Giải VBT ngữ văn 6 bài Mưa

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Mưa trang 70 VBT ngữ văn 6 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 70 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng nông thôn Bắc Bộ.

- Bố cục: 2 đoạn

   + Đoạn 1 (Từ đầu đến “Ngọn mùng tơi / Nhảy múa”): Cảnh lúc sắp mưa.

   + Đoạn 2 (Còn lại): Cảnh trong cơn mưa.

Câu 2

Câu 2 (trang 70-71 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).

Lời giải chi tiết:

 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do

- Nhịp trong bài thơ: nhanh, gấp, ngắt nhịp tự do, không theo quy tắc cố định.

- Các âm tiết sau đây bắt vần với nhau trong bài thơ: âm tiết cuối của các câu thơ.

- Có các cách gieo vần sau đây trong bài thơ: vần chân, vần cách, vần liền

=> Tạo nên nhịp điệu nhanh và dồn dập theo đợt như cơn mưa rào mùa hè.

Câu 3

Câu 3 (trang 71-72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

a, Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b, Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

Lời giải chi tiết:

a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài vật qua những tính từ động từ miêu tả:

Lúc sắp mưa

Trong cơn mưa

   - Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp

   - Kiến hành quân đầy đường

   - Cây mía: múa gươm

   - Cỏ gà: rung tai nghe

   - Bụi tre: gỡ tóc

   - Hàng bưởi: đu đưa bế con

   - Cây dừa: sải tay bơi

   - Ngọn mùng tơi: nhảy múa

   - Mối: bay cao, bay thấp

   - Gà con: tìm nơi ẩn nấp

   - Cóc: nhảy

   - Chó: sủa

   - Cây lá hả hê

   - Bố đi cày về

 

=> Tác dụng của việc sử dụng các động từ, tính từ đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động như con người.

b) Các trường hợp sử dụng phép nhân hóa:

- Ông trời mặc áo giáp đen

- Mía múa gươm

- Kiến hành quân đầy đường

- Cỏ gà rung tai nghe

- Bụi tre tần ngần gỡ tóc

- Cây dừa sải tay bơi

- Sấm ghé xuống sân khanh khách cười

=> Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật trở nên giống như con người. Qua đó, thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.

Câu 4

Câu 4 (trang 72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong đoạn cuối bài:

- Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên.

- Hình ảnh con người mang tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close