A. Hoạt động cơ bản - Bài 11A: Có chí thì nênGiải bài 11A: Có chí thì nên phần hoạt động cơ bản trang 110, 111, 112 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a) Tranh vẽ những gì? b) Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trong tranh? c) Bức tranh muốn nói gì với chúng ta? Lời giải chi tiết: Quan sát bức tranh em thấy: a) Trong bức tranh vẽ một người thầy đang dạy một nhóm học sinh học bài, một cậu bé đang ngồi ngoài đồng vừa chăn trâu vừa học bài, một đám bạn đang đội mưa đi đến lớp, một số bạn đang điều khiển robot, sử dụng máy tính và hình một bạn nhỏ mặc chiếc áo cử nhân. b) Những hình ảnh trong tranh cho thấy mọi người không ngừng học tập để hoàn thiện mình, để giúp mình có được nhiều kiến thức hơn. c) Thông qua đây, bức tranh muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Hãy cố gắng vượt qua khó khăn, không ngừng học tập vươn lên "Có chí thì nên". Câu 2 Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. (Theo Trinh Đường) Câu 3 Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: - Trạng: tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa. - Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ. Câu 4 Cùng luyện đọc. Câu 5 Cùng tìm hiểu bài. 1) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn những ý thể hiện sự thông minh của Nguyền Hiền. - Lúc còn bé, rất ham thả diều - Lên sáu tuổi đã theo học ông thầy trong làng - Học đến đâu hiểu ngay đến đó - Có trí nhớ lạ thường - Có hôm học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian để chơi diều 2) Hỏi – đáp: a) Nguyền Hiền ham học và chịu khó như thế nào? b) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? c) Truyện Ông Trạng thả diều muốn nói với chúng ta điều gì? d) Thảo luận đế trả lời câu hỏi: Thành ngữ hoặc tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Ông Trạng thả diều? - Tuổi trẻ tài cao. - Có chí thì nên. - Công thành danh toại. Lời giải chi tiết: 1) Những ý thể hiện sự thông minh của Nguyền Hiền là: - Học đến đâu hiểu ngay đến đó - Có trí nhớ lạ thường - Có hôm học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian để chơi diều. 2) a) Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó: Nhà quá nghèo nên ban ngày, ông vừa chăn trâu vừa đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ cho dù trời mua gió. Tối đến, ông chờ bạn thuộc bài mới mượn vở về học. Ông lấy lưng trâu, nền cát làm sách, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi kì thi, ông làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. b) Chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” vì ông đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, tuổi còn bé, còn ham thích chơi diều. c) Truyện Ông Trạng thả diều muốn nói với chúng ta: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng nếu cố gắng chúng ta sẽ thực hiện được những điều mình muốn. d) Thành ngữ hoặc tục ngữ nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Ông trạng thả diều là: Có chí thì nên Câu 6 Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: Các từ in đậm trong mỗi câu bổ sung ý nghĩa cho động từ nào? a) Chủ nhật, em sẽ về thăm ông bà. b) Rặng đào đã trút hết lá. c) Mẹ em đang nấu cơm. Lời giải chi tiết: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các động từ: a) Từ “sẽ” bổ sung ý nghĩa cho động từ “về”. b) Từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trút” c) Từ “đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “nấu”. Câu 7 Chọn từ ở câu A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B. Lời giải chi tiết: HocTot.XYZ
|