Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

Em hãy chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 93 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.  

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và hoàn thành bài tập.    

Lời giải chi tiết:

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 94 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Hiến pháp năm 2013 quy định chỉnh thể của nước Việt Nam là gì?

2. Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ.

Phương pháp giải:

- Đọc các thông tin để nêu được chỉnh thể của nước Việt Nam quy định trong Hiến pháp 2013.

- Nêu được Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định. Nêu được ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ

Lời giải chi tiết:

1. Hình thức chỉnh thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước và bản chất, nguồn gốc của nguồn lực nhà nước.

2. Chủ quyền lãnh thổ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam (bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo) được hình thành và xác lập trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

- VD: Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay ...

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 95 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:  

1. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì? Em hiểu bản chất đó như thế nào?

2. Tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định thế nào? Em hãy nêu ví dụ việc thực hiện quyền lực nhà nước thể hiện đúng bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Em đọc kĩ các thông tin và nêu lên bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định.

- Nêu được tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định.

Lời giải chi tiết:

1. Bản chất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

2. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức chính trị - xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 95 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? Trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?

2. Theo em, đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Phương pháp giải:

Em đọc các thông tin trên để nêu được đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nêu được thành tự và ý nghĩa của đường lối đối ngoại đó.  

Lời giải chi tiết:

1. Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đói ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển: đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, củng cố lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiền bộ xã hội trên thế giới.

2. Thông qua mở rộng và phát triển quan hệ với các đối tác, hoạt động đối ngoại cùng với quốc phỏng. an ninh góp phản bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất vả toản vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Đồng thời, hoạt động đối ngoại cũng góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoài để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tắt cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.

Khám phá 4

Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 96 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Theo em, vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô của đất nước?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ thông tin và dựa vào hiểu biết để tìm câu trả lời phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là những nội dung quan trọng gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia. Các nội dung này được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 Hiến pháp năm 2013.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 97 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc các ý kiến dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

a. Sai. Vì nhân dân cũng phải thực hiện những việc làm tuân thủ pháp luật.

b. Đúng

c. Đúng

d. Sai. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm của mỗi công dân.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 97 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?

Phương pháp giải:

Em đọc các trường hợp dựa vào hiểu biết, tự liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

a. Hành vi ông A đúng, đáng được noi theo.  

b. Anh H sai vì đây là hoạt động giúp kinh tế phát triển, ổn định đời sông nhân dân nên mỗi người cần nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến để nhà nước có thể thông qua đó thực hiện tốt hơn.

c. Cán bộ xã B sai vì khi mình thực hiện không đúng nên đứng ra nhận lỗi không nên có hành động đổ lỗi cho nhân dân.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 97 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xử lí các tình huống sau:  

Nếu là P, em sẽ thuyết phục các bạn như thế nào?

Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho bạn như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc các tình huống và tự liên hệ bản thân để xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

a. Nếu là P, em sẽ thuyết phục các bạn bằng cách: giới thiệu cho các bạn về vẻ đẹp đất nước và kêu gọi mọi người cùng chia sẻ những vẻ đẹp đất nước của mình đến nhiều người để tất cả bạn bè trong nước và ngoài nước có thể biết đến vẻ đẹp của đất nước mình.

b. Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho T rằng: Vì học sinh miền núi họ sống ở trên núi cao và cách biệt với đồng bằng nên họ thiếu thốn nhiều thức, và kinh kế của các tỉnh miền núi chưa được phát triển, trình độ học vấn của họ còn thấp nên luôn được nhà nước ta ưu tiên hơn.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 97 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu truyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị. 

Phương pháp giải:

Trả lời câu hỏi trang 97 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài:

Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu truyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị. 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 97 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết một bài luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp.  

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí và trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác. Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tao ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao.

Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Riêng khu Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ. Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close