Giải đề thi học kỳ II môn Hóa 12 sở GD-ĐT Tây Ninh

Giải đề thi hết học kì II sở GD-DT Tây Ninh một cách nhanh gọn, chi tiết, chính xác

Đề bài

Câu 1 : Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2

B. Fe2(SO4)3

C. Fe(NO3)3

D. Fe2O3

Câu 2 : Kim loại Mg chỉ bị ăn mòn hóa học khi tác dụng với dung dịch

A. AgNO3

B. FeCl3

C. HCl

D. Cu(NO3)2

Câu 3 : Chất nào sau đây có tính lưỡng tính

A. AlCl3

B. NaNO3

C. Al2O3

D. Na2CO3

Câu 4: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch với điện cực trơ?

A. Cu

B. Na

C. Mg

D. Ba

Câu 5 : Để hòa tan hoàn toàn 1,53 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch NaOH 1,2M. Gía trị của V là?

A. 20

B. 10

C. 30

D. 25

Câu 6 : Thành phần chính của quặng manhetit là?

A. Fe3O4

B. Fe2O3

C. FeS2

D. FeCO3

Câu 7 : Al2O3 không phản ứng với dung dịch

A. NaOH

B. HCl

C. H2SO4

D. Na2SO4

Câu 8:  Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch muối X, thấy xuất hiện kết tủa trắng, tan được trong NaOH dư. muối X là?

A. AlCl3

B. KCl

C. BaCl2

D. MgCl2

Câu 9 :  Công thức của canxi oxit là?

A. Ca(OH)2

B. CaO

C. CaCO3

D. CaSO4

Câu 10 : Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:

A. Na+, K+

B. Mg2+, Ca2+

C. HCO3-, SO42-

D. Cl-, HCO3-

Câu 11 : Chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là?

A. Ba(NO3)2

B. KCl

C. Na2CO3

D. HCl

Câu 12 : Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp

A. Nhiệt luyện

B. Thủy luyện

C. Điện phân dung dịch

D. Điện phân nóng chảy

Câu 13 :  Oxit nào sau đây tác dụng với HCl sinh ra hỗn hợp muối

A. Na2O

B. Fe3O4

C. CaO

D. Al2O3

Câu 14 : Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch chất X thu được kết tủa Fe(OH)2. Chất X là

A. H2S

B. AgNO3

C. NaOH

D. NaCl

Câu 15 : Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na (Z = 11) là?

A. 4s1

B. 3d1

C. 2s1

D. 3s1

Câu 16: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư tác dụng hoàn toàn với dung dịch chất X, thu được một kết tủa duy nhất. Chất X là

A. MgSO4

B. FeSO4

C. Na2SO4

D. Ca(HCO3)2

Câu 17 : Cho 0,46 gam kim loại Na tác dụng hoàn toàn với H2O, thu được V lít khí H2. Gía trị của V là?

A. 0,336

B. 0,224

C. 0,112

D. 0,448

Câu 18 : Cho 8,96 gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam kim loại Cu. Gía trị m là

A. 6,40

B. 3,2

C. 10,24

D. 5,12

Câu 19 : Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. FeCl3

B. Zn(NO3)2

C. AgNO3

D. CuCl2

Câu 20: BaCO3 tác dụng với dung dịch

A. Ca(OH)2

B. K2CO3

C. K2SO4

D. H2SO4

Câu 21 :  Kim loại nào sau đây tác dụng được với AgNO3 thu được kim loại Ag

A. Na

B. Zn

C. Ba

D. K

Câu 22 : Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

A. Fe

B. K

C. Ca

D. Ba

Câu 23 : Ở nhiệt độ thường, kim loại kali phản ứng với nước tạo thành

A. KOH và H2

B. K2O và H2

C. KOH và O2

D. K2O vào O2

Câu 24:  Trong sự ăn mòn kim loại xảy ra phản ứng

A. oxi hóa – khử

B. trung hòa

C. trùng hợp

D. trao đổi ion

Câu 25 :  Cho kim loại Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: Al(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là?

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 26 : Cho sơ đồ chuyển hóa:

Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là

A. HCl, NaOH

B. HCl, Al(OH)3

C. KCl, Cu(OH)2

D. Cl2, KOH

Câu 27 : Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA

A. Fe

B. Ca

C. Ag

D. Li

Câu 28: Ở điều kiện thường, dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng được với dung dịch

A. KNO3

B. NaCl

C. NaNO3

D. HCl

Câu 29 : Kim loại Fe tác dụng với chất nào sau đây để tạo thành khí H2

A. HCl

B. HNO3 đặc nóng

C. CuSO4

D. H2SO4 đặc nóng

Câu 30 : Cho m gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Gía trị của m là?

A. 4,2

B. 8,4

C. 2,8

D. 5,6

Câu 31 : Kim loại Fe tác dụng với dung dịch chất X loãng dư thu được muối Fe(III). Chất X là

A. HNO3

B. H2SO4

C. HCl

D. CuSO4

Câu 32:  Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + H2O

C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

D. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2

Câu 33 :  Hợp chất nào của canxi dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương

A. Thạch cao sống

B. Vôi sống

C. Thạch cao nung

D. Đá vôi

Câu 34 : Vào mùa lũ, để có nước sử dụng dân cử ở một số vùng thường sử dụng chất X có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. Vôi sống

B. Phèn chua

C. Muối ăn

D. Thạch cao

Câu 35 : Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư thu được dung dịch Y và 0,176 mol khí H2. Cho từ từ đến dư dung dịch gồm 0,144 mol H2SO4 và 0,304 mol HCl vào Y thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 23,664 gam hỗn hợp kết tủa. Gía trị của m là

A. 31,296

B. 28,8

C. 24,72

D. 35,376

Câu 36:  Cho m gam hỗn hợp K và Ba vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Khối lượng của K có trong m gam hỗn hợp là?

A. 31,2 gam

B. 7,8 gam

C. 11,7 gam

D. 13,8 gam

Câu 37 :  Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3 thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 46,54 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 14,8%

B. 36,99%

C. 44,39%

D. 29,59%

Câu 38 : Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Đốt cháy dây Mg trong không khí

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4

(c) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

(e) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng OXH – khử là

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 39 : Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) FeO tác dụng với dung dịch HNO3

(b) Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl

(c) FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4

(d) K tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3

(e) Ba tác dụng với dung dịch FeCl2

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra chất khí là?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 40 :  X gồm 12,48 gam Al và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 3,584 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất N+5. Phần trăm khối lượng Al trong X là?

A. 48,08%

B. 65,38%

C. 34,62%

D. 51,92%

PHẦN 2: TỰ LUẬN (2 điểm) học sinh làm bài trên giấy kiểm tra tự luận theo quy định

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe(NO3)3

Câu 2: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X.

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

----------- HẾT ----------

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.XYZ

Câu 1:

Phương pháp:

Xem lại cách xác định số OXH có trong chương trình hóa học lớp 10

Hướng dẫn giải:

Hợp chất có chứa nguyên tố Sắt có số OXH +2 là Fe(NO3)2

Đáp án A

Câu 2:

Phương pháp:

Xem lại điều kiện ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học có trong chương trình hóa học lóp 12

Hướng dẫn giải:

Kim loại Mg chỉ bị ăn mòn hóa học khi tác dụng với dung dịch HCl

Đáp án A: Mg + AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

=> Sinh ra kim loại Ag => Tạo ra 2 cực, đủ điều kiện sinh ra ăn mòn điện hóa

Đáp án B: 3Mg + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe

=> Sinh ra kim loại Fe => Tạo ra 2 cực, đủ điều kiện sinh ra ăn mòn điện hóa

Đáp án D: Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu

=> Sinh ra kim loại Cu => Tạo ra 2 cực, đủ điều kiện sinh ra ăn mòn điện hóa

Đáp án C

Câu 3:

Phương pháp:

Chất lưỡng tính là hợp chất có khả năng tác dụng được với cả axit và bazo

Hướng dẫn giải:

Al2O3 là một oxit lưỡng tính

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Đáp án C

Câu 4:

Hướng dẫn giải:

Kim loại có mức độ hoạt động trung bình, yếu thì có thể được điều chế bằng cách điện phân dung dịch có điện cực trơ (Kim loại đứng sau Al)

Na, Mg, Ba là những kim loại mạnh, chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

Cu là kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch điện cực trơ

Đáp án A

Câu 5:

Phương pháp:

- Tính nAl2O3 => nNaOH => V NaOH

Hướng dẫn giải:

n Al2O3 = 1,53 : 102 = 0,015 (mol)

n NaOH = 2 * nAl2O3 = 0,03 (mol)

=> V NaOH = 0,03 : 1,2 = 0,025 lít = 25 ml

Đáp án D

Câu 6:

Phương pháp:

Xem lại công thức các loại quặng sắt cho trong bài hợp chất của sắt (Chương trình hóa học lớp 12)

Hướng dẫn giải:

Fe3O4: Manhetit

Fe2O3: Hemantit

FeS2: Pirit

FeCO3: Ciderit

Đáp án A

Câu 7:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của nhôm oxit có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Al2O3 là một oxit lưỡng tính nên có khả năng tác dụng với axit và bazo.

Al2O3 không tác dụng được với dung dịch muối Na2SO4

Đáp án D

Câu 8:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học nhôm oxit có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

X là AlCl3. Ta có phương trình:

AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O

Đáp án A

Câu 9:

Phương pháp:

Xem lại bài một số hợp chất của canxi có trong chương Kiềm thổ - Hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Canxi oxit có công thức là CaO

Đáp án B

Câu 10:

Phương pháp:

Xem lại bài nước cứng có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+

Đáp án B

Câu 11:

Phương pháp:

Xem lại bài nước cứng có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa các ion: Mg2+, Ca2+, SO42-, Cl-

Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu người ta thường dùng dung dịch Na2CO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Đáp án C

Câu 12:

Phương pháp:

Xem lại phần điều chế kim loại có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Trong công nghiệp người ta thường điều chế kim loại Al bằng cách cho điện phân nóng chảy nhôm oxit

Đáp án D

Câu 13:

Phương pháp:

Viết phương trình phản ứng, xét sản phẩm để tìm ra được đáp án đúng

Hướng dẫn giải:

Ta thấy:

8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Đáp án B

Câu 14:

Phương pháp:

Viết phương trình khảo sát sản phẩm => Đáp án phù hợp

Hướng dẫn giải:

FeSO4 + 2NaOH →  Fe(OH)2 + Na2SO4

Đáp án C

Câu 15:

Phương pháp:

Viết cấu hình e của nguyên tử Na => Cấu hình e lớp ngoài cùng

Hướng dẫn giải:

Z = 11: 1s22s22p63s1 => Cấu hình e lớp ngoài cùng của Na là 3s1

Đáp án D

Câu 16:

Phương pháp:

Viết phương trình hóa học => Xét sản phẩm xem tác dụng với chất nào chỉ sinh ra được 1 kết tủa => Đáp án đúng

Hướng dẫn giải:

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 +2NaOH

Đáp án C

Câu 17:

Phương pháp:

Tính nNa => nH2 => V H2

Hướng dẫn giải:

Ta có: n Na = 0,46 : 23 = 0,02 (mol)

Ta có n H2 = ½ n Na = 0,01 (mol)

=> V H2 = 0,01 * 22,4 = 0,224 (lít)

Đáp án B

Câu 18:

Phương pháp:

Tính nFe => nCu => mCu

Hướng dẫn giải:

nFe = 8,96 : 56 = 0,16 (mol)

Mặt khác lại có nCu = nFe = 0,16 (mol)

=> mCu = 0,16 * 64 = 10,24 (gam)

Đáp án C

Câu 19:

Phương pháp:

Xem lại lý thuyết phần kim loại Fe có trong chương trình Hóa 12

Hướng dẫn giải:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Fe

Đáp án B

Câu 20:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất của kim loại kiềm thổ

Hướng dẫn giải:

BaCO3 tác dụng được với dung dịch axit H2SO4

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

Đáp án D

Câu 21:

Phương pháp:

Áp dụng quy tắc alpha khi cho kim loại tác dụng với dung dịch muối

* Trừ kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ (Ca, Ba, …) khi cho vào dung dịch muối thì trước tiên, kim loại sẽ phản ứng với nước trước sinh ra dung dịch kiềm tiếp đó dung dịch kiềm mới tác dụng với dung dịch muối sau.

Hướng dẫn giải:

AgNO3 + Zn → Zn(NO3)2 + 2Ag

Đáp án B

Câu 22:

Phương pháp:

Xem lại phần điều chế kim loại có trong chương trình hóa học lớp 12.

Hướng dẫn giải:

Kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là những kim loại thuộc dạng trung bình yếu (đứng sau Al)

Fe là kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

Đáp án A

Câu 23:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của kim loại kiềm

Hướng dẫn giải:

Ta có phương trình phản ứng:

K + H2O → KOH + 1/2H2

Đáp án A

Câu 24:

Phương pháp:

Xem lại phần đặc điểm của ăn mòn kim loại

Hướng dẫn giải:

Ăn mòn kim loại là quá trình kim loại bị OXH bởi môi trường bên ngoài

Đáp án A

Câu 25:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của kim loại Sắt

Hướng dẫn giải:

Kim loại sắt có khả năng tác dụng được với: Cu(NO3)2, AgNO3,

Đáp án D

Câu 26:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của kim loại Sắt => Phương án đúng

Hướng dẫn giải:

Ta có phương trình phản ứng:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

Đáp án D

Câu 27:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của kim loại kiềm nhóm IA

Hướng dẫn giải:

Kim loại thuộc nhóm IA là Li

Đáp án D

Câu 28:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất kim loại, hợp chất kim loại kiềm thổ

Hướng dẫn giải:

Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

Đáp án D

Câu 29:

Hướng dẫn giải:

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Đáp án A

Câu 30:

Phương pháp:

Tính nH2 => nFe => m

Hướng dẫn giải:

n H2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

n Fe = n H2 = 0,15 (mol)

=> m Fe = 0,15 * 56 = 4,2 (gam)

Đáp án A

Câu 31:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của kim loại sắt có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Đáp án A

Câu 32:

Phương pháp:

Khảo sát phương trình chú ý phần sản phẩm và cân bằng phương trình

Hướng dẫn giải:

Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2

=> Đáp án D  sai

Đáp án D

Câu 33:

Phương pháp:

Xem lại phần hợp chất kim loại kiềm thổ có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Người ta thường dung  thạch cao nung để đúc tượng, bó bột khi gãy xương

Đáp án C

Câu 34:

Hướng dẫn giải:

Xem lại phần hợp chất của kim loại Nhôm có trong chương trình hóa học lớp 12

Đáp án B

Câu 35:

Phương pháp:

Đặt a, b, c là số mol Ba, K, Al2O3 và x là số mol Al3+ còn lại trong dung dịch Z

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích để giải bài toán này

Hướng dẫn giải:

Đặt a, b, c là số mol Ba, K, Al2O3

Theo đề bài, khối lượng oxi trong X chiếm 20%

—> mO = 16.3c = 20%(137a + 39b + 102c) (1)

Cho X vào nước dư, thu được khí H2

Áp dụng định luật bảo toàn electron cho Ba và K

nH2 = a+0,5b = 0,176 (2)

Gọi số mol Al3+ còn lại trong dung dịch Z là x mol

=> Trong dung dịch Z chứa SO42-: (0,144 - a), Cl-: (0,304), K+ : (b), Al3+: x

Bảo toàn điện tích cho Z:

2(0,144 - a) + 0,304 =b+3x(3)

Sau khi cho Z vào Y thu được 23,664 gam kết tủa

=> Kết tủa gồm có BaSO4 và Al(OH)3

m kết tủa = 233a + 78(2c - x) = 23,664 (4)

Từ 1,2,3,4 —> a = 0,048; b = 0,256; c = 0,12; x =0,08

—>m = mBa + mK + mAl2O3 = 0,048 * 137 + 0,256 * 39 + 0,12 * 102 = 28,8 (gam)

Đáp án B

Câu 36:

Phương pháp:

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố để giải bài toán này

Hướng dẫn giải:

Ta nhận thấy, số mol BaCO3 lớn nhất là 0,1 mol => nBa = 0,1 (mol)

Xét tại vị trí số mol CO2 phản ứng là 0,35 mol

Khi đó nBaCO3 = 0,05 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Ba

=> nBa(HCO3)2 = 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C

=> n KHCO3 = 0,35 – 0,05 – 0,05 * 2 = 0,2 (mol)

=> n K = 0,2 mol => m K = 0,2 * 39 = 7,8 (gam)

Đáp án B  

Câu 37:

Phương pháp giải

Hướng dẫn giải:

66.595 gam kết tủa là 0.715 mol BaSO4 — có nH2SO4 = nSO42- = 0.715 mol.

0.56 lít khí là 0,025 mol NH3

= Na+ trong Z = 0,715 x 2 - 1,285 = 0,145 mol — có 0,145 mol NaNO3.

Xét 46,54 gam kết tủa => nOH- = 1,285 - 0,025 = 1,26 (mol)

=> mKL có trong 46,54 gam kết tủa = 46,54 - 1,26 * 17 = 25,12 (gam)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

Gọi số mol khí H2 bay ra là x => nH2O sinh ra sau phản ứng = 0,715 -x

Ta có phương trình

31,36 + 0,145 * 85 + 0,715 * 98 + 0,025 * 18 = 25,12 + 0,145 *23 + 0,715 * 96 + 5,14 + (0,175 -x)

=> x = 0,05 (mol)

Y gồm CO2, N2, NO và 0.15 mol, nH2 = 0,05 mol nặng 5,14 gam.

Gọi nN2, n NO, nCO2 lần lượt là a, b, c

=> a + b + c = 0,15 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố N

=> 2a + b = 0,145 - 0,025 = 0,12 (2)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

28a + 30b + 44c = 5,14 - 0,05 * 2 (3)

Từ (1), (2), (3) => a =0,01, b=0,1, c=0,04 (mol)

=> nFeCO3 = nCO2 = 0,04 (mol)

=> mO trong X = 31,36 - mKL -mCO3 = 31,36 - 25,12 - 0,04 * 60 = 3,84 (gam)

=> nO = 3,84 : 16 = 0,24 (mol) => nFe3O4 = 0,06 (mol)

=> %mFe3O4 = 0,06 * 232 : 31,36 * 100% = 44,39%

Đáp án C

Câu 38:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của kim loại có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

(a) Mg + O2 → MgO

(b) 6FeSO4 + 3Cl2 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3

(c) 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

(d) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(e) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O

=> Có tất cả 3 phản ứng OXH khử

Đáp án D

Câu 39:

Hướng dẫn giải:

Xét sản phẩm của từng phản ứng => Số phương trình thỏa mãn đề bài

(a) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

(b) 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

(c) FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O

(d) K + H2O → KOH + H2

6KOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 + 3K2SO4

(e) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + FeCl2→  BaCl2 + Fe(OH)2

=> Số thí nghiệm sinh ra chất khí là: 5

Đáp án C

Câu 40:

Phương pháp:

Áp dụng định luật bảo toàn electron => nAl => %Al

Hướng dẫn giải:

nNO = 3,584 : 22,4 = 0,16 (mol)

Ta xét quá trình trao đổi e thì thấy

3 * nAl = 3 * nNO = 0,16 * 3 = 0,48 (mol)

=> nAl = 0,16 (mol)

% mAl = 0,16 * 27 : 12,48 * 100% = 34,62%

Đáp án C

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp giải:

Xem lại tính chất hóa học của kim loại Fe

Hướng dẫn giải

(1) Fe + HCl → FeCl2 + H2

(2) FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

(3) 2Fe(OH)2 + ½ O2 + H2O → 2Fe(OH)3

(4) Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

Câu 2

Phương pháp giải

Tính n H2 => nAl => mAl => %Al

Hướng dẫn giải

n H2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)

Ta có phương trình phản ứng:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

=> n Al = n H2 = 0,3 (mol)

=> mAl = 0,3 * 27 = 8,1 (gam)

% mAl = 8,1 : 15,6 * 100% = 51,92%

%mAl2O3 = 100% - 51,92% = 48,08%

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close