B. Hoạt động thực hành - Bài 12B: Khổ luyện thành tàiGiải bài 12B: Khổ luyện thành tài phần hoạt động thực hành trang 130, 131 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc các kết bài của truyện Rùa và Thỏ dưới đây và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách nào? a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi, rùa đã tới đích trước nó. b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biếng nhác. c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nêm mùi thất bại trước chú rùa có quyết tâm cao. d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân. e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hố. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào. Lời giải chi tiết: a) Kết bài không mở rộng b) Kết bài mở rộng c) Kết bài mở rộng d) Kết bài mở rộng e) Kết bài mở rộng Câu 2 Viết đoạn kết bài của truyện Một người chính trực hoặc truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng. Phương pháp giải: Gợi ý: Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện. Lời giải chi tiết: a) Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá". Thêm đoạn sau: Đủ thấy vị quan đứng đầu triều Lý này đúng là một tấm gương sáng ngời về sự chính trực, thanh liêm hết lòng vì nước vì dân tộc cho hậu thế soi chung. b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!” Thêm đoạn sau: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca cho thấy em là một chú bé trung thực, giàu tình cảm và nhất là rất nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Câu 3 Chuẩn bị kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống Phương pháp giải: Gợi ý: Dàn bài tham khảo: - Mở bài: Giới thiệu về người có tấm lòng nhân hậu - Thân bài: Kể lại câu chuyện về tấm lòng nhân hậu của người đó. - Kết bài: Suy nghĩ của em về người và câu chuyện vừa kể Lời giải chi tiết: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Cụ tổ bên ngoại của Trừng", người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ lúa gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình cấp cơm cháo, chữa trị. Dầu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa đến khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người. Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng. Một lần có người gõ cửa, mời gấp: - Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng: - Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám. Ngài nói: - Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. Quan Trung sứ tức giận nói: - Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu mạng người ta mà không cứu mạng mình chăng? Ngài đáp: - Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi đi cứu người kia. Họ quả được cứu sống. Lát sau ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày tỏ lòng thành của mình. Vương mừng nói: - Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta thật xứng với lòng ta mong mỏi. Về sau, con cháu của ngài làm quan lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai ba vị. Người đời đều khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà. HocTot.XYZ
|