Giải đề thi hết học kì I Hóa học 10 THPT Trần Quang Khải có lời giải

Giải đề thi hết học kì I Hóa học 10 THPT Trần Quang Khải có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1: (2,0 điểm) Cho 17Cl, 11Na, 19K, 12Mg

a. Viết cấu hình electron của 4 nguyên tố

b. Suy ra vị trí Cl trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Giải thích

c. Sắp xếp 4 nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại (không giải thích)

Câu 2: (3,0 điểm) Cho các dữ liệu sau:

Nguyên tố

Mg

O

N

H

Cl

Số hiệu nguyên tử

12

8

7

1

17

Độ âm điện

1,31

3,44

3,04

2,1

3,16

 a. Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy xác định loại liên kết trong phân tử N2, HCl, NH3, MgO

b. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử MgO. Viết phương trình phản ứng ghi rõ sự di chuyển electron

c. Giải thích sự tạo thành liên kết, viết công thức electron và công thức cấu tạo của HCl

d. Tính số proton và số electron có trong NO3-

Câu 3: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Cho biết chất khử, chất OXH, sự khử, sự OXH

a. P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO

b. HBr + Na2Cr2O7 → NaBr + CrBr3 + Br2 + H2O

Câu 4:

a. Có 3 loại đồng vị của cacbon xuất hiện trong tự nhiên trên Trái Đất: gần 99% là 126C, 1% là 136C và đồng vị phóng xạ 146C xuất hiện với một lượng rất nhỏ, chiếm khoảng (0,000000001%). Tính nguyên tử khối trung bình của C

b. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO3. Hợp chất khí với hidro của R chứa 5,88% khối lượng hidro. Xác định tên nguyên tố R

c. Hòa tan hết 3,875 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước dư thu được 1,4 lít khí H2 đktc. Tìm tên hai kim loại kiềm.

Câu 5:

Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X chứa 5,6 gam Fe, và 12 gam FeS2 trong dung dịch hỗn hợp Y chứa H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch Z chứa Fe2(SO4)3 và V lít hỗn hợp SO2, NO2, có tỉ lệ mol 1 : 2. Tính V (đktc)

--------------------HẾT--------------------

Lời giải chi tiết

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu 1:

a. Cl: Z = 17: 1s22s22p63s23p5

Na: Z = 11:     2s22s22p63s1

K: Z = 19:        1s22s22p63s23p64s1

Mg: Z = 12:    1s22s22p63s2

b. Cl: Z = 17: 1s22s22p63s23p5

Z = 17: Clo nằm ở ô số 17 trong bảng hệ thống tuần hoàn

Clo có 3 lớp electron => Clo nằm ở chu kì 3

Clo có 7 e lớp ngoài cùng => Clo nằm ở nhóm VIIA

=> Clo nằm ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA

c. Tính kim loại của 4 nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là:

Cl < Mg < Na < K

Câu 2:

a. Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết nhỏ hơn 0,4

=> Phân tử có chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là: N2

Liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết nằm trong khoảng từ 0,4 đến 1,4

=> Phân tử có chứa liên kết cộng hóa trị có cực là: HCl, NH3

Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết lớn hơn 1,4

=> Phân tử có chứa liên kết ion là: MgO

b. Mg : 1s22s22p63s2

O: 1s22s22p4

Mg Mg2+ +2e

O + 2e → O2-

Mg2+ + O2- → MgO

c. H : 1s1

Cl: 1s22s22p63s23p5

=> CTCT: H – Cl

Công thức electron:

d. Số p trong NO3- : = p N + 3 p O = 7 + 8 .3 = 31

Số e trong NO3- : e N + 3 e O + 1 = 7 + 8 . 3 + 1 = 32

Câu 3:

a. P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO

=> P : Chất khử

HNO3 : Chất OXH

3x|P → P+5 + 5e (Qúa trình OXH)

5x|N+5 + 3e → N+2 (Qúa trình khử)

=> 3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO

b. 14HBr + Na2Cr2O7 → 2NaBr + 2CrBr3 + 3Br2 + 14H2O

HBr: Chất khử

Na2Cr2O7: Chất OXH

x3|2Br- → Br2 + 2e (Qúa trình OXH)

x1|2Cr+6 + 6e → 2Cr+3 (Qúa trình Khử)

Câu 4:

a. Nguyên tử khối trung bình của C là:

(99 . 12 + 1 . 13) : 100 = 12,01 (gam/mol)

b. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO3

=> Hợp chất với hidro của nguyên tố R là H2R

Ta có phương trình:

\(\frac{2}{2+R}=5,88%\)

R = 32

=> R là lưu huỳnh (S)

c.  Gọi công thức kim loại kiềm là M

=> Ta có phương trình:

M + H2O → MOH + ½ H2

n H2 = 1,4 : 22,4 = 0,0625 mol

n M = 2 n H2 = 0,0625 . 2 = 0,125 mol

MM = 3,875 : 0,125 = 31

Mặt khác, 2 kim loại này thuộc 2 chu kì liên tiếp

=> 2 kim loại đó là Na và K

Câu 5:

Gọi số mol của SO2, NO2 là x, 2x

n Fe = 5,6 : 56 = 0,1 mol

n FeS2 = 12 : (56 + 32 . 2) = 0,1 mol

Ta có quá trình nhường electron là:

Fe → Fe+3 + 3e

0,1               0,3

FeS2 → Fe+3 + 2S+6 + 15e

0,1                             1,5

Ta có quá trình nhận e là

S+6 + 2e → S+4

x       2x

N+5 +e → N+4

2x    2x

Áp dụng định luật bảo toàn electron

=> 4x = 1,8 => x = 0,45 mol

=> V = 3x . 22,4 = 30,24 lít

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close