Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chủ đề 8 trang 62, 63, 64 SBT Sinh 12 Cánh diều

Phát biểu nào sau đây về quần xã sinh vật là không đúng?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

8.1

Phát biêu nào sau đây về quần xã sinh vật là không đúng?

A. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, được hình thành qua một quá trình lịch sử, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh.

B. Quân xã sinh vật là tập hợp các quân thê sinh vật khác loài, cùng sông trong một không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, tạo thành một câu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với môi trường sống.

C. Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định.

D. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống với nhau, các loài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng ựt điều chinh.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định.

Đáp án C.

8.2

Phát biểu nào sau đây là không chính xác về đặc điểm đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Là một cấu trúc ổn định tương đối với các đặc trưng cơ bản về thành phần loài và sự phân bố các loài trong không gian.
B. Các loài trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và hình thành nên các bậc dinh dưỡng.
C. Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi và tỉ lệ giới tính.
D. Các loài trong quần xã có tác động qua lại với nhau và với môi trường tạo nên sự cân bằng và giúp quần xã tăng trưởng.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết đặc trưng của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi và tỉ lệ giới tính.

Đáp án C.

8.3

 

Nối nhóm loài với các đặc điểm của các thành phần loài tương ứng.

Trật tự ghép nối nào sau đây àl đúng?

A. (1) - (a), (2) - (b), (3) - (d), (4) - (c).

B. (1) - (b), (2) - (a), (3) - (d), (4) - (c).

C. (1) - (d), (2) - (b), (3) - (a), (4) - (c).

D. (1) - (b), (2) - (d), (3) - (a), (4) - (c).

Phương pháp giải:

Quan sát bảng thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

(1) - (b), (2) - (d), (3) - (a), (4) - (c).

Đáp án D.

8.4

Trong quần xã sinh vật, các loài như hổ và báo là
A. loài chủ chốt.
B. loài ưu thể.
C. loài đặc trưng.
D. loài ngâu nhiên.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Trong quần xã sinh vật, các loài như hổ và báo là loài chủ chốt.

Đáp án A.

8.5

Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật là không đúng.
A. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật được đánh giá dựa trên số lượng các loài khác nhau và tỉ lệ số cá thể mỗi loài trên tổng số cá thể trong quần xã.
B. Mức độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật phụ thuộc vào các nhân tố hữu sinh và vô sinh.
C. Một quần xã ổn định thường có ốs lượng loài nhiều và độ phong phú tương đối của mỗi loài cao.
D. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật thường thay đổi theo xu hướng tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, từ chân núi lên đinh núi, từ bờ đến khơi xa, từ tầng nước mặt đến tầng đáy sâu.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về độ đa dạng và phong phú của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật thường thay đổi theo xu hướng tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, từ chân núi lên đỉnh núi, từ bờ đến khơi xa, từ tầng nước mặt đến tầng đáy sâu.

Đáp án D.

8.6

Phát biểu nào sau đây về đặc trưng cấu trúc không gian của quần xã là không đúng.

A. Do sự phân bố không đồng đều của các nhân tố sinh thái nên sự phân bố của các loài trong không gian cũng khác nhau.

B. Sự phân bố thường có xu hướng làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài sinh vật và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn sống trong môi trường.

C. Các loài sinh vật phân bố theo cấu trúc không gian tương ứng với điều kiện sinh thái và nơi có nguồn sống phù hợp.

D. Có hai kiểu phân bố của các loài trong không gian: theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về cấu trúc không gian của quần xã.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai: 

Sự phân bố thường có xu hướng làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài sinh vật và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn sống trong môi trường. 

Đáp án B.

8.7

Trong tổ hợp các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm nào được phân chia đúng theo cấu trúc chức năng dinh dưỡng trong quần xã?

A. Sinh vật tự dưỡng, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thịt và sinh vật phân giải.

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

D. Sinh vật ăn cỏ, sinh vật ăn thịt và sinh vật phân giải.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân chia nhóm sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Đáp án C.

8.8

Sinh vật sản xuất là những sinh vật nào?

(1) Quang tự dưỡng.

(2) Quang dị dưỡng.

(3) Hóa tự dưỡng.

(4) Hoá dị dưỡng.

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (3), (4).

D. (2), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào sinh vật sản xuất.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

(1) Quang tự dưỡng.

(3) Hóa tự dưỡng.

8.9

Sinh vật phân giải gồm các nhóm sinh vật nào?

(1) Nấm.

(2) Vi khuẩn.

(3) Vi sinh vật cổ.

(4) Vi tảo.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân loại các sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật phân giải gồm các nhóm sinh vật:

(1) Nấm.

(2) Vi khuẩn.

(3) Vi sinh vật cổ. 

Đáp án A.

8.10

Trong số các sinh vật sau, sinh vật nào là sinh vật sản xuất?

A. Hươu.

B. Mèo.

C. Tảo.

D. Nấm.

Phương pháp giải:

Sinh vật sản xuất: đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.

Lời giải chi tiết:

Tảo là sinh vật sản xuất.

Đáp án C.

8.11

Trong các quan hệ sinh thái sau, quan hệ nào chỉ một bên có lợi còn một bên bất lợi?

A. Quan hệ cộng sinh.

B. Quan hệ hợp tác.

C. Quan hệ hội sinh.

D. Quan hệ kí sinh

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ kí sinh một bên có lợi, một bên bất lợi.

Đáp án D.

8.12

Mối quan hệ nào thường làm cho các loài tham gia đều bị ảnh hưởng bất lợi?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Quan hệ kí sinh.
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Phương pháp giải:

Vận dụng mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ cạnh tranh làm cho các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi.

Đáp án A.

8.13

Trong quần xã sinh vật có các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, mèo rừng, vi khuẩn gây bệnh trên mèo rừng. Có những mối quan hệ sinh thái nào giữa các loài trên?

(1) Quan hệ cạnh tranh.

(2) Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

(3) Quan hệ kí sinh.

(4) Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

A. (1), (2).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3).

D. (1), (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Có những mối quan hệ sinh thái sau:

(1) Quan hệ cạnh tranh.

(2) Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. 

(3) Quan hệ kí sinh.

Đáp án B.

8.14

Mối quan hệ nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hình thành ổ sinh thái?

A. Quan hệ cạnh tranh.

B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Quan hệ kí sinh.

D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hình thành ổ sinh thái.

Đáp án A.

8.15

Trong ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá như mè trăng, mẻ hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài sinh vật nối như tảo và động vật phù du.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
C. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
D. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh trạnh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống.

Phương pháp giải:

Trong ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá như mè trăng, mẻ hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép. 

Lời giải chi tiết:

Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh trạnh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống.

Đáp án D.

8.16

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ổ sinh thái của một loài là không gian sống mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
B. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
C. Các loài động vật khác nhau cùng sinh sống trong một sinh cảnh thường có ổ sinh thái về nhiệt độ giống nhau hoàn toàn.
D. Các loài chim khác nhau cùng sinh sống trên một loài cây thường có ổ sinh thái dinh dưỡng không giống nhau.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về ổ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng: Các loài động vật khác nhau cùng sinh sống trong một sinh cảnh thường có ổ sinh thái về nhiệt độ giống nhau hoàn toàn.

Đáp án C.

8.17

Những loài sinh vật nào sau đây được coi là loài ngoại lai khi được nuôi trồng ở Việt Nam?

(1) Bèo tây.

(2) Ốc bươu vàng.

(3) Cá chép.

(4) Rùa tai đỏ.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về loài ngoại lai và loài thiên địch.

Lời giải chi tiết:

Những loài sinh vật sau đây được coi là loài ngoại lai khi được nuôi trồng ở Việt Nam:

(1) Bèo tây.

(3) Cá chép.

(4) Rùa tai đỏ.

Đáp án B.

8.18

Những hành động nào sau đây của con người bảo vệ các quần xã sinh vật?

(1) Tăng cường nhập nội các giống cây trồng và vật nuôi quý hiềm.
(2) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
(3) Bảo vệ và phục hồi các loài động vật, thực vật quý hiểm.
(4) Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để thay thế biện pháp hóa học.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết bảo vệ quần xã.

Lời giải chi tiết:

Những hành động của con người bảo vệ các quần xã sinh vật:

(2) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
(3) Bảo vệ và phục hồi các loài động vật, thực vật quý hiểm.
(4) Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để thay thế biện pháp hóa học.

Đáp án C.

8.19

Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối (1) gồm (2) sinh vật và nhân tố (3) có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. Các vị trí (1), (2), (3) tương ứng là:
A. (1) phức tạp, (2) quần thể, (3) vô sinh.
B. (1) phức tạp, (2) quần xã, (3) vô sinh
C. (1) ổn định, (2) quần thể, (3) vô sinh.
D. (1) ổn định, (2) quần xã, (3) vô sinh.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Các vị trí (1), (2), (3) tương ứng là: (1) ổn định, (2) quần xã, (3) vô sinh.

Đáp án D.

8.20

Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở hệ sinh thái tự nhiên mà không có ở hệ sinh thái nhân tạo?

A. Được cải tạo và chăm sóc thường xuyên.

B. Cung cấp thức ăn, đồ dùng sinh hoạt, giải trí,. cho con người.

C. Được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên.

D. Gồm có hệ sinh thái trên cạn và ệh sinh thái dưới nước.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyế về hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên chỉ có ở hệ sinh thái tự nhiên mà không có ở hệ sinh thái nhân tạo.

Đáp án C.

8.21

Sinh vật nào dưới đây được ghép cặp đúng với bậc dinh dưỡng của chúng?

A. Vi khuẩn lam - sinh vật tiêu thụ bậc 1.

B. Châu chấu - sinh vật phân giải.

C. Thực vật phù du - sinh vật sản xuất.

D. Nấm - sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Phương pháp giải:

Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn). 

Lời giải chi tiết:

Thực vật phù du - sinh vật sản xuất.

Đáp án C.

8.22

Con nhím ăn cỏ trong một lần ăn tương đương với khoảng 3000 Kcal năng lượng. Trong đó, phần thức ăn không thể tiêu hóa được và đào thải qua phân tương đương khoảng 210 Kcal, 80 Kcal được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào. Hiệu suất sinh thái của nhím khoảng bao nhiêu?

A. 0,03%

B. 3%

C. 3,33%

D. 33%

Phương pháp giải:

Con nhím ăn cỏ trong một lần ăn tương đương với khoảng 3000 Kcal năng lượng. Trong đó, phần thức ăn không thể tiêu hóa được và đào thải qua phân tương đương khoảng 210 Kcal, 80 Kcal được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào. 

Lời giải chi tiết:

Hiệu suất sinh thái của nhím khoảng 3,33%.

Đáp án C.

8.23

Hình 8.1 minh họa dạng tháp sinh thái nào?
A. Tháp sinh khôi.
B. Tháp số lượng.
C. Tháp dân số.
D. Tháp năng lượng.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.1

Lời giải chi tiết:

Hình 8.1 minh họa dạng tháp năng lượng.

Đáp án D.

8.24

Thứ tự của các giai đoạn nào dưới đây phù hợp với diễn thế nguyên sinh xảy ra ở hệ sinh thái trên cạn?

(1) Thực vật thân bụi và thân gỗ.

(2) Nhiều loài cây thân gỗ, quần xã ổn định.

(3) Vi khuẩn, rêu, nguyên sinh vật.

(4) Dương xỉ và thực vật thân thảo.

A. (3) →(4) →(1) →(2).

B. (3) →(4) →(2) →(1).

C. (4) →(3) →(1) →(2).

D. (4) →(3) →(2) →(1).

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết diễn thế nguyên sinh.

Lời giải chi tiết:

A. (3) →(4) →(1) →(2).

Đáp án A.

8.25

Sự ấm lên toàn cầu không gây ra hậu quả nào dưới đây?

A. Tan băng ở các cực của Trái Đất.

B. Thời tiết khắc nghiệt như: mưa bão, ũl lụt, hạn hán,....

C. Suy giảm đa dạng sinh học.

D. Tăng số lượng các loài động vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết sự ấm lên toàn cầu.

Lời giải chi tiết:

Sự ấm lên toàn cầu không gây ra tăng số lượng các loài động vật.

Đáp án D.

8.26

Sa mạc hóa là hiện tượng

A. suy thoái hệ sinh thái trên cạn, sản lượng sinh vật bị suy giảm và đất bị khô căn.

B. tăng hàm lượng dinh dưỡng ở một số khu vực khác nhau trên Trái Đất.

C. các chất dinh dưỡng bị rửa trôi đến các hệ sinh thái trên cạn khác và hệ sinh thái dưới nước.

D. tăng lượng khí nhà kính, đặc biệt là CO2 trong khí quyền, làm tăng nhiệt độ Trái Đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm sa mạc hóa.

Lời giải chi tiết:

Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái hệ sinh thái trên cạn, sản lượng sinh vật bị suy giảm và đất bị khô căn.

Đáp án A.

8.27

Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái nhân tạo?

A. Đồng lúa.

B. Ao nuôi tôm.

C. Đồng rêu.

D. Khu công nghiệp.

Phương pháp giải:

Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái có sự tác động của con người, ngoài năng lượng sử dụng giống như các hệ sinh thái tự nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng, người ta bổ sung cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng khác, đồng thời thực hiện các biện pháp cải tạo hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Đồng rêu không phải hệ sinh thái nhân tạo.

Đáp án C.

8.28

Một đầm nước tự nhiên rất rộng và nông nuôi thủy sản có các sinh vật: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1), động vật phù du (bậc 2), tôm và cá nhỏ (bậc 3). Do một số nguyên nhân trước đó, các chât ô nhiêm ở đáy đâm tích tụ nên tạo điêu kiện cho vi khuấn lam và tảo bùng phát. Đề tránh hệ sinh thái đâm bị ô nhiêm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hóá), giải pháp nào dưới đây hạn chế ô nhiễm ở đầm nước này có hiệu quả nhất?
A. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1bằng cách thay nguồn nước của hồ.
B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1).
C. Thả thêm một số cá dữ (bậc 4) vào hồ để ăn cá nhỏ (bậc 3).
D. Khai thác hết nhóm động vật phù du (bậc 2) để tạo điều kiện cho vi khuẩn lam, tảo phát triển.

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ kiện đề bài.

Lời giải chi tiết:

Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1) hạn chế ô nhiễm ở đầm nước này có hiệu quả nhất.

Đáp án B.

8.29

Cho lưới thức ăn được đơn giản hóa ở hệ sinh thái sông Eel như hình 8.2. Các nhận định nào dưới đây về lưới thức ăn này là đúng?
(1) Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn này.
(2) Tuy theo mỗi chuỗi thức ăn, cá rutilut có thể là bậc dinh dưỡng bậc 2 hoặc bậc dinh dưỡng bậc 3.
(3) Có 2 sinh vật đóng vai trò là bậc dinh dưỡng bậc 2.
(4) Năng lượng cá hồi thu nhận được àl thấp nhất trong chuỗi thức ăn.

A. (3) và (4).
B. (2) và (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.2.

Lời giải chi tiết:

Các nhận định đúng: (3), (4).

Đáp án A.

8.30

Chu trình sinh - địa - hóa là:
A. quá trình tuần hoàn năng lượng qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường.
B. quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường.
C. quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và sinh vật.
D. quá trình tuần hoàn năng lượng qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và sinh vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm chu trình sinh địa hóa.

Lời giải chi tiết:

Chu trình sinh - địa - hóa là: quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường.

Đáp án B.

8.31

Chu trình trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường được diễn ra liên tục theo các quá trình nào?
(1) Sinh vật phân giải ẽs phân hủỷ xác của sinh vật thành chất vô cơ.
(2) Các sinh vật sản xuất chuyển hóa các chất vô cơ thành chất hữu cơ.
(3) Chất hữu cơ được luân chuyển qua các bậc sinh vật tiêu thụ.
(4) Chất hữu cơ được luân chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ.

A. (1) →(2) →(3) →(4).

B. (2) →(4) →(3) →(1).

C. (1) →(4) →(3) →(2).

D. (2) →(3) →(4) →(1).

Phương pháp giải:

Dựa vào chu trình trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường.

Lời giải chi tiết:

Chu trình trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường được diễn ra liên thực theo quá trình: (2) →(4) →(3) →(1).

Đáp án B.

8.32

Hoạt động nào sau đây không làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyền?
A. Đi xe bus.
B. Nấu ăn bằng khí gas.
C. Khúc gỗ đang cháy.
D. Trồng thêm cây xanh.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết bảo vệ môi trường.

Lời giải chi tiết:

Trồng thêm cây xanh không làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyển.

8.33

Chu trình nitrogen và các giai đoạn của chu trình được thể hiện trong hình 8.3.

Nội dung ghép phù hợp giữa cột A và B là:

A. 1b, 2e, 3c, 4a, 5d.

B. 1d, 2c, 3e, 4b, 5a.

C. 1b, 2c, 3e, 4a, 5d.

D. 1d, 2c, 3e, 4a, 5b.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.3

Lời giải chi tiết:

1d, 2c, 3e, 4a, 5b.

Đáp án D.

8.34

Động vật và con người lấy nguồn nitrogen cần thiết cho cơ thể từ nguồn nào?

A. Không khí.

B. Thức ăn.

C. Nước uống.

D. Mặt Trời.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn cung cấp nitrogen.

Lời giải chi tiết:

Động vật và con người lấy nguồn nitrogen cần thiết cho cơ thể từ nguồn thức ăn.

Đáp án B.

8.35

Vai trò của Mặt Trời trong chu trình nước là
A. cung cấp nhiệt cho động vật sưởi ấm.
B. cung cấp năng lượng cho quá trình thoát hơi nước.
C. cung cấp năng lượng cho các dòng chảy trong đất liền đổ ra đại dương.
D. cung cấp nhiệt cho thực vật quang hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của Mặt Trời.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của Mặt Trời trong chu trình nước là cung cấp năng lượng cho quá trình thoát hơi nước.

Đáp án B.

8.36

Nội dung nào dưới đây phù hợp giữa khu sinh học và điều kiện khí hậu khu vực đó?
A. Rừng mưa nhiệt đới - Lượng mưa thấp và biến động mạnh, nhiệt độ thấp hoặc cao.
B. Đồng cỏ nhiệt đới - Lượng mưa biến đổi theo mùa, nhiệt độ tương đối cao.
C. Đồng rêu - Lượng mưa lớn vào mùa thu đông, nhiệt độ mùa đông khoảng 0 °C, nhiệt độ mùa hè cao hơn.
D. Sa mạc - Lượng mưa thấp, nhiệt độ thấp (ấm) vào mùa đông.

Phương pháp giải:

Dựa vào các khu sinh học.

Lời giải chi tiết:

Đồng cỏ nhiệt đới - Lượng mưa biến đổi theo mùa, nhiệt độ tương đối cao.

Đáp án B.

8.37

Đặc điểm nào sau đây là của hầu hết các khu sinh học trên cạn?

A. Các tháng mùa đông lạnh.

B. Sự phân bố của sinh vật phụ thuộc vào kiểu đá và đất.

C. Các khu hệ sinh vật có ranh giới phân biệt nhau rõ ràng.

D. Thảm thực vật phân thành nhiều tầng.

Phương pháp giải:

Dựa vào các khu sinh học.

Lời giải chi tiết:

Thảm thực vật phân thành nhiều tầng là của hầu hết các khu sinh học trên cạn.

Đáp án D.

8.38

Theo nhiệt độ từ thấp đến cao, sự phân bố các khu hệ sinh học trên cạn là:
A. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng lá rộng ôn đới Rừng lá kim phương bắc → Đồng rêu.
B. Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng lá rộng ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.
C. Đồng rêu → Rừng lá rộng ôn đới → Rừng lá kim phương bắc → Rừng mưa nhiệt đới.
D. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng lá kim phương bắc → Rừng lá rộng ôn đới → Đồng rêu.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết khu sinh học trên cạn.

Lời giải chi tiết:

Theo nhiệt độ từ thấp đến cao, sự phân bố các khu hệ sinh học trên cạn là: Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng lá rộng ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.

Đáp án B.

8.39

Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới có những đặc điểm khí hậu và thành phần sinh vật chính nào sau đây?

(1) Lượng mưa cao và biến động mạnh.

(2) Nhiệt độ ổn định.

(3) Thảm thực vật đa dạng, nhiều tầng tán.

(4) Có nhiều loài chim di cư, nhiều loài thú lớn như nai sừng tấm,.

A. (1), (3).

B. (2), (3).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần sinh vật của rừng mưa nhiệt đới.

Lời giải chi tiết:

Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới có những đặc điểm khí hậu và thành phần sinh vật chính sau:

(2) Nhiệt độ ổn định.

(3) Thảm thực vật đa dạng, nhiều tầng tán.

Đáp án B.

8.40

Những phát biêu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Cá sấu là nhóm sinh vật chủ chốt của đầm lầy.
b) Sinh vật tiêu thụ là nhóm các sinh vật chỉ ăn sinh vật sản xuất.
c) Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm những sinh vật có khả năng chuyên hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoa học tích luỹ trong các chất hữu cơ.
d) Trồng xen canh các loài cây là biện pháp canh tác áp dụng kiến thức về ổ sinh thái.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng. Mặc dù số lượng cá sấu không nhiều nhưng hoạt động của cá sấu chi phối các loài khác trong quần xã thông qua việc kiểm soát chuỗi thức ăn.
b) Sai. Sinh vật tiêu thụ bao gồm nhóm các sinh vật ăn sinh vật sản xuất, ăn thịt hoặc ăn tạp.
c) Sai. Nhóm sinh vật sản xuất còn có sinh vật hóa tự dưỡng có khả năng chuyển hoá năng lượng hóa học từ môi trường thành năng lượng hóa học tích luỹ trong các chất hữu cơ.
d) Đúng. Trồng xen các loài cây có ổ sinh thái khác nhau giúp tận dụng nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

8.41

Mối quan hệ sinh thái nào thường được con người áp dụng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cây trồng? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Các mối quan hệ sinh thái thường được áp dụng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại:
- Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. Ví dụ: chim ăn sâu, bọ rùa ăn rệp.
- Quan hệ kí sinh. Ví dụ nấm mốc (Metarhizium) kí sinh côn trùng, vi khuẩn (Bacillus thuringiensis) kí sinh gây độc cho côn trùng.

8.42

Cho các thành phần sau của một hệ sinh thái: nâm, cây chuôi, cây cỏ, độ âm, cao cảo, răn, gà, nước, lá khô rụng, giun, nhiệt độ, vi khuân, anh sáng, cây nhãn, oxygen, con người, carbon dioxide. Sắp xếp các thành phần trên vào bảng 8.1 gợi ý thành phần cấu trúc hệ sinh thái sau:

Phương pháp giải:

Quan sát Bảng 8.1 và sắp xếp cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

8.43

Cho sơ đồ tổng quát về động học của các chất và năng lượng trong hệ sinh thái như hình 8.4.
a) Hãy xác định mũi tên chú thích 1 và 2 tương ứng với dòng năng lượng hay dòng vật chất trong hệ sinh thái. Vị trí chú thích 3 và 4 tương ứng với sinh vật nào trong chuỗi thức ăn? Giải thích.
b) Tại sao việc truyền năng lượng trong hệ sinh thái lại được xem như dòng năng lượng mà không được gọi là chu trình năng lượng?
c) Lấy ví dụ và vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn được minh hoạ khái quát như thông tin ở hình 8.4.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 8.4

Lời giải chi tiết:

a)

- Chú thích mũi tên 1: dòng vật chất, vì vật chất bắt đầu từ các sinh vật sản xuất, chuyển đổi qua các bậc dinh dưỡng, cuối cùng thành các mảnh vụn hữu cơ. Chất dinh dưỡng sau quá trình phân giải được sinh vật sản xuất hấp thụ trở lại vào chu trình (vòng tuần hoàn).
- Chú thích mũi tên 2: dòng năng lượng, vì năng lượng đi vào hệ sinh thái là năng lượng mặt trời, chuyển thành năng lượng hóá học qua lưới thức ăn và đi ra ngoài môi trường dưới dạng nhiệt.
- Ô thông tin kí hiệu 3: sinh vật sản xuất, vì đây àl sinh vật có thể chuyển được năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học và truyền cho các bậc dinh dưỡng tiếp theo.
- Ôthông tin kí hiệu 4: sinh vật tiêu thụ bậc 1, vì sinh vật này sử dụng trực tiếp sinh vật sản xuất àlm thức ăn và àl nguồn thức ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 2.
b) Vì năng lượng trong hệ sinh thái có nguồn vào àl năng lượng ánh sáng mặt trời, nguồn ra là nhiệt. Năng lượng này không được tái sử dụng.
c) Ví dụ về chuỗi thức ăn tương ứng với thông tin khái quát trong hình là: cỏ →cào cào →chim →vi khuấn.

8.44

Một lưới thức ăn của hệ sinh thái trên cạn được minh họạ như hình 8.5, trong đó mũi tên biểu thị dòng năng lượng và các chữ cái biểu thị cho loài sinh vật đang được ẩn đi. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
a) Loài sinh vật tương ứng với chữ cái nào có nhiều khả năng nhất là sinh vật sản xuất, sinh vật phân huỷ, sinh vật ăn tạp trên lưới thức ăn này? Giải thích.
b) Biết rằng loài sinh vật tương ứng với chữ cái C có khả năng tiết ra chất độc gây độc với động vật ăn thịt. Loài sinh vật ứng với chữ cái nào sẽ có lợi nhất khi chúng "bắt chước" như sinh vật ở chữ cái C.
c) Cho các sinh vật sau: cáo, thỏ, rắn, cỏ, chim , ếch, cú mèo, chuột, châu chấu, diều hâu. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn gồm các sinh vật trên.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.5

Lời giải chi tiết:

a)

- Sinh vật sản xuất tương ứng với chữ cái A, vì sinh vật ở chữ cái A bắt đầu cho các chuỗi thức ăn.
- Sinh vật phân giải tương ứng với chữ cái E, vì tất cả các sinh vật đều bị phân giải, tương ứng với các mũi tên đều đến chữ cái E.
- Sinh vật ăn tạp tương ứng với chữ cái C, vì C vừa có thể tiêu thụ sinh vật sản xuất (tương ứng với chữ cái A), vừa có thể tiêu thụ sinh vật tiêu thụ bậc 1 là các động vật ăn cỏ (tương ứng với chữ cải B).
b) Sinh vật tương ứng với chữ cai B, vi khi sinh vật ở chữ cái B có khả năng "bắt chước" tiết ra chất độc gây độc cho động vật ăn thịt thi sinh vật ở chữ cái C và D đều bị độc, nhờ đó chúng tranh được động vật ăn thịt chúng.
c) Sơ đồ chuỗi thức ăn có thể được vẽ như hình 1.

8.45

Hoàn thành sơ đồ minh họa chu trình carbon (hình 8.6) bằng cách điền các từ/cụm từ sau đây vào các vị trí từ 1- 8 cho phù hợp.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.6

Lời giải chi tiết:

1. Đốt cháy
3. Quang hợp
5. Hô hấp động vật
7. Xác sinh vật và chất mùn
2. CO2
4. Hô hấp thực vật
6. Phân giải, lắng đọng
8. Hoá thạch và nhiên liệu hóa thạch

8.46

Theo dõi sự thay đổi nồng độ carbon dioxide (CO2) khí quyển trong 1 năm ở Barrow (Alaska), các nhà khoa học thu được số liệu thể hiện như biểu đồ hình 8.7

a) Nhận xét sự thay đổi nồng độ CO2 khí quyên trong một năm. Cho biết nguyên nhân chính của sự thay đôi nông độ này.
b) Nồng độ CO2 ngoài biền động theo chu kì như biểu đồ thì còn biến động theo chu kì khác không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.7

Lời giải chi tiết:

a)

- Nồng độ CO2 khí quyển bắt đầu tăng từ tháng 1, tăng cao trong khoảng tháng 1 đên tháng 5, giảm dần khi bắt đâu từ khoảng cuôi tháng 5 đên tháng 10.
- Nồng độ CO2 khí quyền biến động theo chu kì mùa, nguyên nhân do CO2 là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật. Quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... Mùa đông thực vật quang hợp yếu hoặc ngừng quang hợp, hô hấp mạnh, nồng độ CO2 khí quyền tăng đáng kể. Ở mùa xuân và hè, điều kiện môi trường thuận lợi, thực vật quang hợp mạnh làm giảm lượng CO2
b) Nồng độ CO2 còn biến động theo chu kì ngày - đêm. Dưới tác động của yếu tố chính là ánh sáng, quá trình quang hợp - hô hấp của thực vật cũng thay đổi theo, nên nồng độ CO2 khí quyền có sự biến động.

8.47

Ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu tới sự phân bố sinh học được thể hiện trong biểu đồ khí hậu của một số khu hệ sinh vật chủ yếu ở Bắc Mỹ (hình 8.8).

a) Yếu tố khí hậu nào chi phôi chính sự phân bố khu hệ sinh vật ở vùng này. Hãy sắp xếp các khu hệ sinh vật theo thứ tự tăng dân với từng yêu tô khí hậu tác động.

b) Phân tích sự tác động của các yếu tố khí hậu đến một số khu hệ sinh vật của Bắc Mỹ. Ngoài các yếu tố khí hậu trên, còn có yếu tố nào khác cũng chi phối sự tồn tại các khu hệ sinh vật?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 8.8

Lời giải chi tiết:

a)

- Yếu tố khí hậu chi phối chính sự phân bố khu hệ sinh vật ở vùng này là lượng mưa và nhiệt độ.
- Săp xếp khu hệ sinh vật theo sự tăng dân của lượng mưa là: sa mạc → đồng cỏ ôn đới → đồng rêu đới lạnh Bắc Cực và dãy Anpơ → rừng cây lá rộng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng nhiệt đới.
- Sắp xếp khu hệ sinh vật theo sự tăng dần của nhiệt độ là: đồng rêu đới lạnh Bắc Cực và dãy Anpơ → rừng lá kim phương Bắc → sa mạc → rừng cây ál rộng ôn đới → rừng nhiệt đới → đồng cỏ ôn đới.
b)

- Có sự kêt hợp giữa giới hạn của nhiệt độ và lượng mưa trung bình hằng năm chi phối sự phân bố khu hệ sinh vật ở Bắc Mỹ.
+ Khu vực rừng cây lá rộng ôn đới có giới hạn về lượng mưa àl khoảng 50 - 220 cm, nhiệt độ khoảng 13 - 25 °C; rừng lá kim có lượng mưa tương tự với rừng cây lá rộng ôn đới nhưng giới hạn nhiệt độ lại thấp hơn; khu vực đồng rêu đới lạnh Bắc Cực và dãy Anpơ có nhiệt độ rất thấp, nhiều vùng có nhiệt độ âm, lượng mưa trung bình hằng năm chỉ khoảng từ 10 - 100 cm.
+ Sa mạc có lượng mưa rất thấp, < 50 cm, nhiệt độ dao động khoảng 8 - 23°C. Đông cỏ ôn đới có nhiệt độ khoảng từ 8 °C đền gần 30 °C, lượng mưa thấp (< 100 cm); khu vực rừng nhiệt đới có lượng mưa cao nhất khoảng 300- 500 cm, nhiệt độ khoảng 23 - 26 °C.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close