Giải Bài tập 9 trang 23 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sốngTải vềĐọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Trả lời câu hỏi bài tập 9 SBT trang 23 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”. “Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt người khác. Có thể là niềm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc... Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình. (Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia - phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87) Câu 1 “Người khác” mà đoạn trích nói đến gồm những ai? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: "Người khác" mà đoạn trích nói đến gồm: cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn thân, thậm chí người xa lạ. Câu 2 Tác giả cho rằng: cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Những bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Để chứng minh điều đó, tác giả dùng các bằng chứng: ánh mắt buồn của mẹ chứng tỏ con cái đã làm điều gì đó chưa phải; ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô cho thấy học sinh chưa nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm. Câu 3 Ánh mắt của người khác thường hàm chứa những thái độ gì? Vấn đề này liên quan đến văn bản nào em đã được đọc ở Bài 8 Khác biệt và gần gũi? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Ảnh mắt của người khác hàm chứa những thái độ khác nhau: niềm tin yêu: sự đồng cảm, sẻ chia; sự khích lệ, cổ vũ; nỗi hoài nghi hay trách móc;... Vấn đề này liên quan đến văn bản Tiếng cười không muốn nghe mà em đã được đọc ở bài 8. Khác biệt với gần gũi Câu 4 Từ ta mà người viết sử dụng trong đoạn trích giúp em hiểu được điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Trong đoạn trích, người viết sử dụng đại từ ta. Với đại từ này, tác giả muốn nói rằng: bất cứ ai cũng đều chịu sự nhìn nhận, đánh giá của người khác. Đây là điều không phải thuộc riêng một cá nhân nào. Câu 5 Vì sao muốn hiểu mình hơn thì cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Con người thường chủ quan, sai lệch khi tự đánh giá bản thân. Nhiều lúc che đậy khiếm khuyết hay tự đề cao mình quá. Câu tục ngữ: Cọc đèn tối chân muốn nói điều đó. Vì thế, chú ý thêm sự soi xét của người khác đối với mình là cách để hiểu mình hơn. Câu 6 Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Phương pháp giải: Liên hệ bản thân Lời giải chi tiết: Câu này yêu cầu em phải bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối ý kiến đã nêu. Muốn thể hiện sự đồng tình hay phản đối, đều phải đưa ra lí lẽ và bằng chứng. Chẳng hạn: em nhất trí với ý kiến đã nêu, vì mỗi lời nói, việc làm của em đều tác động đến người khác. Tự bản thân em không biết được đầy đủ tác động đó là tốt hay xấu. Bởi thế, nhiều khi thái độ của người khác là sự phản hồi đáng tin cậy, giúp em biết lời nói và hành vi của mình là đúng hay là sai, hay hay là dở. Câu 7 Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không? Vì sao? Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phương pháp giải: Giải thích nghĩa của hai từ để làm bài tập Lời giải chi tiết: Không thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc được, vì hai từ này có nghĩa khác nhau. Câu 8 Gọi tên thành phần được in đậm trong câu sau và nêu chức năng của nó: Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác” Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về các thành phần trong câu để trả lời Lời giải chi tiết: Ở câu “Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt người khác”, thành phần được in đậm là trạng ngữ chỉ điều kiện. HocTot.XYZ
|