Giải Bài tập 4 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường trong SGK (tr. 111 - 115) và trả lời các câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời Bài tập 4 trang 25 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường trong SGK (tr. 111 - 115) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 25 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

Lời giải chi tiết:

Sự đặc sắc, hấp dẫn trong nội dung và hình thức bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 25 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Tác giả đã phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng Lăng theo trình tự nào? Em có nhận xét gì về cách triển khai luận điểm trong văn bản?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Hệ thống luận điểm:

+ Giới thiệu chung về đề tài tống biệt trong thơ cổ nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng.

+ Phân tích nội dung và hình thức hai câu thơ đầu của bài thơ.

+ Phân tích nội dung và nghệ thuật hai câu thơ cuối.

+ Kết luận lại đặc điểm nội dung, hình thức của bài thơ.

- Cách triển khai luận điểm:

+ Các luận điểm được triển khai theo cách Tổng - Phân - Hợp.

+ Tác giả phân tích các luận điểm dọc theo kết cấu của bài thơ, phân tích từng câu thơ.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Tác giả bài nghị luận đã phân tích nội dung gì trong hai câu thơ đầu? Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã phân tích những yếu tố hình thức nghệ thuật nào

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Hai câu thơ mở đầu nói tới người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên), tường thuật sự việc (nêu đầy đủ yếu tố của 1 cuộc tiễn đưa), trong đó chứa đựng niềm lưu luyến của người tiễn đưa.

- Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã phân tích những yếu tố hình thức nghệ thuật

+ Từ ngữ bình dị, tự nhiên, sát hợp: “cố nhân”, các động từ → Được gọi là lệ cú, danh cú

+ Hình ảnh: nơi đất khách quê người, giữa thanh thiên bạch nhật, không khí phồn vinh, trong ngày xuân tươi đẹp

+ Nhịp điệu: bịn rịn, nao nức

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Tác giả bài nghị luận đã phân tích nội dung gì trong hai câu thơ cuối? Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã phân tích những yếu tố hình thức nghệ thuật nào

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Nội dung 2 câu cuối: Thể hiện tâm tình của người ở lại, bên ngoài tả cảnh nhưng thực chất là  tả tình

- Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã phân tích những yếu tố hình thức nghệ thuật

+ Hình ảnh: chiếc buồm cô độc, bóng của nó,… Sông Trường Giang, bầu trời không thể so sánh với mối tình của tác giả.

+ Tả cảnh ngụ tình

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Em có nhận xét gì về lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Những hiểu biết về mối quan hệ giữa Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch, đặc điểm của các dòng sông và thơ tống biệt nói chung được tác giả đưa vào văn bản có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Những hiểu biết về mối quan hệ giữa Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch:

+ Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên được mô tả là tri âm, tri kỷ, thể hiện sự thân thiết và quý trọng trong mối quan hệ của họ.

+ Cuộc chia tay giữa họ diễn ra vào tháng ba, mùa hoa khói, tại lầu Hoàng Hạc, khi Mạnh Hạo Nhiên đi đến Quảng Lăng trên sông Trường Giang.

+ Lí Bạch cảm thấy buồn bã và lưu luyến khi phải chia tay người bạn tri kỷ của mình, thể hiện qua những dòng thơ lãng mạn và da diết.

- Đặc điểm của các dòng sông và thơ tống biệt nói chung được tác giả đưa vào văn bản có tác dụng nhằm nhấn mạnh nét độc đáo, đặc sắc trong tác phẩm của thi sĩ. Mặc dù, nhà thơ vẫn giữ được nét truyền thống, quy luật của thơ ca tuy nhiên, mỗi từ ngữ, hình ảnh được sử dụng đều mang 1 ý nghĩa, giá trị riêng, một nét riêng không trùng lặp

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Qua văn bản nghị luận này, em học hỏi được kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận về 1 tác phẩm phẩm thơ?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Qua văn bản nghị luận này, em học hỏi được kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận về 1 tác phẩm phẩm thơ là

+ Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá.

+ Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe.

+ Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm.

+ Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

+ Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

+ Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Những dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy tác giả bài nghị luận đã tuân thủ các quy định về trích dẫn và tham khảo tài liệu

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu trong văn bản cho thấy tác giả bài nghị luận đã tuân thủ các quy định về trích dẫn và tham khảo tài liệu là dữ liệu trích dẫn được in nghiêng và chú thích đầy đủ về tác giả, tên bài

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close