A. Hoạt động cơ bản - Bài 1A: Thương người như thể thương thân

Giải bài 1A: Lời khuyên của Bác phần hoạt động cơ bản trang 3, 4, 5, 6, 7, 8 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

 a) Tranh vẽ những cảnh gì?

b) Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ nhau?

c) Những việc làm đó cho em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của mỗi người trong bức tranh và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Tranh vẽ cảnh mọi người đang đoàn kết giúp đỡ nhau: giúp cụ già, giúp bạn bị khuyết tật, giúp đỡ em nhỏ, bộ đội giúp nhân dân vượt qua thiên tai.

b) Để giúp đỡ nhau, mọi người trong tranh đã: Bạn nhỏ đỡ cụ già xuống bậc thang, một bạn học sinh cõng cậu bạn bị khuyết tật đi học, người đàn ông bế em nhỏ vượt qua lũ lụt, các chú bộ đội mang hàng cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai.

c) Những việc làm đó cho em thấy, mọi người dành cho nhau tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc, biết giúp đỡ nhau những lúc hoạn nạn, khó khăn, nguy hiểm.

Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

     1. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

      Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa.

     2. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể:

- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. 

     3. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

      Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

                                                               (Còn nữa)

(Theo Tô Hoài)

Câu 3

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám  vào quần áo.

- Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.

- Bự: to, dày quá mức.

- Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.

- Lương ăn: những thứ dùng làm thức ăn.

- Ăn hiếp: ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.

- Mai phục: nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Câu 4

Cùng luyện đọc

Câu 5

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?

2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

3) Những chi tiết nào thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn? 

4) Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích.

Phương pháp giải:

1) (Em đọc đoạn 1, tìm những từ ngữ tả chị Nhà Trò để nói tiếp: Chị Nhà Trò được miêu tả rất yếu ớt. Thân hình chị …, người …, cánh …)

2) (Đọc lời kể của chị Nhà Trò, chú ý dùng lời của em để diễn đạt lại.)

3) (Gợi ý: Em chọn 3 chi tiết đúng để trả lời:

- Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê của Nhà Trò

- Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ

- Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò

- Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện)

4) M: Chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, người bự phấn, mặc áo thân dài.

Lời giải chi tiết:

1) Chị Nhà Trò được miêu tả: bé nhỏ, gầy yếu, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.

2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa bằng cách giăng tơ ngang đường đe bắt chị, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.

3) Chi tiết thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn là: 

- Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ

- Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò

- Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện

4) Một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích là:

     Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Câu 6

Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng:

1) Câu tục ngữ sau có bao nhiêu tiếng:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(2) Chọn một tiếng, đánh vần tiếng đã chọn. Viết lại cách đánh vần đó.

M: Chọn tiếng bầubờ - âu - bâu - huyền - bầu

Quan sát kết quả đánh vần, em cho biết: tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

3) Đưa tiếng đã chọn vào sơ đồ theo mẫu. Mbầu

4) Mỗi tiếng thường do những bộ phận nào tạo thành?

5) Phân tích các bộ phận tạo thành của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu của câu tục ngữ, nêu nhận xét:

a) Có tiếng nào không có âm đầu?

b) Những tiếng nào có đủ ba bộ phận?

c) Mỗi tiếng bắt buộc phải có hai bộ phận nào?

Lời giải chi tiết:

1) Câu tục ngữ có tất cả 14 tiếng.

2) Đánh vần tiếng cùng:  cờ – ung – cung – huyền – cùng.

- Tiếng cùng được cấu tạo bởi âm đầu c, vần ung và thanh huyền.

3. Sơ đồ:

4) Mỗi tiếng thường do ba bộ phận tạo thành là âm đầu, vần và thanh.

5) Bộ phận cấu tạo của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu câu tục ngữ "Bầu ơi thương lấy bí cùng":

Tiếng

âm đầu

vần

thanh

ơi

 

ơi

ngang

thương

th

ương

ngang

lấy

l

ây

sắc

b

i

sắc

cùng

c

ung

huyền

Ghi nhớ

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close