Bài 7. Nhân giống vật nuôi trang 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK Công nghệ 11 Cánh diềuDựa vào hình 7.1, hãy cho biết ý nghĩa của công việc nhân giống vật nuôi trong công tác giống.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr34 MĐ Dựa vào hình 7.1, hãy cho biết ý nghĩa của công việc nhân giống vật nuôi trong công tác giống. Phương pháp giải: Quan sát Hình 7.1 để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.1, ta thấy: Ý nghĩa: giúp nhân đàn, tăng số lượng vật nuôi. Ngoài ra, việc nhân giống còn giúp ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Câu hỏi tr34 CH1 Hãy kể tên các phương pháp nhân giống vật nuôi. Phương pháp giải: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Có 2 phương pháp:
Câu hỏi tr34 CH2 Nhân giống thuần chủng là gì? Cho ví dụ? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 1.1 trong SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Khái niệm: Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất. - Ví dụ: Để nhân giống lợn Móng Cái, người ta chọn ghép đôi giao phối giữa con đực và con cái cùng giống lợn Móng Cái. Người ta chọn lọc ở thế hệ sau và loại thải những cá thể không đạt yêu cầu. Cuối cùng, giống lợn Móng Cái được tăng lên về số lượng và chất lượng theo ý muốn. Câu hỏi tr35 CH1 Hãy quan sát Hình 7.2 và cho biết mục đích của nhân giống thuần chủng. Phương pháp giải: Quan sát kết hợp nghiên cứu nội dung phần 1.2 trong SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.2, ta thấy mục đích của nhân giống thuần chủng là:
Câu hỏi tr35 CH2 Những cơ sở giống nào thường sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng? Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, … để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Những cơ sở giống thường sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng: - Viện chăn nuôi, - Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, … Câu hỏi tr35 CH3 Thế nào là lai giống và mục đích của lai giống? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Khái niệm: Lai giống là cho giao phối con đực với con cái khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ. - Mục đích của lai giống: tạo được ưu thế lai từ đó làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi. Câu hỏi tr35 CH4 Vì sao con lai F1 của bò HF (con lai được tạo ra từ bò đực HF và bò cái Sind) lại thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Các con lai F1 của bò HF và bò Sind thường có thể thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam bởi vì chúng kế thừa các đặc tính tốt từ cả hai giống bố mẹ. Bò HF được lai tạo từ các giống bò có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện ôn đới, trong khi bò Sind có khả năng chịu đựng được trong điều kiện khô hạn và nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Do đó, con lai F1 của hai giống này thường có khả năng chịu đựng tốt hơn với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm cả vùng đất cao nguyên và vùng đất thấp ở Việt Nam. Câu hỏi tr36 CH1 Hãy nêu ví dụ về lai giống vật nuôi. Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, … để trả lời. Lời giải chi tiết: Ví dụ:
Câu hỏi tr36 CH2 Có những phương pháp lai giống vật nuôi nào? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Một số phương pháp lai giống:
Câu hỏi tr36 CH3 Lai kinh tế là gì? Vì sao không dùng con lai kinh tế để làm giống? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.3.a trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Lai kinh tế là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn. - Con lai kinh tế không được sử dụng làm giống vì nó không thể truyền lại đặc tính của nó cho thế hệ tiếp theo. Khi lai tạo F1, các tính trạng tốt được hỗn hợp với nhau và có thể tạo ra một con lai tuyệt vời về đặc tính. Nhưng khi con lai F1 được lai tạo với nhau, các tính trạng tốt sẽ không còn được hỗn hợp một cách đồng đều trong thế hệ tiếp theo, dẫn đến sự đa dạng đặc tính của các con lai F2 và F3. Câu hỏi tr36 CH4 Dựa vào hình 7.3 và hình 7.4, hãy so sánh hình thức lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp. Phương pháp giải: Quan sát Hình 7.3 và 7.4 kết hợp nghiên cứu nội dung phần 2.3.a trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.3 và 7.4, ta thấy: Lai kinh tế đơn giản là hình thức lai giữa 2 giống với nhau. Lai kinh tế phức tạp là hình thức lai giữa ba giống trở lên. Câu hỏi tr36 CH5 Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của phương pháp lai cải tiến. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.3.b trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Khái niệm: Lai cải cải tiến được sử dụng khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến. Trong lai cải tiến, người ta chọn một giống mang đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) để cho lai với giống đang chưa hoàn thiện (giống cần cải tiến) - Đặc điểm:
Câu hỏi tr37 CH1 Vì sao trong quá trình lai cải tiến cần cho con lại F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.3.b trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Trong quá trình lai tạo, khi lai giống thuần chủng A với giống thuần chủng B, con lai F1 được tạo ra sẽ mang những đặc tính kết hợp từ cả A và B. Tuy nhiên, các đặc tính này không đồng đều và không ổn định trong thế hệ lai tiếp theo (F2). Do đó, để tạo ra giống mới với đặc tính ổn định và đồng đều hơn, người ta thường sử dụng phương pháp cho con lai F1 lai trở lại với một trong hai giống gốc. Khi lai con lai F1 với giống thuần chủng A hoặc B, các đặc tính của giống thuần chủng sẽ được truyền lại cho thế hệ lai tiếp theo (F2) và các đặc tính kết hợp không mong muốn sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, để đạt được giống mới với đặc tính tốt và ổn định, người ta thường phải lai tạo F1 với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Quá trình lai tạo lặp lại này giúp tập trung các đặc tính tốt và loại bỏ các đặc tính không mong muốn, từ đó tạo ra một giống mới có đặc tính tốt và ổn định hơn. Câu hỏi tr37 CH2 Dựa vào hình 7.5 và 7.6, hãy so sánh lai cải tiến với lai cải tạo. Phương pháp giải: Quan sát Hình 7.5 và 7.6 kết hợp nghiên cứu nội dung phần 2.3.b và c trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.5 và 7.6, ta thấy:
Câu hỏi tr38 CH1 Lai xa là gì? Cho ví dụ. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.3.d trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Lai xa là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ - Ví dụ: Ngựa cái lai với lừa đực tạo ra con la. Câu hỏi tr38 CH2 Ở địa phương em, người ta sử dụng những phương pháp nào để nhân giống vật nuôi? Phương pháp giải: Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời. Lời giải chi tiết: Ở địa phương em đã sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng để nhân giống vật nuôi. Câu hỏi tr39 CH1 Hãy quan sát hình 7.9 và nêu thứ tự đúng của các bước trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm cho vật nuôi ở Bảng 7.1 Phương pháp giải: Quan sát Hình 7.9 và nghiên cứu SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.9, ta thấy:
Câu hỏi tr39 CH2 Hãy nêu khái niệm cấy truyền phôi. Có bao nhiêu kĩ thuật cấy truyền phôi? Phương pháp giải: Nghiên cứu SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Khái niệm: Cấy truyền phôi là quá trình đưa phôi từ cá thể cái này (con cái cho phôi) vào cá thể cái khác (con cái nhận phôi); phôi vẫn sống và phát triển bình thường trong cơ thể cái nhận phôi. Câu hỏi tr39 CH3 Có bao nhiêu kĩ thuật cấy truyền phôi? Phương pháp giải: Nghiên cứu SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Có 2 kĩ thuật cấy truyền phôi: kĩ thuật gây rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách phôi. Câu hỏi tr40 CH1 Quan sát hình 7.10, hình 7.11 và nêu các bước trong quy trình cấy truyền phôi. Phương pháp giải: Quan sát Hình 7.10 và hình 7.11, kết hợp nghiên cứu SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.10 và hình 7.11, ta thấy: Quy trình cấy truyền phôi áp dụng kĩ thuật gây rụng nhiều trứng:
Quy trình cấy truyền phôi áp dụng kĩ thuật phân tách phôi:
Câu hỏi tr41 CH1 Hãy nêu quy trình để tạo ra những con lợn Ỉ nhân bản có trong hình 7.12. Phương pháp giải: Quan sát Hình 7.12 để trả lời. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 7.12, ta thấy: B1: Thu tế bào soma (tế bào cho) từ mô tai lợn cần được nhân bản B2: Thu và nuôi thành thục tế bào trứng từ buồng trứng lợn lò mổ B3: Loại nhân tế bào trứng lợn sau nuôi thành thục B4: Dung hợp tế bào cho với tế bào trứng đã loại nhân tạo thành phôi lợn nhân bản B5: Phôi lợn nhân bản được cấy chuyển vào lợn nhân B6: Lợn nhân bản được sinh ra có DNA giống với lợn cho tế bào soma. Câu hỏi tr41 CH2 Hãy tìm hiểu thêm về một số giống vật nuôi được nhân bản vô tính trên thế giời. Phương pháp giải: Tìm hiểu thêm trên Internet, sách, báo để trả lời. Lời giải chi tiết: - Thành tựu khoa học của Đại học A&F Tây Bắc, đánh dấu nỗ lực đầu tiên của các nhà khoa học trong nước trong việc thu thập, khôi phục và bảo tồn nguồn gen của "siêu bò sữa" ở Trung Quốc với phương pháp chuyển nhân tế bào sinh dưỡng và tái tạo chúng một cách hiệu quả. - Chó chihuahua lập kỷ lục được nhân bản vô tính nhiều nhất thế giới. Câu hỏi tr41 CH3 Hãy lựa chọn các nội dung phù hợp với những ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống ở Bảng 7.2. Phương pháp giải: Nghiên cứu SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr42 CH1 Bò vàng Việt Nam có tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể và sản lượng sữa thấp. Khi trưởng thành, khối lượng cơ thể ở bò cái khoảng 180 kg và bò đực khoảng 250 kg. Sản lượng sữa của bò chỉ đạt 300 – 400 kg/chu kì tiết sữa. Hãy đề xuất một số phương pháp nhân giống vật nuôi phù hợp với các mục đích sau:
Phương pháp giải: Nghiên cứu SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Để cải thiện khả năng sinh trưởng và cho sữa của bò vàng, có thể sử dụng các phương pháp nhân giống sau:
Câu hỏi tr42 CH2 Hãy tìm hiểu hoạt động chăn nuôi ở địa phương em và cho biết những ứng dụng công nghệ sinh học nào được sử dụng để nhân giống vật nuôi. Phương pháp giải: Liên hệ thực tế để trả lời. Lời giải chi tiết: Ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để nhân giống vật nuôi ở địa phương: - Lai tạo giống - Cấy truyền phôi
|