Giải VBT ngữ văn 6 bài Bức tranh của em gái tôiGiải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Bức tranh của em gái tôi trang 25 VBT Ngữ văn 6 tập 2.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 25 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi Lời giải chi tiết: Chủ đề của tác phẩm là: - Ca ngợi tài năng và lòng nhân hậu của bé Kiều Phương. - Sự tự thức tỉnh của người anh để hoàn thiện nhân cách của mình. - Ca ngợi tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình cảm anh em. Câu 2 Câu 2 (trang 25 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau: a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính? b, Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? Lời giải chi tiết: a) Nhân vật chính trong truyện là người anh trai và Kiều Phương. Trong đó, người anh là nhân vật trung tâm, giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. b) Truyện được kể theo lời nhân vật người anh. Việc lựa chọn như vậy, sẽ cho ta thấy sự hối hận của người anh được bày tỏ một cách chân thành, tự nhiên, không giả tạo. Câu 3 Câu 3 (trang 26-27 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết: a, Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày. b, Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa? c, Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "anh trai tôi" của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Lời giải chi tiết: Diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm: a) Lúc đầu, khi em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ, người anh chỉ coi đó là trò đùa nghịch ngợm của trẻ con. b) Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái là vì người anh cảm thấy mình bất tài và ghen tị với em. Câu 4 Câu 4 (trang 27 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện "Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy"? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh? Lời giải chi tiết: - Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối và tự thức nhận về bản thân, về em gái. - Em cảm nhận thấy người anh có phần đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu đó của người anh chỉ là nhất thời và sau đó người anh đã biết lỗi, biết những sai lầm của mình để sửa sai. Câu 5 Câu 5 (trang 27-28 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu,...)? Lời giải chi tiết: - Cảm nhận về cô em gái trong truyện: Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, có tài năng hội họa, và tấm lòng bao dung và nhân hậu. - Em cảm mến ở nhân vật này chính là cô bé luôn yêu quý người anh và dành những gì tốt đẹp nhất cho người anh (thể hiện qua bức tranh). Câu 6 Câu 6 (trang 28 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi? Lời giải chi tiết: Truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi vì: - Tập trung thể hiện tài năng của Kiều Phương - Tập trung thể hiện lòng nhân hậu của Kiều Phương - Tập trung thể hiện tình cảm của Kiều Phương đối với anh trai - Tạo sự bất ngờ cho người đọc - Tạo sự bất ngờ cho nhân vật người anh trai - Làm cho câu chuyện kết thúc có hậu Câu 7 Câu 7 (trang 28 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em biết hoặc được nghe kể lại. Lời giải chi tiết: Lòng ghen ghét, đố kị không phải là của riêng nhân vật người anh trong tác phẩm mà thói xấu phổ biến của con người. Con người vì đố kị mà có thể đặt điều, nói xấu thậm chí làm hại lẫn nhau. HocTot.XYZ
|