gấu đi thêm 46 km nữa thì gặp ong mật và cáo. Hỏi: a) Cóc đi bao nhiêu ki-lô-mét thì gặp hổ và gấu? b) Tính từ chỗ gặp cua, cóc đi bao nhiêu ki-lô-mét thì gặp ong mật và cáo? Phương pháp giải: a) Để tìm số ki-lô-mét Cóc đi để gặp hổ và gấu ta lấy số ki-lô-mét Cóc đi để gặp Cua cộng với số ki-lô-mét Cóc đi thêm để gặp hổ và gấu. b) Để tìm số ki-lô-mét Cóc đi để gặp ong mật và cáo (tính từ chỗ gặp cua) ta lấy khoảng cách từ Cua tới hổ và gấu cộng với khoảng cách từ hổ và gấu tới ong mật và cáo. Lời giải chi tiết: a) Cóc cần đi số ki-lô-mét để gặp hổ và gấu là: 28 + 36 = 64 (km) Đáp số: 64 km. b) Tính từ chỗ gặp Cua, Cóc cần đi số ki-lô-mét để gặp ong mật và cáo là: 36 + 46 = 82 (km) Đáp số: 82 km. HocTot.XYZ
|