Giải đề thi học kì I Hóa học 12 sở giáo dục Thừa Thiên Huế có lời giảiGiải đề thi học kì I Hóa học 12 sở giáo dục Thừa Thiên Huế có đáp án và lời giải chi tiết, thêm chú ý quan trọng. Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (32 câu, 8 điểm) Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển sang màu xanh? A. Phenyl amin B. Propyl amin C. Glyxin D. Alanin Câu 2: Cho các phát biểu sau: (a) Hidro hóa hoàn toàn glucozo tạo thành axit gluconic (b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim (c) Thủy phân vinyl fomiat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc (d) Tơ visco, tơ nilon-6,6 và tơ nitron thuộc tơ hóa học (e) Trùng ngưng buta-1,3-dien và acrilonitrin có xúc tác được cao su buna-N (g) Chỉ dùng quì tím có thể phân biệt được ba dung dịch alanin, lysin, axit glutamic Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Tơ nitron là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH2=CH(CH3)-COOCH3 C. CH3COO-CH=CH2 D. CH2=CH-CN Câu 4: Hỗn hợp E gồm X (C5H14N2O3) và chất Y (C9H17N3O6 là trieste của amino axit). Cho E tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được 2 amin có cùng số cacbon và dung dịch Z. Cô cạn Z thì thu được 11,12 gam hỗn hợp T gồm 2 muối khan. Phần trăm về khối lượng của dung dịch X trong hỗn hợp E là A. 37,263% B. 47,83% C. 58,777% D. 61,115% Câu 5: Amino axit X có phân tử khối bằng 89. tên của X là A. Alanin B. Glyxin C. Valin D. Lyxin Câu 6: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. Polibutadien B. Poli (vinylclorua) C. Poli(etylen terephtalat) D. Poli(metyl metacrylat) Câu 7: Cho các nhận định sau: (a) Trong y học, glucozo được dùng làm thuốc tăng lực (b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc (c) xenlulozo trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và dùng làm thuốc súng không khói (d) Trong công nghiệp, glucozo được dùng để tráng gương, tráng ruột phích (e) Trong công nghiệp, lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, chế biến thực phẩm (g) Xenlulozo là nguyên liệu sản xuất tơ visco, tơ xenlulozo axetat Số nhận định không đúng là A. 5 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 8: Tên gọi của este CH3COOC2H5 là A. Etyl axetat B. Metyl axetat C. Etyl propionat D. Metyl propionat Câu 9: Số nguyên tử oxi có trong phân tử glucozo là A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 10: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Gía trị của m là A. 93 B. 89 C. 85 D. 101 Câu 11: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân (xúc tác thích hợp) các protein đơn giản là A. Amin B. Glucozo C. β-amino axit D. α- amino axit Câu 12: Polime trong dãy nào sau đây, thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ tằm và tơ visco B. Tơ nilon-6,6 và tơ nilon -6 C. Tơ visco và tơ nilon-6,6 D. Tơ visco và tơ xenlulozo axetat Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Gía trị của m là A. 16,8 B. 20,8 C. 18,6 D. 22,6 Câu 14: Thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là A. C17H33COONa B. C3H5COONa C. C17H35COONa D. C15H31COONa Câu 15: Cho 36 gam glucozo lên men rượu với hiệu suất 85%, thu được m gam C2H5OH. Gía trị của m là A. 15,64 B. 21,65 C. 7,82 D. 10,82 Câu 16: α-amino axit X chứa 1 nhóm –NH2. Cho 13,5 gam X tác dụng với HCl dư, thu được 20,07 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là A. NH2CH2COOH B. HOOC-CH2-CH(NH2)COOH C. HOOC-CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)COOH Câu 17: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là A. Fructozo, saccarozo, và tinh bột B. Saccarozo, tinh bột và xenlulozo C. Glucozo, tinh bột và xenlulozo D. Glucozo, saccarozo và fructozo Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Trùng ngưng axit ὲ-aminocaproic thu được policaproamit (b) Dung dịch glucozo bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag (c) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan trong dung dịch saccarozo (d) Dung dịch Glucozo phản ứng được với nước brom (e) Đốt cháy hoàn toàn etyl axetat thu được số mol CO2 bằng số mol H2O (f) Trong tự nhiên, các hợp chất cacbohydrat đều là các hợp chất tạp chức (g) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein nhất thiết phải chứa nguyên tố nito Số phát biểu đúng là A. 7 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 19: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 16,95 gam muối. Gía trị của m là A. 8,55 B. 13,11 C. 11,25 D. 13,35 Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 8,68 gam metylamin, thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2. Gía trị của V là A. 3,136 B. 1,568 C. 6,272 D. 12,544 Câu 21: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Valin B. Trimetylamin C. Anilin D. Etylamin Câu 22: Chất thuộc loại cacbohydrat là A. Protein B. Xenlulozo C. Poli(vinyl clorua) D. Glixerol Câu 23: Cho m gam glucozo phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 21,6 gam Ag. Gía trị m là A. 36,0 B. 16,2 C. 18,0 D. 9,0 Câu 24: Từ 16,2 tấn xenlulozo người ta sản xuất được m tấn xenlulozo trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozo 90%) Gía trị của m là A. 25,46 B. 33,00 C. 26,73 D. 29,70 Câu 25: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím là A. xenlulozo B. Andehit axetic C. Tinh bột D. Peptit Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai: A. Ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn kết tinh B. Lực bazo của anilin lớn hơn lực bazo của amoniac C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch mạng không gian D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên Câu 27: Chất nào sau đây là amino axit A. H2NCH2COOH B. CH3COOH C. C6H5NH2 D. C2H5OH Câu 28: Thủy phân m gam saccarozo trong môi trường axit với hiệu suất 75%, thu được sản phẩm chứa 2,7 gam glucozo. Gía trị của m là A. 3,85 B. 6,84 C. 5,13 D. 3,42 Câu 29: Hỗn hợp X gồm etyl axetat và glucozo. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 44,8 lít O2 (đo ở đktc), sau phản ứng thu được 83,6 gam CO2. Nếu cho m gam X vào dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag có khối lượng là A. 27,0 gam B. 43,2 gam C. 75,6 gam D. 54 gam Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Trong phân tử, các amino axit đều chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH (b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo đều thu được glucozo (c) Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa (d) Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi (e) Dung dịch protein có phản ứng biure (g) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit Số phát biểu sai là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Có các hiện tượng được mô tả như sau: (a) Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại (b) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch alanin thấy xuất hiện kết tủa trắng (c) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra (d) Alanin bị chuyển sang màu nâu đen khi để lâu trong không khí (e) Cho nước Svayde vào ống nghiệm chứa xenlulozo, khuấy đều thấy xenlulozo tan ra Số hiện tượng mô tả đúng là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 32: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH sinh ra glixerol? A. Metyl axetat B. Saccarozo C. Triolein D. Glucozo B. PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm) Câu 1: Trộn 0,15 mol CH2(NH2)COOCH3 với 200 gam dung dịch NaOH 4% rồi đun cho đến khô được m gam chất rắn khan. Hãy tính m Câu 2: Este X có công thức C4H8O2. Xà phòng hóa X bằng NaOH (vừa đủ) thu được m gam muối và thoát ra 5,75 gam etanol. Hãy tính m Lời giải chi tiết Hướng dẫn giải chi tiết: Đáp án:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án B Câu 2: (a) Sai Hidro hóa hoàn toàn glucozo tạo thành sobitol (b) Đúng (c) Đúng (d) Đúng (e) Sai Đồng trùng hợp buta-1,3-dien và acrilonitrin có xúc tác được cao su buna-N (g) Đúng (alanin không đổi màu quì tím, lysin làm quì tím chuyển sang xanh, axit glutamic làm quì tím chuyển sang màu đỏ) Đáp án C Câu 3: Đáp án D Câu 4: Y là trieste của amino axit => CTCT của Y là: (NH2-CH2-COO)3C3H5 X tác dụng với NaOH thu được 2 amin có cùng số nguyên tử C trong phân tử => CTCT của X CH3-CH2CO3CH=CH2 Gọi n Y, n X lần lượt là x, y mol E tác dụng với 0,16 mol NaOH 3x + 2y = 0,16 Muối thu được sau phản ứng nặng 11,12 gam 106x + 97y = 11,12 => x = 0,02 ; y = 0,05 => %m X = 58,777% Đáp án C Câu 5: Đáp án A Câu 6: Các chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là những chất trong phân tử có chứa ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng (NH2, COOH, OH, …) Đáp án C Câu 7: (a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng (d) Đúng (e) Đúng (g) Đúng Câu 8: Đáp án A Câu 9: CTPT của Glucozo: C6H12O6 Đáp án B Câu 10: n C3H5(OH)3 = 9,2 : 92 = 0,1 mol => n NaOH = 3n C3H5(OH)3 = 0,3 mol m Chất béo = m C3H5(OH)3 + m Muối – m NaOH = 89 gam Đáp án B Câu 11: Đáp án D Câu 12: Tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp) là tơ được tạo thành từ nguyên liệu thiên nhiên Đáp án D Câu 13: n Gly – Ala = 14,6 : 146 = 0,1 mol => n NaOH phản ứng = 2 n Gly – Ala = 0,2 mol n H2O sinh ra = 0,1 mol => m muối = m Gly – Ala + m NaOH – m H2O = 14,6 + 0,2 . 40 – 0,1 . 18 = 20,8 gam Đáp án B Câu 14: Đáp án D Câu 15: n Glucozo = 36 : 180 = 0,2 mol n Glucozo phản ứng = 0,2 . 85% = 0,17 mol n C2H5OH = 2 n Glucozo = 0,17 . 2 = 0,34 mol => m C2H5OH = 0,34 . 46 = 15,64 gam Đáp án A Câu 16: m HCl = 20,07 – 13,5 =6,57 gam n HCl = 6,57 : 36,5 = 0,18 mol n X = n HCl = 0,18 mol => MX = 13,5 : 0,18 = 75 => X là Glyxin Đáp án A Câu 17: A sai (loại Fructozo) C sai loại Glucozo D sai loại Glucozo Đáp án B Câu 18: (a) đúng (b) đúng (c) đúng (d) đúng (e) đúng (f) sai (g) đúng Đáp án D Câu 19: n Gly = n NH2CH2COOK = 16,95 : 113 = 0,15 mol => m Gly = 0,15 . 75 = 11,25 gam Đáp án C Câu 20: n CH3NH2 = 8,68 : 31 = 0,28 mol n N2 = ½ n CH3NH2 = 0,14 mol => V N2 = 0,14 . 22,4 = 3,136 lít Đáp án A Câu 21: Đáp án A Câu 22: Đáp án B Câu 23: n Ag = 0,2 mol n Glucozo = ½ n Ag = 0,1 mol => m Glucozo = 18 gam Đáp án C Câu 24: n C6H10O5 = 16,2 . 106 : 162 = 105 mol n C6H10O5 phản ứng = 105 . 90% = 9 . 104 (mol) n C6H10O5 phản ứng = n C6H7O2(NO3)3 = 9 . 104 mol m = 297 . 9. 104 = 26,73 . 106 (gam) = 26,73 tấn Đáp án C Câu 25: Đáp án D Câu 26: B sai, lực bazo của anilin yếu hơn amoniac Đáp án B Câu 27: Đáp án A Câu 28: n Glucozo = 2,7 : 180 = 0,015 mol n saccarozo phản ứng = n Glucozo = 0,015 mol n Saccarozo đã dùng = 0,15 : 75% = 0,02 mol m C12H22O11 = 0,02 . 342 = 6,84 gam Đáp án B Câu 29: n O2 = 44,8 : 22,4 = 2 mol n CO2 = 83,6 : 44 = 1,9 mol C4H8O2 + 5O2 → 4CO2 + 4H2O x 5x 4x C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O y 6y 6y Ta có hệ phương trình: 5x + 6y = 2 4x + 6y = 1,9 => x = 0,1 ; y = 0,25 mol n Ag = 2 C6H12O6 = 0,5 mol => m Ag = 0,5 . 108 = 54 gam Đáp án D Câu 30: (a) sai, Trong phân tử, các amino axit đều chỉ có nhóm NH2 và nhóm –COOH (b) đúng (c) sai (d) sai, 4 nguyên tử O (e) đúng (g) Sai, Amilopectin trong tinh bột có các liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit Đáp án D Câu 31: (a) Đúng (b) sai, alanin không tạo kết tủa với nước brom (c) đúng (d) sai, Anilin bị chuyển sang màu nâu đen khi để trong không khí (e) đúng Đáp án A Câu 32: Đáp án C B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: CH2(NH2)COOCH3 + NaOH → CH2(NH2)COONa + CH3OH 0,15 0,15 n NaOH đã dùng = 200 . 4% = 8 gam n NaOH = 8 : 40 = 0,2 mol n NaOH dư = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol m chất rắn = m CH2(NH2)COONa + m NaOH dư = 0,15 . 97 + 0,05 . 40 = 16,55 gam Câu 2: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH n C2H5OH = 5,75 : 46 = 0,125 mol => n CH3COONa = n C2H5OH = 0,125 mol => m CH3COONa = 0,125 . 82 = 10,25 gam. HocTot.XYZ
|