Giải Bài tập 8 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: ĐAU LÒNG LŨ LỤT MIỀN TRUNG
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Trả lời Bài tập 8 trang 15 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: ĐAU LÒNG LŨ LỤT MIỀN TRUNG Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế Nghe gió thổi lòng cồn bão tố Mưa gấp khúc đường về nẻo cũ Cùng một bọc, chung cành chung gốc (Phạm Ngọc San, Chạng vạng hoa đèn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, tr. 79 - 80) Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 15 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Bố cục của bài thơ gồm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết: - Bố cục của bài thơ gồm 2 phần + 4 khổ đầu: Nỗi xót xa của nhà thơ trước những hậu quả lũ lụt đem lại cho con người + 2 khổ cuối: Lời kêu gọi giúp đỡ, đùm bọc, yêu thương đồng bào gặp khó khăn. Thông điệp tác giả muốn gửi đến bạn đọc Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 15 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy lũ lụt ở miền Trung vẫn là một thiên tai nghiêm trọng Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết: Những từ ngữ trong bài thơ cho thấy lũ lụt ở miền Trung vẫn là một thiên tai nghiêm trọng là: bão tố gió mưa, rát mặt, ngang trời mưa đổ, giá băng, thác đổ ngàn xa, sấp ngửa ập òa, trắng xóa lệ nhòa, mưa gấp khúc, bong bóng trôi theo lũ cuốn đê, bốn bề nước trôi, màn trời chiếu nước, bão lốc gió sương Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 16 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Câu thơ “Mây đen nỡ kín mặt người” diễn tả điều gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết: Câu thơ “Mây đen nỡ kín mặt người” nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng, ghê gớm của lũ lụt miền Trung. Bằng hình ảnh cụ thể là mây đen và mặt người, tác giả đã khắc họa rõ nét khung cảnh con người nhỏ bé trước thiên tai, trước cơn bão lũ dữ dội Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 16 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Cụm từ cùng một bọc khiến người đọc liên tưởng đến câu chuyện nào? Việc gợi nhắc câu chuyện đó trong bài thơ có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết: - Cụm từ cùng một bọc khiến người đọc liên tưởng đến câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” - Ý nghĩa: Tác giả nhắc về cội nguồn, nòi giống của con người, nhằm mục đích khơi gợi tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 16 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Theo em, khổ thơ cuối chỉ có 3 câu thơ thể hiện điều gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết: - Khổ thơ cuối chỉ có 3 câu thơ tuy ngắn nhưng đó chính là dụng ý của tác giả. Trong 3 câu, có trích dẫn 1 phần của bài ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương\ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhấn mạnh về tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Tác giả khéo léo nêu ra thông điệp, kêu gọi sự giúp đỡ của đồng bào trên cả nước, cùng hướng về miền Trung thân yêu Câu 6 Trả lời Câu hỏi 6 trang 16 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Tình cảm của những người dân sống giữa thiên tai được thể hiện trong bài thơ gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết: Tình cảm của những người dân sống giữa thiên tai được thể hiện trong bài thơ là 1 tình cảm thiêng liêng, bất diệt, đáng quý vô ngần. Bản thân em, là một học sinh rất ngưỡng mộ, kính trọng thứ tình cảm cao quý, chia sẻ ngọt bùi, đùm bọc lẫn nhau đó. Vì vậy, bản thân em nói riêng hay mọi người trên đất nước Việt Nam nói chung cần lưu truyền, bảo vệ thứ tình cảm tốt đẹp ấy đến các thế hệ sau
|