A. Hoạt động cơ bản - Bài 1B: Thương người, người thươngGiải bài 1B: Thương người, người thương phần hoạt động cơ bản trang 8, 9, 10, 11 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a) Những người trong tranh đang làm gì? b) Đoán xem bạn nhỏ có quan hệ như thế nào với người ốm? Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của mỗi người trong bức tranh và trả lời câu hỏi. Trả lời: a) Những người trong tranh đang thăm hỏi người phụ nữ bị ốm: Hai người phụ nữ mang hoa quả đến thăm hỏi, ông bác sĩ đến thăm khám sức khỏe, cậu bé đang bưng một bát nước cho người bệnh uống. b) Em đoán rằng bạn nhỏ là con trai của người phụ nữ đang ốm nằm trên giường. Câu 2 Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Mẹ ốm Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời để mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo.
Vì con, mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con... (Trần Đăng Khoa) Câu 3 Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: - Cơi trầu: đồ dùng để đựng trầu cau, đáy nông thường bằng gỗ. - Y sĩ: người thầy thuốc có trình độ trung cấp. Câu 4 Cùng luyện đọc Câu 5 Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Bốn câu thơ sau cho em biết những điều gì? Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. (Em chọn ba ý đúng để trả lời: - Mẹ ốm, phải nằm nghỉ không làm được việc gì nữa. - Nhiều người chăm sóc mẹ. - Hằng ngày, mẹ vẫn thích ăn trầu, đọc Truyện Kiều và làm việc đồng áng. - Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm) 2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thế hiện qua những câu thơ nào? (Đọc khổ thơ thứ ba). Lời giải chi tiết: 1) Bốn câu thơ sau: Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Cho em biết: - Mẹ ốm, phải nằm nghỉ không làm được việc gì nữa. - Hằng ngày, mẹ vẫn thích ăn trầu, đọc Truyện Kiều và làm việc đồng áng. - Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm. 2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thế hiện qua những câu thơ: Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. Câu 6 Nối từng ô ở cột A với ô nêu nội dung thích hợp ở cột B. Phương pháp giải: Gợi ý: Em hãy đọc kĩ các câu thơ để tìm nội dung tương ứng. Lời giải chi tiết:
Câu 7 Học thuộc lòng 1 – 2 khổ thơ em thích. Câu 8 Nghe thầy cô kể Sự tích hồ Ba Bể. Câu 9 Tìm hiểu “Thế nào là kể chuyện?”. Dựa vào câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, thảo luận và trả lời câu hỏi: 1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật nào? 2) Cần sắp xếp các sự việc sau theo thứ tự nào cho đúng trình tự của câu chuyện? Các sự việc được sắp xếp: (Em viết vào vở thứ tự các sự việc được sắp xếp đúng theo mẫu. M: 1 – d …) 3) Câu chuyện nhằm nói lên điều gì? 4) Thế nào là kể chuyện? Lời giải chi tiết: 1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật: bà cụ ăn xin, hai mẹ con bà góa, con giao long, những người đi hội. 2) Sắp xếp các sự việc theo thứ tự đúng trình tự câu chuyện là: 3) Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng; đồng thời câu chuyện còn giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. 4) Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có đuôi gắn với một hoặc nhiều nhân vật. Mỗi câu chuyện đều phải nói lên được một điều gì đó có ý nghĩa. Ghi nhớ HocTot.XYZ
|