Giải bài 8 trang 47 sách bài tập toán 12 - Cánh diềuTrong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án: đúng (Đ) hoặc sai (S). Cho mặt phẳng (left( P right): - 3x + y - 2z + 5 = 0). a) Nếu (overrightarrow n ) là một vectơ pháp tuyến của (left( P right)) thì (koverrightarrow n ) là một vectơ pháp tuyến của (left( P right)) với (k ne 0). b) Nếu (overrightarrow n ) và (overrightarrow {n'} ) đều là vectơ pháp tuyến của (left( P right)) thì (overrightarrow n ) và (overrightarrow {n'} ) không cùng phương. c) Vectơ ( Đề bài Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án: đúng (Đ) hoặc sai (S). Cho mặt phẳng (P):−3x+y−2z+5=0. a) Nếu →n là một vectơ pháp tuyến của (P) thì k→n là một vectơ pháp tuyến của (P) với k≠0. b) Nếu →n và →n′ đều là vectơ pháp tuyến của (P) thì →n và →n′ không cùng phương. c) Vectơ →n=(−3;1;−2) không là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P). d) Mọi vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) có toạ độ (−3k;k;−2k) với k≠0. Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng các tính chất: Nếu →n là vectơ pháp tuyến của một mặt phẳng thì k→n(k≠0) cũng là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết Theo tính chất: “Nếu →n là vectơ pháp tuyến của một mặt phẳng thì k→n(k≠0) cũng là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng đó”. Vậy a) đúng. Nếu →n và →n′ đều là vectơ pháp tuyến của (P) thì →n′=k→n(k≠0). Do đó →n và →n′ cùng phương. Vậy b) sai. Mặt phẳng (P):−3x+y−2z+5=0 có vectơ pháp tuyến →n=(−3;1;−2). Vậy c) sai. →n=(−3;1;−2) là một vectơ pháp tuyến của (P) thì k→n=(−3k;k;−2k) cũng là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P). Vậy d) đúng. a) Đ. b) S. c) S. d) Đ.
|