Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 THPT Việt Đức - Hà Nội

Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 THPT Việt Đức - Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết ngắn gọn và bổ sung nhiều chú ý quan trọng

Đề bài

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH

Bài 1:

a. HNO3 thể hiện tính OXH khi tác dụng với chất nào trong các chất: Cu(OH)2; Al2O3; Cu, FeO

b. Trong các chất: H2SO4, C2H5OH, Al2(SO4)3, C12H22O11. Chất nào là chất điện li?

Bài 2:

a. Trong các phương trình ion sau, phương trình ion nào ứng với phản ứng Pb(NO3)2 + H2S

1. Pb2+ + H2S →PbS + 2H+

2. Pb(NO3)2 + 2H+ →Pb2+ + 2HNO3

3. Pb2+ + S2- → PbS

4. Pb2+ + HS- → PbS + H+

b. Trong các phản ứng hóa học sau, những phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn?

1. NaOH + HCl

2. Cu(OH)2 + HCl

3. H2SO4 + Ba(OH)2

4. HBr + Ca(OH)2

Bài 3: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Dung dịch

Thuốc thử

Hiện tượng

X

HCl

Có khí không màu, không mùi thoát ra

Y

Dung dịch AgNO3

Xuất hiện kết tủa màu trắng

Z

Dung dịch Ba(OH)2

Có khí mùi khai thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng

X,Y,Z tương ứng là những dung dịch nào trong các dung dịch sau: NaCl, NaNO3, (NH4)2SO4, K2CO3

Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng

1. Nito là chất khí, không màu, không mùi không vị, ở nhiệt độ cao, nito khá trơ về mặt hóa học

2. Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit

3. Cacbon chỉ có 2 dạng thù hình là kim cương và than chì

4. Một hợp chất hữu cơ chỉ có một công thức đơn giản nhất

Bài 4: Trộn V lít dung dịch H2SO4 0,025M với 200 ml dung dịch KOH 0,1M thu được dung dịch có pH = 12 Tính V

Bài 5: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau

CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3 → CO2

Bài 6: Hòa tan 2,56 gam hỗn hợp (Mg, Fe) vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít NO đktc – sản phẩm khử duy nhất. Tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O). Cho toàn bộ sản phẩm sinh ra lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc rồi qua bình 2 đựng nước vôi trong dư, thấy bình 1 tăng 3,6 gam, bình 2 có 20 gam kết tủa trắng. Xác định công thức phân tử của X biết tỉ khối của X so với hidro là 44

Câu 8: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3-, 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,732 gam kết tủa. Tìm z và t

II. PHẦN RIÊNG (Học sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B)

Theo chương trình chuẩn

Bài 9: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2

Bài 10: Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch KOH 0,5M vào cốc đựng 300ml dung dịch H3PO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m

Theo chương trình nâng cao

Bài 11: Trong các muối NH4NO3, K3PO4, Na2SO4, NaCl muối nào bị thủy phân? Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân các muối đó

Bài 12: Cho từ từ đến hết 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào cốc đựng 300 ml dung dịch H3PO4 0,15M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng

Lời giải chi tiết

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH

Bài 1:

a. HNO3 thể hiện tính OXH khi tác dụng với hợp chất có số OXH bé hoặc trung bình (chưa lên cao nhất)

=> Các chất thỏa mãn trong dãy trên là: Cu, FeO

b. Chất điện li là các chất thuộc loại: axit, bazo, muối

=> Trong dãy trên, các chất là chất điện li là: H2SO4, Al2(SO4)3

Bài 2:

Ta có phương trình:

Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3

Phương trình ion rút gọn là:

Pb2+ + H2S →PbS + 2H+

Các phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn là:

NaOH + HCl

HBr + Ca(OH)2

Bài 3:

X tác dụng với HCl có khí không màu, không mùi thoát ra

=> X là K2CO3

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

Y tác dụng với AgNO3 cho kết tủa trắng

Y là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

Z tác dụng với Ba(OH)2 có khí mùi khai thoát ra, xuất hiện kết tủa

Z là (NH4)2SO4

Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng

1. Đúng

2. Sai (muối amoni không thỏa mãn điều này)

3. Sai (Cacbon có 4 dạng thù hình)

4. Đúng

Bài 4:

n H+ = 0,025.2V

n OH- = 0,2 . 0,1 = 0,02 mol

p H = 12

=> Dung dịch sau phản ứng có môi trường bazo

n OH- sau phản ứng = 0,02 – 0,025 . 2V = 0,02 – 0,05V

=> 0,02 – 0,05V = (V + 0,2) . 0,01

=> V = 0,3 lít

Bài 5:

(1) CO2 + NaOH → NaHCO3

(2) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

(3) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH

(4) CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Bài 6:

Gọi số mol của Mg, Fe lần lượt là x, y mol

24x + 56y = 2,56 (I)

Xét quá trình nhường e (quá trình OXH)

Mg → Mg+2 + 2e

Fe → Fe+3 + 3e

Xét quá trình  nhận e (quá trình khử)

N+5 + 3e → N+2

=> 2x + 3y = 0,18 (II)

Từ (I), (II) => x =  0,06; y = 0,02

%m Mg =

Bài 7:

Theo đề bài bình 1 tăng 3,6 gam

=> n H2O sinh ra sau phản ứng = 3,6 : 18 = 0,2 mol

Theo đề bài bình 2 sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa

=> n CO2 = n CaCO3 = 0,2 mol

m O có trong X = m X – m H – m C

=> m O = 4,4 – 0,2 . 2 – 0,2 . 12 = 1,6 gam

n O = 1,6 : 16 = 0,1 mol

Ta có n C : n H : n O = 0,2 : 0,4 : 0,1

=> CTPT đơn giản nhất là (C2H4O)n

Mặt khác, khối lượng mol của X là : 44 . 2 = 88

=> 44n = 88 => n = 2

CTPT của X là: 44 . 2 = 88 (gam/mol)

Bài 8:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

n H+ + 3 n Al3+ = n NO3- + 2n SO42-

=> 0,1 + 3z = t + 0,02 . 2 (I)

n KOH = 0,144 mol

n Ba(OH)2 = 0,012 mol

Ta có phương trình ion như sau:

Ba2+ + SO42- → BaSO4

0,012  0,02          0,012

=> m BaSO4 = 0,012 . 233 = 2,796 gam

m Al(OH)3 = 3,732 – 2,796 = 0,936 gam

 n Al(OH)3 = 0,936 : (27 + 17 . 3) = 0,012 mol

Sau phản ứng vẫn còn Al(OH)3

=> H+ hết

Dung dịch sau phản ứng gồm có:

K+: 0,144 mol; NO3-: t mol; AlO2- : z – 0,012 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,144 = t + z – 0,012 + 0,008 . 2 (II)

Từ (I) và (II) => z = 0,02 ; t = 0,12

II. Phần riêng

Theo chương trình chuẩn

Bài 9: Khi cho từ đến dư CO2 vào Ba(OH)2 ban đầu sẽ xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan

Ta có phương trình:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2

Bài 10: Ta có n KOH : n H3PO4 = 0,1 : 0,03 = 3,33 > 3

=> Sau phản ứng sinh ra muối K3PO4

Ta có phương trình:

       3KOH + H3PO4 → K3PO4 + H2O

Bđ   0,1         0,03

pư   0,09      0,03         0,03

spu 0,01        0      

Sau phản ứng, chất rắn thu được là: K3PO4: 0,03 mol; KOH : 0,01 mol

=> m Chất rắn = 0,03 . (39 . 3 + 95) + 0,01 . 56 = 6,92 gam

Theo chương trình nâng cao

Bài 11: Các muối bị thủy phân là: NH4NO3, K3PO4

* NH4NO3

NH4NO3 → NH4+ + NO3-

NH4+ ↔ NH3 + H+

* K3PO4

K3PO4 → 3K+ + PO43-

PO43- + H2O ↔ HPO42- + OH-

Bài 12:

n Ba(OH)2 = 0,3 . 0,1 = 0,03 mol

=> n OH- = 0,03 . 2 = 0,06 mol

n H3PO4 = 0,15 . 0,3 = 0,045 mol

=> n OH : n H3PO4 = 0,06 : 0,045 = 1,33

=> 2 muối tạo thành sau phản ứng là Ba(H2PO4)2 và BaHPO4

Ta có phương trình:

Ba(OH)2 + 2H3PO4 → Ba(H2PO4)2 + 2H2O   

x                    2x

Ba(OH)2 + H3PO4 → BaHPO4 + 2H2O

y                y

Ta có hệ phương trình:

x + y = 0,045

2x + y = 0,06

=> x = 0,015 ; y = 0,03

m kết tủa = 0,03 . (137 + 96) = 6,99 gam

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close