Giải mục 1 trang 20, 21 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thứcEm hãy nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên rồi tính:...Tính giá trị của các biểu thức sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên rồi tính: \(\begin{array}{l}a)10 + 36:2.3;\\b)[5 + 2.(9 - {2^3})]:7\end{array}\) Phương pháp giải: Thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên đã học ở lớp 6. Lời giải chi tiết: a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc. + Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. + Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ. Lũy thừa --> nhân và chia --> cộng và trừ. b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc. Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ( ) --> [ ] --> { } Áp dụng: \(\begin{array}{l}a)10 + 36:2.3\\ = 10 + 18.3\\ = 10 + 54\\ = 64\\b)[5 + 2.(9 - {2^3})]:7\\ = [5 + 2.(9 - 8)]:7\\ = (5 + 2.1):7\\ = 7:7\\ = 1\end{array}\) Luyện tập 1 Tính giá trị của các biểu thức sau: \(\begin{array}{l}a)\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{6}} \right):\frac{5}{4} + \left( {\frac{1}{4} + \frac{3}{8}} \right):\frac{5}{2}\\b)\frac{5}{9}:\left( {\frac{1}{{11}} - \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} - \frac{2}{7}} \right)\end{array}\) Phương pháp giải: a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc. + Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. + Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ. Lũy thừa --> nhân và chia --> cộng và trừ. b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc. Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ( ) --> [ ] --> { } Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}a)\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{6}} \right):\frac{5}{4} + \left( {\frac{1}{4} + \frac{3}{8}} \right):\frac{5}{2}\\ = \left( {\frac{4}{6} + \frac{1}{6}} \right).\frac{4}{5} + \left( {\frac{2}{8} + \frac{3}{8}} \right).\frac{2}{5}\\ = \frac{5}{6}.\frac{4}{5} + \frac{5}{8}.\frac{2}{5}\\ = \frac{2}{3} + \frac{1}{4}\\ = \frac{8}{{12}} + \frac{3}{{12}}\\ = \frac{{11}}{{12}}\\b)\frac{5}{9}:\left( {\frac{1}{{11}} - \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} - \frac{2}{7}} \right)\\ = \frac{5}{9}:\left( {\frac{2}{{22}} - \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} - \frac{4}{{14}}} \right)\\ = \frac{5}{9}:\frac{{ - 3}}{{22}} + \frac{7}{4}.\frac{{ - 3}}{{14}}\\ = \frac{5}{9}.\frac{{ - 22}}{3} + \frac{{ - 3}}{8}\\ = \frac{{ - 110}}{{27}} + \frac{{ - 3}}{8}\\ = \frac{{ - 880}}{{216}} + \frac{{ - 81}}{{216}}\\ = \frac{{ - 961}}{{216}}\end{array}\)
|